"Tấn công" bác sĩ nhìn từ tâm lý người Việt

(Kiến Thức) - Thời gian gần đây, liên tục xảy ra các vụ việc bao vây bệnh viện sau khi người nhà tử vong. Theo các chuyên gia việc làm này là vi phạm pháp luật.

"Tấn công" bác sĩ nhìn từ tâm lý người Việt
Luật pháp: Vi phạm trầm trọng 
Vẫn biết, việc người nhà đột ngột qua đời là “cú sốc” rất lớn đối với những người ở lại, nhưng nếu xét trên mọi khía cạnh và phương diện xã hội thì việc làm đó là vi phạm pháp luật.
Luật sư Trần Viết Hưng, Phó giám đốc công ty Luật Trường Sa, cho biết: “Qua các phương tiên thông tin đại chúng, tôi cũng biết được, gần đây có nhiều bệnh viện tuyến huyện, tỉnh thậm chí là Trung ương đã xảy ra tình trạng bệnh nhân bị tử vong trong quá trình khám chữa bệnh. Về nguyên nhân dẫn đến tử vong và xử lý trách nhiệm ở các bên liên quan đến sự việc là do cơ quan chức năng thụ lý. Việc người dân bức xúc kéo đến bệnh viện, đánh bác sĩ, đập phá máy móc … là vi phạm pháp luật”.
Luật sư Trần Viết Hưng: "Việc vây bệnh viện, đánh bác sĩ, đập máy móc có thể sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự".
 Luật sư Trần Viết Hưng: "Việc vây bệnh viện, đánh bác sĩ, đập máy móc có thể sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự".
Theo luật sư Hưng, đối với trường hợp bao vây bệnh viện thì người nhà bệnh nhân sẽ phải đối mặt với tội danh gây rối trật tự công cộng, có thể thêm cả tội danh có tổ chức.
Đối với trường hợp đập phá máy móc tại bệnh viện công thì sẽ phải đối mặt với tội danh phá hoại tài sản nhà nước.
Còn trường hợp uy hiếp, đánh đập bác sĩ thì sẽ phải đối mặt với tội danh cố ý gây thương tích.
Luật sư Trần Viết Hưng cho biết, với những tội danh trên, cơ quan chức năng sẽ tùy vào mức độ nghiêm trọng của sự việc để ra kết luận cuối cùng, có thể chỉ dừng lại ở mức phạt hành chính. Tuy nhiên, nhiều trường hợp có thể sẽ bị phạt hình sự và truy cứu trách nhiệm hình sự.
Trước những hành vi quá khích của người nhà bệnh nhân trong nhiều trường hợp thời gian gần đây tại các bệnh viện, luật sư Hưng khuyến cáo: “Trước hết người dân phải hết sức bình tĩnh, nếu gặp tiêu cực trong bệnh viện phải gọi ngay cho đường dây nóng và liên hệ với lãnh đạo bệnh viện. Hoặc có thể viết đơn gửi các cơ quan chức năng có thẩm quyền, chứ không nên manh động và có những hành động dại dột gây ảnh hưởng đến bản thân và những người xung quanh”.
Tâm lý: Phản ứng dây chuyền
Theo các chuyên gia tâm lý, việc người dân bao vậy bệnh viện, đập phá máy móc và đánh đập bác sĩ là việc làm hết sức nguy hiểm. Nó không chỉ ảnh hưởng trực tiếp đến các bệnh nhân đang điều trị tại bệnh viện mà còn ảnh hưởng rất lớn đến các bác sĩ, cán bộ công nhân viên bệnh viện, từ đó sẽ gây tâm lý hoang mang và làm giảm chất lượng khám chữa bệnh.
Bởi đối với người bác sĩ, khi điều trị cho bệnh nhân, đặc biệt là những bác sĩ phẫu thuật thì luôn luôn căng thẳng đầu óc. Thêm vào đó lại có người nhà bệnh nhân la ó, bao vây bệnh viện sẽ khiến các bác sĩ không thể tập trung vào công việc chuyên môn.
Sự vụ xảy ra, những bệnh nhân đang điều trị tại bệnh viện (hoặc khoa, phòng nơi xảy ra sự việc), sẽ hoang mang, thậm chí có những trường hợp đòi chuyển viện ngay.
Theo quan điểm của chuyên gia tâm lý Nguyễn An Chất - Giám đốc Công ty tư vấn tâm lý An Việt Sơn thì tâm lý người Việt Nam nói riêng và của con người nói chung, khi xảy ra những sự việc như mất người thân thì họ khó có thể giữ được bình tĩnh và họ phải làm vậy để đòi lại công lý, và muốn biết rõ nguyên nhân vì sao.
Nếu xét một cách tổng thể thì tính cách người Việt Nam là hiền lành, sống tình cảm, có trước có sau, chỉ khi nào sự việc xảy ra quá mức chịu đựng thì họ mới đứng lên phản kháng. Tuy nhiên, về tâm lý, những phản ứng tiêu cực này xuất hiện có thể do một nguyên nhân khác.
"Cũng có thể cho rằng, hàng loạt các vụ bao vậy bệnh viện gây đây là một phản ứng mang tính chất dây truyền", ông Chất cho hay. Vì "khi một trường hợp bao vây bệnh viện, sau đó sự việc được giải quyết nhanh hơn và thấy đáp ứng được cái họ cần, họ muốn và những người làm sai phải chịu trách nhiệm... thì những trường hợp sau khi gặp phải trường hợp tương tự họ sẽ làm theo", bởi vậy mới có hoàng loạt những vụ bao vậy bệnh viện như hiện nay.
"Điểm mấu chốt là lãnh đạo bệnh viện, người có trách nhiệm giải quyết phải đặt mình vào hoàn cảnh của những người đang mất người thân từ đó hiểu được tâm tý của họ và giải quyết theo hướng tình cảm trước, cùng với đó là làm rõ sai phạm về những người liên quan, chứ không phải là vài ba đồng tiền bồi thường", nhà tâm lý Nguyễn An Chất phân tích.
Vụ việc vây bệnh viện, đánh bác sĩ, đập phá máy móc nghiêm trọng gần đây nhất xảy ra hổi tháng 8, tại Hà Tĩnh. Theo đó, trưa ngày 12/8, bệnh nhân Hồng, 75 tuổi, bị ngừng tuần hoàn sau khi được các y bác sĩ tiêm thuốc kháng sinh. Chẩn đoán bệnh nhân bị sốc phản vệ, nhân viên y tế đưa bệnh nhân lên Khoa Hồi sức tích cực để cấp cứu nhưng ông Hồng tử vong tại đây.
Nhận được tin người nhà tử vong bất thường, người thân bệnh nhân Hồng bao vây các y, bác sĩ tại đây rồi lao vào hành hung, đập phá máy móc và kính cửa phòng điều trị tích cực.
Hậu quả vụ ẩu đả trên đã khiến bác sĩ Mai Văn Lục, Trưởng Khoa Hồi cức tích cực, bị rách ở vùng mắt phải khâu 2 mũi; 3 y, bác sĩ khác bị thương. Nhận tin báo của Bệnh viện Đa khoa Hà Tĩnh, Công an TP Hà Tĩnh điều hàng chục cán bộ, chiến sỹ xuống hiện trường làm rõ vụ việc.
Và mới đây nhất, ông Nguyễn Tiến Nam - Trưởng Công an TP. Hà Tĩnh cho biết, cơ quan Cảnh sát điều tra Công an TP. Hà Tĩnh (Hà Tĩnh) vừa ra quyết định khởi tố vụ án "đập phá bệnh viện, đánh bác sĩ" để tiếp tục điều tra về nguyên nhân gây ra cái chết đối với bệnh nhân Nguyễn Xuân Hồng liên quan đến BS. Đào Xuân Lý - Phó Trưởng khoa Chấn thương và điều dưỡng Phan Văn Hà. Cơ quan CSĐT cũng tiếp tục điều tra về hành vi hủy hoại tài sản đối với người thân của nạn nhân Nguyễn Xuân Hồng (75 tuổi, trú xã Cẩm Thăng, H. Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh) theo Điều 143 Bộ luật Hình sự.

