Tháng 1 đầy khó khăn của thị trường tiền ảo

Giảm vốn hóa thị trường, nhiều đợt bão giá cũng như sập sàn Bitconnect là những khó khăn mà thị trường tiền ảo vấp phải trong tháng đầu tiên của năm 2018.

Thị trường tiền ảo thường có thời điểm đầu năm khó khăn và năm 2018 cũng không phải là ngoại lệ. Tháng đầu tiên của năm nay đã chứng kiến không ít ngày "đỏ sàn" cũng như nhiều biến động lớn của thị trường tiền thuật toán.
Tính từ ngày 1/1 tới 26/1, tổng vốn hóa thị trường tiền ảo đã giảm 65 tỷ USD, trong đó có những đợt giảm sâu tới gần 180 tỷ USD. Từ ngày 8/1 tới ngày 17/1, thị trường đã liên tục bốc hơi vốn hóa khiến các đồng tiền ảo chủ chốt mất giá nghiêm trọng.
 
Trong ngày 17/1, giá trị vốn hóa toàn thị trường xuống mức 428 tỷ USD, mức đáy của tháng. Đây là lần đầu tiên vốn hóa toàn thị trường tiền ảo trở về mức này kể từ đầu tháng 11/2017.
Lực đẩy phục hồi thị trường cũng không đủ mạnh khiến giá các đồng tiền ảo lớn vẫn chưa thể trở về mức trước bão giá.
Trong tâm bão mất giá, mỗi Bitcoin cũng giảm 25% giá trị trong 8 ngày, từ mức 16.500 USD một đơn vị xuống còn 12.500 USD.
Bitconnect sụp đổ vì mô hình đa cấp biến tướng đã ảnh hưởng không nhỏ tới thị trường tiền ảo tháng 1. Ảnh: Bitconnect.
 Bitconnect sụp đổ vì mô hình đa cấp biến tướng đã ảnh hưởng không nhỏ tới thị trường tiền ảo tháng 1. Ảnh: Bitconnect.
Tương tự, Ripple cũng mất giá thảm từ 3,34 USD một đơn vị xuống còn 1,40 USD sau 8 ngày đỏ sàn liên tục. Vốn hóa của đồng tiền ảo này mất 74 tỷ USD dẫn tới giá mỗi đơn vị giảm 59% giá trị.
Nguyên nhân chính cho 8 ngày "đỏ sàn" của thị trường tiền ảo giữa tháng 1 được cho là những quy định ngày càng siết chặt với giao dịch tiền ảo tại Hàn Quốc, một trong những thị trường tiền thuật toán nhộn nhịp nhất thế giới.
Bên cạnh đó, vụ việc sàn Bitconnect, một sàn tiền ảo dính nhiều cáo buộc là đa cấp biến tướng, đã gây ảnh hưởng không nhỏ tới cộng đồng đầu tư tiền ảo hình theo hình thức lending, trong đó có các nhà đầu tư Việt. Nhiều người Việt "chơi Bitconnect" đã mất hàng trăm triệu, thậm chí hàng tỷ đồng vì sàn này sập.
Tuy nhiên, khó khăn của thị trường trong tháng 1 không làm bất ngờ giới phân tích vì đã 3 năm trở lại đây. Thị trường tiền ảo đều khởi động năm mới một cách đầy khó khăn, thậm chí là mất lượng lớn vốn hóa.
 
So sánh giá thời điểm ngày 26/1 với giá ngày 1/1, giá mỗi Bitcoin giảm từ mức 13.800 USD một đơn vị xuống còn 11.200 USD một đơn vị, giảm 19%. Ripple cũng giảm giá mỗi đơn vị từ 2,27 USD xuống còn 1,21 USD, giảm 47%.
Giá mỗi đơn vị Ethereum tăng từ 750 USD lên 1.060 USD, một trong những đồng tiền ảo hiếm hoi tăng giá tốt.
Một lãnh đạo sàn Bitpay nhận định đợt bão giá vừa qua là do phản ứng thái quá của giới đầu tư, trước những tin đồn tiêu cực.

