Tài xế Mercedes đâm 2 người tử vong: Khó xử tội Giết người?

(Kiến Thức) - Luật sư Đặng Văn Cường cho rằng, nếu người lái xe không có chủ đích lao xe vào người nạn nhân thì không thể xử lý được về tội Giết người theo quy định tại điều 123 Bộ luật hình sự với lỗi cố ý gián tiếp hoặc cố ý trực tiếp.

Tài xế Mercedes đâm 2 người tử vong: Khó xử tội Giết người?
Vụ việc tài xế Mercedes đâm 2 người phụ nữ tử vong tại Hà Nội đang thu hút sự chú ý của dư luận khi tài xế bước đầu khai nhận uống bia rượu trước khi xảy ra tai nạn. Một số ý kiến luật sư cho rằng, uống rượu rồi lái xe gây chết người cần xử lỗi cố ý gián tiếp giết người? Tuy nhiên, một số ý kiến khác cho rằng, không thể xử lý được về tội giết người theo quy định tại điều 123 Bộ luật Hình sự với lỗi cố ý gián tiếp hoặc cố ý trực tiếp.
Thạc sĩ, Luật sư Đặng Văn Cường cho rằng, thời gian gần đây trên địa bàn cả nước xảy ra liên tiếp các vụ tai nạn nghiêm trọng do tài xế sử dụng rượu bia, chất kích thích, trong đó có nhiều vụ việc để lại hậu quả chết người thương tâm khiến dư luận hết sức phẫn nộ. Cơ quan có thẩm quyền cần có những giải pháp tuyên truyền vận động người dân tìm hiểu, tuân thủ pháp luật khi tham gia giao thông và phải có chế tài thật nghiêm khắc để xử lý những trường hợp vi phạm giao thông nghiêm trọng này.
Tai xe Mercedes dam 2 nguoi tu vong: Kho xu toi Giet nguoi?
 Chiếc xe gây tai nạn khiến 2 người tử vong.
Nói về vụ việc tài xế điều khiển xe Mercedes tông 2 người chết ở hầm Kim Liên (Hà Nội), Luật sư Đặng Văn Cường cho rằng, cơ quan điều tra đã xác định được danh tính của tài xế lái xe, xác định được hậu quả là làm hai người chết... Vì vậy, vụ việc có dấu hiệu tội phạm, tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ.
“Để có căn cứ khởi tố vụ án và khởi tố bị can thì cơ quan điều tra cần phải kiến hành khám nghiệm hiện trường, khám nghiệm tử thi, xác định rõ nguyên nhân của vụ tai nạn, cần lấy lời khai của đối tượng này và người làm chứng, trích xuất camera (nếu có), tìm kiếm các dấu vết lưu lại trên xe ô tô và xe máy của nạn nhân như vết máu, vết va chạm và thu thập các chứng cứ khác có liên quan để xác định hành vi của đối tượng này và hậu quả xảy ra, chứng minh được mối quan hệ nhân quả giữa hành vi và hậu quả”, Luật sư Cường cho biết.
Theo Luật sư Cường, nếu xác định được tài xế này do uống rượu bia, chất kích thích dẫn đến không làm chủ được tốc độ, có lỗi, gây tai nạn giao thông với hậu quả làm chết 2 người thì hành vi này có dấu hiệu của tội Vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ, tội danh và mức hình phạt quy định tại Điều 260 BLHS 2015 sửa đổi bổ sung 2017.
Theo đó với hậu quả chết 2 người thì khung hình phạt cao nhất cho tài xế là đến 10 năm tù. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 1 năm đến 5 năm.
Ngoài việc người lái xe có lỗi gây hậu quả chết người phải chịu trách nhiệm hình sự, chịu hình phạt thì người gây ra vụ tai nạn này còn phải bồi thường toàn bộ thiệt hại về dân sự bao gồm: Chi phí mai táng, tiền cấp dưỡng cho người mà nạn nhân có nghĩa vụ cấp dưỡng (Cấp dưỡng cho con nạn nhân đến khi trưởng thành hoặc con nạn nhân trưởng thành nhưng không có khả năng lao động phải cấp dưỡng cho bố mẹ già của nạn nhân đến khi qua đời ...) và bồi thường một khoản tổn thất về tinh thần...
