Giám đốc BV Việt Đức: Vì sao giá thuốc BV bị "vống"?

(Kiến Thức) - Trước kết quả thanh tra giá thuốc của Bệnh viện Việt Đức cao gấp 3 - 5 lần giá niêm yết của Bộ Y tế, Giám đốc Bệnh viện Việt Đức đã trò chuyện thẳng thắn với Kiến Thức.

Giám đốc BV Việt Đức: Vì sao giá thuốc BV bị "vống"?
Mới đây, dư luận không khỏi ngỡ ngàng trước việc làm được cho là “công khai, minh bạch” của Bệnh viện Việt Đức (Hà Nội) trong việc mở thầu đấu giá thuốc, khi cho phép các cơ quan báo chí được tham gia cuộc mở thầu này. Theo đánh giá của các cơ quan truyền thông thì đây là một “hiện tượng lạ” khi lần đầu tiên các cơ quan báo chí được tham gia và chứng kiến buổi đấu thầu giá thuốc tại một bệnh viện lớn.
Tuy nhiên, sự việc đang nhận được phản ứng tốt từ phía các chuyên gia và dư luận thì Cục Quản lý Dược- Bộ Y tế công bố kết quả kiểm tra giá thuốc tại bệnh viện này.
Trong công văn gửi Bệnh viện Việt Đức, Cục Quản lý Dược nêu rõ, qua kiểm tra xác xuất 74 loại thuốc trong tổng số 400 mặt hàng thuốc đang bán tại nhà thuốc BV Việt Đức có 25 loại thuốc, nhà thuốc bệnh viện mua với giá cao hơn giá bán buôn kê khai đang có hiệu lực.
Một số loại thuốc có giá cao gấp 3-5 lần là thuốc Spoxin (hoạt chất Sparfloxacin) do công ty Dapharco nhập khẩu, giá kê khai: 2.500 đồng, giá nhà thuốc BV mua lên tới 14.000đồng; Thuốc Azilide (hoạt chất Azithromycin 250mg) do công ty Vimedimex 2 nhập khẩu, giá kê khai: 2.789 đồng, giá nhà thuốc BV mua: 12, 500 đồng; Thuốc Zibut (hoạt chất Cefuroxime 500mg) do công ty Sohaco nhập khẩu, giá kê khai: 7,700 đồng, giá bán của nhà thuốc BV: 21.000 đồng… Qua kiểm tra còn phát hiện 1 loại thuốc chưa có giá kê khai (thuốc Trifix, hoạt chất Cefixime 200 mg, SĐK: VN-8041-09 do công ty Vinpharco nhập khẩu).
Để tìm hiểu vấn đề này, báo điện tử Kiến Thức đã có cuộc trao đổi với PGS.TS Nguyễn Tiến Quyết, GĐ BV Việt Đức, và được biết, việc nhà thuốc BV Việt Đức có 25 loại thuốc, mua với giá cao hơn giá bán buôn kê khai là có. Tuy nhiên, sự việc này diễn ra từ tháng 6/2013. Còn hiện tại tất cả các loại thuốc đang được bán tại nhà thuốc đều được niêm yết giá công khai.
PGS.TS Nguyễn Tiến Quyết, GĐ BV Việt Đức: Bác sĩ phải làm bằng chính cái tâm của mình.
PGS.TS Nguyễn Tiến Quyết, GĐ BV Việt Đức: Bác sĩ phải làm bằng chính cái tâm của mình. 