10 bước để quý ông thành “nhà vô địch ẩm thực"

(Kiến Thức) - Dưới đây là những chia sẻ bí quyết thành công của đầu bếp, nhà kinh doanh thực phẩm Simon Majumdar tại Anh cho những ai muốn trở thành “nhà vô địch ẩm thực”.

10 bước để quý ông thành “nhà vô địch ẩm thực"
Món nướng là một trong những món ăn đơn giản và dễ làm mà các quý ông có thể thử kinh nghiệm nấu ăn của mình trong bếp. Tất nhiên, nó sẽ đòi hỏi kỹ thuật và sự cầu kỳ nhiều hơn là chỉ một vài lát dao với bánh mỳ kẹp thịt hoặc dùng qua bữa bằng xúc xích chiên. Hãy thử giết thịt một con gà, ướp gia vị và cho nó vào lò nướng, hay làm sạch một con tôm hùm, phủ bơ và gia vị và cho vào lò nướng cho đến khi đổi màu vàng rụm hoặc đỏ đậm.
Món nướng là một trong những món ăn đơn giản và dễ làm mà các quý ông có thể thử kinh nghiệm nấu ăn của mình trong bếp. Tất nhiên, nó sẽ đòi hỏi kỹ thuật và sự cầu kỳ nhiều hơn là chỉ một vài lát dao với bánh mỳ kẹp thịt hoặc dùng qua bữa bằng xúc xích chiên. Hãy thử giết thịt một con gà, ướp gia vị và cho nó vào lò nướng, hay làm sạch một con tôm hùm, phủ bơ và gia vị và cho vào lò nướng cho đến khi đổi màu vàng rụm hoặc đỏ đậm.
Trứng opla, được cho là một trong những món ăn đơn giản nhất mà các quý ông có thể thực hiện. Tuy nhiên, quý ông cũng cần lưu ý từ khâu chọn trứng cho đến kích thước chảo, gia vị và quan trọng hơn cả là cách lật trứng sao cho món ăn được đẹp mắt để ghi điểm trong mắt cà bà vợ.
Trứng opla, được cho là một trong những món ăn đơn giản nhất mà các quý ông có thể thực hiện. Tuy nhiên, quý ông cũng cần lưu ý từ khâu chọn trứng cho đến kích thước chảo, gia vị và quan trọng hơn cả là cách lật trứng sao cho món ăn được đẹp mắt để ghi điểm trong mắt cà bà vợ. 