Nhà sản xuất Android nào hỗ trợ cập nhật phần mềm tốt nhất?

Các hãng Android luôn bị phàn nàn về vấn đề cập nhật phần mềm. Vậy trên phiên bản Oreo, nhà sản xuất nào đã thực hiện tốt việc cập nhật cho các thiết bị của mình?

1. Sony (63 ngày) - Sony không nổi bật về doanh số trong vài năm gần đây nhưng hãng cho thấy nỗ lực trong việc cập nhật các sản phẩm của mình. Sony đã cập nhật 6 thiết bị mới nhất của họ lên Android 8.0 vào giữa tháng 3. Đồng thời, hãng cũng chỉ mất 10 ngày để xác nhận thiết bị nào sẽ nhận được phiên bản Android mới.
 1. Sony (63 ngày) - Sony không nổi bật về doanh số trong vài năm gần đây nhưng hãng cho thấy nỗ lực trong việc cập nhật các sản phẩm của mình. Sony đã cập nhật 6 thiết bị mới nhất của họ lên Android 8.0 vào giữa tháng 3. Đồng thời, hãng cũng chỉ mất 10 ngày để xác nhận thiết bị nào sẽ nhận được phiên bản Android mới.
2. HMD Global (95 ngày) - HMD Global tung ra phiên bản Oreo cho Nokia 8 vào tháng 11 năm ngoái, sau đó tới các thiết bị Nokia 5, Nokia 6 và Nokia 7. Với danh mục sản phẩm không quá nhiều nên việc hỗ trợ cập nhật phần mềm của hãng cũng dễ dàng hơn. Có thể thấy, HDM đang rất nỗ lực để cạnh tranh với các thương hiệu khác từ phần cứng đến phần mềm.
2. HMD Global (95 ngày) - HMD Global tung ra phiên bản Oreo cho Nokia 8 vào tháng 11 năm ngoái, sau đó tới các thiết bị Nokia 5, Nokia 6 và Nokia 7. Với danh mục sản phẩm không quá nhiều nên việc hỗ trợ cập nhật phần mềm của hãng cũng dễ dàng hơn. Có thể thấy, HDM đang rất nỗ lực để cạnh tranh với các thương hiệu khác từ phần cứng đến phần mềm.
3. OnePlus (90 ngày) - OnePlus tung ra Android 8.0 cho OnePlus 3 và 3T trong tháng 11 và Android 8.1 cho OnePlus 5, OnePlus 5T vào cuối tháng 3. Giống như HMD Global, OnePlus có một danh mục điện thoại hẹp hơn các hãng khác cùng giao diện tương đối giống với Android thuần nên việc tùy biến không tốn nhiều thời gian.
 3. OnePlus (90 ngày) - OnePlus tung ra Android 8.0 cho OnePlus 3 và 3T trong tháng 11 và Android 8.1 cho OnePlus 5, OnePlus 5T vào cuối tháng 3. Giống như HMD Global, OnePlus có một danh mục điện thoại hẹp hơn các hãng khác cùng giao diện tương đối giống với Android thuần nên việc tùy biến không tốn nhiều thời gian.
4. HTC (98 ngày) - Trong 2 năm qua, HTC rơi vào tình trạng kinh doanh khó khăn nhưng hãng vẫn cố gắng cập nhật cho các thiết bị của mình. Từ HTC 10, HTC U Ultra, HTC U11 và U11 Life đều đã được hãng cập nhật lên bản Android 8.1 mới nhất.
 4. HTC (98 ngày) - Trong 2 năm qua, HTC rơi vào tình trạng kinh doanh khó khăn nhưng hãng vẫn cố gắng cập nhật cho các thiết bị của mình. Từ HTC 10, HTC U Ultra, HTC U11 và U11 Life đều đã được hãng cập nhật lên bản Android 8.1 mới nhất.