“Bệnh viện Việt Đức là bệnh viện đầu ngành về ngoại khoa, trong bệnh viện chỉ có duy nhất một nhà thuốc, nhà thuốc này giao cho Khoa Dược quản lý và nhà thuốc này chỉ phục vụ bệnh nhân đang điều trị trong viện. Còn về các loại thuốc trên là từ tháng 6, còn từ tháng 6 đến nay, nhà thuốc không còn những loại thuốc đó. Tôi cũng xin khẳng định, tất cả 25 loại thuốc đó đều là thuốc viên chứ không hề có thuốc tiêm chọc gì”, PGS.TS Nguyễn Tiến Quyết khẳng định với phóng viên.
Theo phân tích của ông Quyết, trước kia bệnh viện Việt Đức có rất nhiều nhà thuốc ở quanh bệnh viện, nhưng hiện giờ điều đó là không hề có. "Chúng tôi chỉ có duy nhất một nhà thuốc do trực tiếp bệnh viện quản lý. Chúng tôi làm vậy nhằm tạo điều kiện phục vụ tốt nhất cho bệnh nhân chứ không hề có mục đích gì khác", ông Quyết khẳng định.
Nói về vấn đề 25 loại thuốc được Bộ Y tế công bố, ông Quyết cho biết thêm, khi bộ phận Dược nhập thuốc có xem giá cả tại hồ sơ của các công ty, hãng dược và tại hồ sơ này có dấu công chứng rõ ràng của các cơ quan chức năng, nhưng không ngờ giá tại hồ sơ của các công ty, hãng dược này lại cao hơn giá được đưa trên website của Cục.
“Ngay sau khi phát hiện vấn đề này, chúng tôi lập tức cho tiến hành kiểm tra và đã trả loại toàn bộ số thuốc đó cho các công ty dược và "cạch mặt" không bao giờ hợp tác với các công ty, hãng dược đó, các bộ phận cũng đã báo cáo vấn đề này. Đồng thời, chúng tôi cũng chỉ đạo luôn, từ nay trở đi khi nhập thuốc cần phải xét xét kỹ hồ sơ đồng thời phải sao sánh và đối chiếu với giá của Bộ Y tế và trên website của Cục để không để tình trạng đó xảy ra. Một lần nữa tôi cũng xin khẳng định, từ tháng 6 đến nay nhà thuốc bệnh viện Việt Đức không còn nhưng loại thuốc đó”, ông Quyết nói.
Cũng liên quan đến vấn đề thuốc tại Bệnh viện Việt Đức, mới đây, Thứ trưởng Bộ Y tế Phạm Lê Tuấn ký công văn gửi Giám đốc bệnh viện Việt Đức để xác minh thông tin báo chí đăng tải về chất lượng thuốc trúng thầu. Trước đó, ngày 4/9, trong buổi mở thầu mua thuốc năm 2013, lãnh đạo bệnh viện Việt Đức đã có phát biểu về việc: thuốc trúng thầu giá rẻ, chất lượng kém.
Bộ Y tế cũng yêu cầu lãnh đạo Bệnh viện Việt Đức cung cấp các bằng chứng khoa học về các thuốc trúng thầu với giá rẻ, chất lượng kém, không đáp ứng điều trị như phát biểu của lãnh đạo bệnh viện được cơ quan truyền thông đăng tải (các bằng chứng khoa học phải căn cứ trên cơ sở tiêu chí, quy trình, phương pháp thực hiện và phân tích kết quả, cỡ mẫu nghiên cứu theo hướng dẫn của Cục Quản lý dược).
Báo cáo giải trình của Bệnh viện Việt Đức sẽ gửi về Bộ Y tế trước ngày 12/9.