10 kí sinh trùng gớm ghiếc trên cơ thể người

(Kiến Thức) - Kí sinh trùng thường có kích thước rất nhỏ nên rất dễ xâm nhập vào cơ thể gây ra những bệnh lạ nguy hiểm và đáng sợ. Không chỉ vậy, chúng còn sở hữu những hình thù gớm ghiếc khiến người xem phải rùng mình.

10 kí sinh trùng gớm ghiếc trên cơ thể người
Toxoplasma sẽ xâm nhập vào hệ thống thần kinh Trung ương thông qua đường ăn uống do con người ăn thịt chưa nấu chín. Gây ra các triệu chứng giống như cúm: sốt, ớn lạnh, mệt mỏi, nhức đầu.

Toxoplasma sẽ xâm nhập vào hệ thống thần kinh Trung ương thông qua đường ăn uống do con người ăn thịt chưa nấu chín. Gây ra các triệu chứng giống như cúm: sốt, ớn lạnh, mệt mỏi, nhức đầu.

Muỗi mang ký sinh trùng Bancrofti Wuchereria thông qua vết cắn. Nó sẽ theo máu vào cơ thể con người và sẽ đi vào các tuyến bạch huyết, đặc biệt là ở chân và vùng sinh dục của các tuyến bạch huyết. Triệu chứng: Sốt, ớn lạnh, nhiễm trùng da, đau bạch huyết, da dày lên, sưng tấy.

Muỗi mang ký sinh trùng  Bancrofti Wuchereria thông qua vết cắn. Nó sẽ theo máu vào cơ thể con người và sẽ đi vào các tuyến bạch huyết, đặc biệt là ở chân và vùng sinh dục của các tuyến bạch huyết. Triệu chứng: Sốt, ớn lạnh, nhiễm trùng da, đau bạch huyết, da dày lên, sưng tấy.

Giám đốc BV Việt Đức: Vì sao giá thuốc BV bị "vống"?

(Kiến Thức) - Trước kết quả thanh tra giá thuốc của Bệnh viện Việt Đức cao gấp 3 - 5 lần giá niêm yết của Bộ Y tế, Giám đốc Bệnh viện Việt Đức đã trò chuyện thẳng thắn với Kiến Thức.

Giám đốc BV Việt Đức: Vì sao giá thuốc BV bị "vống"?
Mới đây, dư luận không khỏi ngỡ ngàng trước việc làm được cho là “công khai, minh bạch” của Bệnh viện Việt Đức (Hà Nội) trong việc mở thầu đấu giá thuốc, khi cho phép các cơ quan báo chí được tham gia cuộc mở thầu này. Theo đánh giá của các cơ quan truyền thông thì đây là một “hiện tượng lạ” khi lần đầu tiên các cơ quan báo chí được tham gia và chứng kiến buổi đấu thầu giá thuốc tại một bệnh viện lớn.
Tuy nhiên, sự việc đang nhận được phản ứng tốt từ phía các chuyên gia và dư luận thì Cục Quản lý Dược- Bộ Y tế công bố kết quả kiểm tra giá thuốc tại bệnh viện này.

Đọc nhiều nhất

Những ca đậu mùa khỉ đang bị bỏ sót

Những ca đậu mùa khỉ đang bị bỏ sót

Gần đây, các nhà khoa học đã bắt đầu tìm hiểu về thời điểm và cách thức lây lan mới của bệnh đậu mùa khỉ - căn bệnh đã bùng phát vào mùa hè năm nay ở Mỹ và nhiều quốc gia khác.

Tin mới

Nam giới ăn gì bổ tinh hoàn?

Nam giới ăn gì bổ tinh hoàn?

Một chế độ dinh dưỡng lành mạnh không chỉ giúp cải thiện sức khỏe toàn diện mà còn nâng cao chức năng tinh hoàn, hỗ trợ quá trình sinh tinh và sản xuất hormone sinh dục.
Cứu sống cụ ông 103 tuổi bị đột quỵ

Cứu sống cụ ông 103 tuổi bị đột quỵ

Sau 12 giờ áp dụng đồng thời 2 phương pháp sử dụng thuốc tiêu huyết và lấy huyết khối, cụ ông 103 tuổi bị đột quỵ đã bình phục hoàn toàn, không để lại di chứng.