Thợ lặn Nam Phi liều mạng săn tìm bào ngư phục vụ thị trường TQ

Các thợ lặn Nam Phi phải trả giá bằng chính mạng sống của mình để săn tìm hải sản quý phục vụ nhu cầu ngày càng gia tăng của các thực khách Trung Quốc.

Theo Channel News Asia, một đêm thứ Bảy hồi tháng 8, Deurick van Blerk, 26 tuổi, lên thuyền ra khơi ở Cape Town, bắt đầu một chuyến đánh cá phi pháp, và anh ta đã không bao giờ trở lại.
Nhà chức trách Nam Phi điều tra những cáo buộc rằng Van Blerk có thể đã bị bắn bởi lực lượng đặc nhiệm, trong chiến dịch chống đánh bắt trộm bào ngư và tôm hùm đá.
Tho lan Nam Phi lieu mang san tim bao ngu phuc vu thi truong TQ
Bào ngư được giới trung lưu Trung Quốc săn lùng ráo riết. 
Bào ngư được coi là cao lương mỹ vị ở Hong Kong, Trung Quốc đại lục và khu vực Đông Á nói chung. Những món ăn chế biến từ bào ngư thường xuất hiện trong tiệc cưới và có giá lên tới hàng ngàn USD. Các thợ cũng săn lùng tôm hùm đá để bán.
“Deurick và tôi đánh bắt trộm từ lúc 15 tuổi”, Bruce Van Reenen, em họ của Van Blerk, nói.
"Chúng tôi thường cùng đi đánh cá, nhưng đêm đó không ra khơi cùng nhau. Tôi lặn quanh Vịnh Camps còn Deurick tới mũi Cape Point để tìm tôm hùm”, Van Reenen nói.
Các thợ lặn như Van Blerk và Van Reenen có thể kiếm được hàng trăm USD trong một đêm nếu thuận lợi. Số tiền đó vẫn chỉ bằng một phần nhỏ giá trị của bào ngư khô trên thị trường Hong Kong. Bởi giá bào ngư có thể lên tới hàng nghìn USD/kg.
Bào ngư dần cạn kiệt
George Branch, nhà sinh vật biển tại Đại học Cape Town, nói trữ lượng bào ngư đã giảm xuống còn 25% so với cách đây hàng chục năm. Số lượng tôm hùm đá cũng giảm sút nghiêm trọng, chỉ còn 2,5% so với trước đây.
“Bào ngư hầu như đều đổ về Đông Á, chủ yếu là Hong Kong”, Markus Burgener, thành viên tổ chức phi chính phủ giám sát buôn bán động thực vật hoang dã TRAFFIC, nói. Giá bán lẻ ở Hong Kong lên tới từ 10.000 USD/kg.
Tho lan Nam Phi lieu mang san tim bao ngu phuc vu thi truong TQ-Hinh-2
Chính quyền Nam Phi sẵn sàng bắn hạ những người săn trộm. 
“Trung Quốc là nơi có lượng bào ngư tiêu thụ cao nhất”, Burgener nói người Trung Quốc rất ưa thích loại hải sản này. “Vấn đề ở đây là nhu cầu tiêu thụ bào ngư ở Trung Quốc rất lớn, trong khi lượng bào ngư ở Nam Phi không thể đáp ứng đủ”.
Không có nhiều lựa chọn
Gia đình Van Blerk sống ở Hangberg, cộng đồng ven biển nghèo nằm ở rìa Vịnh Hout, cách Cape Town khoảng 20km. Đây là nơi thường xảy ra tình trạng đánh bắt trộm bào ngư và tôm hùm.
“Nhà chức trách sẵn sàng bắn chúng tôi vì hành vi này”, người nhà Van Blerk nói. “Nhưng chúng tôi biết làm gì đây? Đó là cuộc sống. Nếu không đi săn trộm thì chúng tôi không có gì đổi lấy tiền ăn”.
Đau buồn thay khi Van Blerk biến mất, bạn gái anh đang mang thai và hiện cô đã sinh hạ bé gái. Cô từng đợi anh trở về lúc bình mình và chuẩn bị sẵn cốc cà phê sáng thường ngày. Nhưng chưa một ai biết được thông tin gì về Van Blerk.
Hai thuyền viên đi cùng Van Blerk tối hôm đó nói rằng anh bị bắn trong một chiến dịch truy quét của chính quyền. Con thuyền lỗ chỗ vết đạn. Họ đã đệ đơn kiện chính quyền.
Nhà hoạt động xã hội Roscoe Jacons, 32 tuổi, nói người dân địa phương coi săn bắn trộm như một cách để thoát nghèo.
Tho lan Nam Phi lieu mang san tim bao ngu phuc vu thi truong TQ-Hinh-3
Bào ngư được tiêu thụ đặc biệt ở thị trường Hong Kong, Trung Quốc đại lục và cả Đông Á. 
“Nó không phải thứ họ muốn làm, nhưng vì bất đắc dĩ? Và họ hiểu những rủi ro, bao gồm cả ảnh hưởng đến tính mạng”, Jacobs nói. “Người dân ven biển sống nhờ vào tài nguyên trong hơn 300 năm qua và chúng tôi sẽ tiếp tục như vậy trong 300 năm tới”.
Nhu cầu ngày càng lớn từ Trung Quốc
Hoạt động đánh bắt trái phép đẩy các thợ lặn vào thế giới nguy hiểm của băng đảng xã hội đen và các tổ chức tội phạm quốc tế.
Hồi tháng 9, cảnh sát Nam Phi bắt giữ một chiếc xe tải trên đường tới Botswana. Quá trình khám xét phát hiện trên xe chở 10 kg bào ngư với tổng giá trị ước tính lên tới 400.000 USD.
Năm 2017, chính quyền Trung Quốc triệt phá ổ buôn lậu có âm mưu vận chuyển 115 triệu USD hải sản ở Quảng Châu, bao gồm cả bào ngư. Đó là bởi tầng lớp trung lưu ngày càng mở rộng ở Trung Quốc là nguồn tiêu thụ bào ngư chính.
Ở Thượng Hải, một hóa đơn nhà hàng gần đây gây xôn xao với giá 14.700 USD cho món bào ngư 8 người ăn.
“Những kẻ trung gian bán hải sản cho người Trung Quốc. Đó những người kiếm được nhiều nhất, chứ không phải những thợ lặn săn trộm”, nguồn tin nói.

Đọc nhiều nhất

Tin mới