Điều 16, Thông tư 01 của liên Bộ Y tế - Tài chính (TT01/2012/TTLT-BYT-BTC) quy định về việc xét duyệt trúng thầu, như sau:

1. Việc xét duyệt thuốc trúng thầu phải tuân thủ các quy định của Luật Đấu thầu, các văn bản hướng dẫn Luật và hướng dẫn của Bộ Y tế.

2. Đối với gói thầu thuốc theo tên generic: Mỗi nhóm thuốc theo tên generic quy định tại khoản 1 Điều 7 Thông tư này chỉ được xét trúng thầu 01 mặt hàng thuốc đạt các yêu cầu về kỹ thuật, chất lượng quy định trong Hồ sơ mời thầu và có giá đánh giá thấp nhất trong nhóm thuốc đó.

3. Đối với gói thầu thuốc theo tên biệt dược và gói thầu thuốc đông y, thuốc từ dược liệu: Mỗi thuốc chỉ được xét trúng thầu 01 mặt hàng thuốc có giá đánh giá thấp nhất trong số những mặt hàng đạt các yêu cầu về kỹ thuật, chất lượng quy định trong Hồ sơ mời thầu.

4. Ưu tiên xét chọn trúng thầu mặt hàng thuốc sản xuất trong nước có chất lượng tương đương và giá không cao hơn thuốc nhập khẩu tại thời điểm đấu thầu.

Báo cáo giải trình của BV Việt Đức sẽ gửi về Bộ Y tế trước ngày 12/9.
Điều 16, Thông tư 01 của liên Bộ Y tế - Tài chính (TT01/2012/TTLT-BYT-BTC) quy định về việc xét duyệt trúng thầu, như sau:
1. Việc xét duyệt thuốc trúng thầu phải tuân thủ các quy định của Luật Đấu thầu, các văn bản hướng dẫn Luật và hướng dẫn của Bộ Y tế.
2. Đối với gói thầu thuốc theo tên generic: Mỗi nhóm thuốc theo tên generic quy định tại khoản 1 Điều 7 Thông tư này chỉ được xét trúng thầu 01 mặt hàng thuốc đạt các yêu cầu về kỹ thuật, chất lượng quy định trong Hồ sơ mời thầu và có giá đánh giá thấp nhất trong nhóm thuốc đó.
3. Đối với gói thầu thuốc theo tên biệt dược và gói thầu thuốc đông y, thuốc từ dược liệu: Mỗi thuốc chỉ được xét trúng thầu 01 mặt hàng thuốc có giá đánh giá thấp nhất trong số những mặt hàng đạt các yêu cầu về kỹ thuật, chất lượng quy định trong Hồ sơ mời thầu.
4. Ưu tiên xét chọn trúng thầu mặt hàng thuốc sản xuất trong nước có chất lượng tương đương và giá không cao hơn thuốc nhập khẩu tại thời điểm đấu thầu.

Đấu thầu thuốc rẻ trong BV: “Tự bắn vào chân mình“

(Kiến Thức) - Ngày 3/9, tại Bệnh viện Việt Đức đã mở thầu với các gói thầu cung ứng thuốc vào bệnh viện. Đây cũng là lần đầu tiên báo chí được có mặt trong phiên đấu thầu thuốc tại một bệnh viện.

Đấu thầu thuốc rẻ trong BV: “Tự bắn vào chân mình“
Theo quy định mới về đấu thầu thuốc vào bệnh viện (Thông tư 01/2012/TTLT-BYT-BTC), mỗi nhóm thuốc chỉ được xét trúng thầu một mặt hàng đạt yêu cầu kỹ thuật, chất lượng quy định nhưng có giá thấp nhất. Tuy nhiên, tại buổi mở thầu ở Bệnh viện Việt Đức, PGS.TS Nguyễn Tiến Quyết, Giám đốc bệnh viện cho biết, thuốc trúng thầu vào bệnh viện phải là thuốc tốt chứ không thể đặt chuyện giá cả lên hàng đầu, bởi nếu thuốc rẻ mà chất lượng kém sẽ không có tác dụng điều trị.
PGS.TS Nguyễn Tiến Quyết, Giám đốc bệnh viện Việt Đức trong buổi đấu thầu thuốc
 PGS.TS Nguyễn Tiến Quyết, Giám đốc bệnh viện Việt Đức trong buổi đấu thầu thuốc

Thêm nhiều ca ghép tạng thành công ở viện Việt Đức

(Kiến Thức) - Thông tin từ Bệnh viện Việt Đức trong tháng 8 bệnh viện đã ghép tạng thành công cho 8 bệnh nhân từ nguồn tạng được hiến tặng. Trong tổng số tạng được ghép có 2 bệnh nhân được ghép gan và 6 bệnh nhân được ghép thận.

Thêm nhiều ca ghép tạng thành công ở viện Việt Đức
Đặc biệt trong ca ghép ngày 6/8 có bệnh nhân nam 60 tuổi – P.V.G được chuyển đến từ Đà Nẵng với chẩn đoán xơ gan, tăng áp lực tĩnh mạch cửa. 
Trước đó, bệnh nhân đã làm Tace (nút hoá chất động mạch). Sau khi gan người hiến được rửa sạch sẽ theo đúng quy trình, kíp ghép đưa lá gan vào sau ổ bụng bệnh nhân và tiến hành nối các tĩnh mạch, đường mật…. Lá gan khi được bảo quản có màu hơi vàng nhạt, sau khi được nối chuyển màu hồng đậm. Các chỉ số bệnh nhân sau ghép ổn định.