5. Asus (130 ngày) - Các thiết bị như Asus Zenfone 3, Zenfone 4, Zenfone 4 Pro, Zenfone 3 Zoom và Deluxe đều đã được hãng nâng cấp lên bản Android Oreo. Tuy nhiên việc cập nhật này diễn ra không liên tục, thời gian cách biệt khá xa. Đặc biệt với những biến thể như Zoom và Deluxe sẽ nhận được bản cập nhật chậm hơn các thiết bị khác.
 5. Asus (130 ngày) - Các thiết bị như Asus Zenfone 3, Zenfone 4, Zenfone 4 Pro, Zenfone 3 Zoom và Deluxe đều đã được hãng nâng cấp lên bản Android Oreo. Tuy nhiên việc cập nhật này diễn ra không liên tục, thời gian cách biệt khá xa. Đặc biệt với những biến thể như Zoom và Deluxe sẽ nhận được bản cập nhật chậm hơn các thiết bị khác.
6. Xiaomi (131 ngày) - Xiaomi thường tập trung phát triển nền tảng MIUI của riêng họ và ít khi nâng cấp lên các phiên bản Android mới. Tuy nhiên, hãng cũng đã kịp thời cập nhật cho một danh sách tương đối nhiều các sản phẩm như Mi A1, Mi 6, Redmi Note 5, Redmi Note 5 Pro. Trong vài năm gần đây, Xiaomi đã bắt đầu quan tâm đến việc cập nhật hệ điều hành hơn trước.
 6. Xiaomi (131 ngày) - Xiaomi thường tập trung phát triển nền tảng MIUI của riêng họ và ít khi nâng cấp lên các phiên bản Android mới. Tuy nhiên, hãng cũng đã kịp thời cập nhật cho một danh sách tương đối nhiều các sản phẩm như Mi A1, Mi 6, Redmi Note 5, Redmi Note 5 Pro. Trong vài năm gần đây, Xiaomi đã bắt đầu quan tâm đến việc cập nhật hệ điều hành hơn trước.
7. Huawei/Honor (163 ngày) - Huawei đã cập nhật cho các thiết bị Mate 9, P10, P10 Plus, Honor 9 và Honor 8 Pro. Giống đối thủ Xiaomi, Huawei cũng cập nhật nhiều thiết bị cùng lúc với phiên bản hệ điều hành EMUI dựa trên Android.
 7. Huawei/Honor (163 ngày) - Huawei đã cập nhật cho các thiết bị Mate 9, P10, P10 Plus, Honor 9 và Honor 8 Pro. Giống đối thủ Xiaomi, Huawei cũng cập nhật nhiều thiết bị cùng lúc với phiên bản hệ điều hành EMUI dựa trên Android.
8. Lenovo/Motorola (123 ngày) - Lenovo cập nhật Moto Z2 Force lên Android 8.0 vào tháng 12 và Moto X4 lên Android 8.1 Oreo vào tháng 3. Các thiết bị khác hiện vẫn chưa nhận được bất kỳ thông tin nào. Giống HTC, Lenovo đang rơi vào tình trạng khó khăn trong kinh doanh. Đồng thời, hãng lại có một danh mục sản phẩm tương đối rộng nên việc cập nhật diễn ra khá chậm.
8. Lenovo/Motorola (123 ngày) - Lenovo cập nhật Moto Z2 Force lên Android 8.0 vào tháng 12 và Moto X4 lên Android 8.1 Oreo vào tháng 3. Các thiết bị khác hiện vẫn chưa nhận được bất kỳ thông tin nào. Giống HTC, Lenovo đang rơi vào tình trạng khó khăn trong kinh doanh. Đồng thời, hãng lại có một danh mục sản phẩm tương đối rộng nên việc cập nhật diễn ra khá chậm. 

Chuyện chưa kể về sát thủ giết bà ve chai chôn xác

Một ngày, tên phạm nhân đang bị giam giữ bất ngờ tiết lộ đã giết bà Hương và chôn xác sau vườn.

Bà mua ve chai mất tích bí ẩn

Đọc nhiều nhất

Tin mới