Sung sức với 10 loại rau quả giao mùa

(Kiến Thức) - Thời tiết giao mùa là lúc cơ thể cần bổ sung nhiều loại thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao và tăng sức đề kháng tốt...

Sung sức với 10 loại rau quả giao mùa
Táo: Có tác dụng an thần, ích trí bổ não, tăng cảm giác thèm ăn, nâng cao sức đề kháng. Ngoài ra, táo còn có thể phòng và điều trị bệnh huyết áp cao, loãng xưỡng và thiếu máu. Vì vậy, đây là thực phẩm bổ dưỡng đặc biệt tốt trong thời tiết giao mùa cho người già và trẻ nhỏ. Hơn nữa, do táo có chứa một số lượng lớn các chất chống dị ứng như cyclic adenosine monophosphate nên nó có thể ngăn chặn sự xuất hiện các triệu chứng của bệnh dị ứng.
 Táo: Có tác dụng an thần, ích trí bổ não, tăng cảm giác thèm ăn, nâng cao sức đề kháng. Ngoài ra, táo còn có thể phòng và điều trị bệnh huyết áp cao, loãng xưỡng và thiếu máu. Vì vậy, đây là thực phẩm bổ dưỡng đặc biệt tốt trong thời tiết giao mùa cho người già và trẻ nhỏ. Hơn nữa, do táo có chứa một số lượng lớn các chất chống dị ứng như cyclic adenosine monophosphate nên nó có thể ngăn chặn sự xuất hiện các triệu chứng của bệnh dị ứng.
Khoai lang: Khoai lang được đánh giá là một trong những thực phẩm tốt nhất trong thời tiết giao giao mùa. Nó có tác dụng ngăn ngừa ung thư, chống táo bón, giảm béo, thường xuyên ăn khoai lang có thể kéo dài tuổi thọ. Khi thời tiết thay đổi, từ nóng chuyển sang lạnh, nhiều người dễ bị sốt vì cảm, không ra được mồ hôi. Ăn khoai lang có thể giúp người bệnh ra mồ hôi, giảm sốt.
 Khoai lang: Khoai lang được đánh giá là một trong những thực phẩm tốt nhất trong thời tiết giao giao mùa. Nó có tác dụng ngăn ngừa ung thư, chống táo bón, giảm béo, thường xuyên ăn khoai lang có thể kéo dài tuổi thọ. Khi thời tiết thay đổi, từ nóng chuyển sang lạnh, nhiều người dễ bị sốt vì cảm, không ra được mồ hôi. Ăn khoai lang có thể giúp người bệnh ra mồ hôi, giảm sốt. 

Đọc nhiều nhất

Những ca đậu mùa khỉ đang bị bỏ sót

Những ca đậu mùa khỉ đang bị bỏ sót

Gần đây, các nhà khoa học đã bắt đầu tìm hiểu về thời điểm và cách thức lây lan mới của bệnh đậu mùa khỉ - căn bệnh đã bùng phát vào mùa hè năm nay ở Mỹ và nhiều quốc gia khác.

Tin mới

Nam giới ăn gì bổ tinh hoàn?

Nam giới ăn gì bổ tinh hoàn?

Một chế độ dinh dưỡng lành mạnh không chỉ giúp cải thiện sức khỏe toàn diện mà còn nâng cao chức năng tinh hoàn, hỗ trợ quá trình sinh tinh và sản xuất hormone sinh dục.
Cứu sống cụ ông 103 tuổi bị đột quỵ

Cứu sống cụ ông 103 tuổi bị đột quỵ

Sau 12 giờ áp dụng đồng thời 2 phương pháp sử dụng thuốc tiêu huyết và lấy huyết khối, cụ ông 103 tuổi bị đột quỵ đã bình phục hoàn toàn, không để lại di chứng.