“Cấp dưỡng này sẽ là rất lớn tuy nhiên vẫn không thể bù đắp được những thiệt hại mà gia đình nạn nhân phải gánh chịu. Pháp luật khuyến khích hai bên tự thỏa thuận với nhau về việc bồi thường, nếu không bồi thường thỏa đáng thì gia đình bị hại có quyền yêu cầu tòa án xem xét giải quyết trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong vụ án hình sự đó”, Luật sư Cường cho hay.
Luật sư Đặng Văn Cường cũng cho rằng, nếu người lái xe không có chủ đích lao xe vào người nạn nhân thì không thể xử lý được về tội Giết người theo quy định tại điều 123 Bộ luật hình sự với lỗi cố ý gián tiếp hoặc cố ý trực tiếp.
“Theo quy định của pháp luật thì tội giết người đòi hỏi phải có lỗi cố ý, có thể là cố ý trực tiếp hoặc lỗi cố ý gián tiếp. Nghĩa là người thực hiện hành vi tước đoạt tính mạng của người khác phải biết rõ hành vi của mình là trái pháp luật, có thể tước đoạt tính mạng của người khác, mong muốn hậu quả chết người xảy ra hoặc bỏ mặc hậu quả chết người xảy ra thì mới có thể xử lý được về tội giết người.
Còn nếu người say rượu lên xe ô tô để lái đi, tham gia giao thông nhưng không có chủ ý đâm vào người khác, không cố ý lao xe vào người khác (Không giống như những vụ việc người vi phạm giao thông lao xe vào tổ công tác, CSGT để bỏ chạy...Trong những tình huống dùng phương tiện giao thông chống người thi hành công vụ để tẩu thoát như vậy thì mới có thể xử lý về tội giết người, bởi người lái xe biết rõ là điều khiển xe như vậy là lao thẳng vào người khác nhưng vẫn cố tình thực hiện hành vi vậy bỏ mặc hậu quả chết người có thể xảy ra)”, Luật sư Cường nêu quan điểm.
Luật sư Cường cho rằng, việc người lái xe say xỉn, điều khiển phương tiện giao thông tham gia thông thông đường bộ, không có chủ đích, không cố ý tông xe vào người khác gây tai nạn thì đây chỉ là lỗi vô ý do quá tự tin hoặc vô ý do cẩu thả (không lường trước được hậu quả thì đây chỉ là lỗi vô ý). Với lỗi vô ý gây tai nạn giao thông, hậu quả nghiêm trọng thì sẽ xử lý theo quy định tại điều 260 bộ luật hình sự năm 2015 về tội vi phạm quy định khi tham gia giao thông được bộ, chứ không thể xử lý về tội giết người.
“Tội giết người chỉ có thể được áp dụng với những hành vi tước đoạt tính mạng của người khác với lỗi cố ý (trực tiếp hoặc cố ý gián tiếp). Trong những vụ án tai nạn giao thông thì giữa người lái xe và người bị hại không có mối quan hệ mâu thuẫn, thù oán, không quen biết từ trước, hành vi lái xe không nhằm mục đích đâm vào người bị hại thì không thể khẳng định là lỗi cố ý được. Nếu những vụ án tai nạn giao thông mà cơ quan điều tra có căn cứ cho thấy đối tượng đã chủ đích sử dụng phương tiện giao thông để gây thiệt mạng cho người khác thì mới có thể xử lý về tội giết người”, Luật sư Cường phân tích.
Theo Luật sư Cường, trong các vụ án tai nạn giao thông đường bộ thông thường thì lỗi cố ý là cố ý với hành vi vi phạm luật giao thông đường bộ, còn vô ý với hậu quả thiệt hại tính mạng, sức khỏe, tài sản xảy ra. Bởi vậy có ý kiến cho rằng cần khởi tố mọi trường hợp người lái xe say xỉn gây tai nạn giao thông về tội giết người theo quy định tại điều 123 Bộ luật hình sự năm 2015 là thiếu cơ sở lý luận về mặt chủ quan của tội phạm (Lỗi, động cơ, mục đích).
“Cũng rất khó để có thể sửa đổi hoặc bổ sung tội danh này trong Bộ luật hình sự bởi thiếu cơ sở lý luận để mô tả các dấu hiệu cấu thành tội giết người với hành vi say xỉn của các lái xe. Có chăng nếu sau này sửa đổi bổ sung Bộ luật hình sự năm 2015 thì có thể coi hành vi say xỉn gây tai nạn giao thông là tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự và để ở mức khung hình phạt cao nhất, tăng tính răn đe phòng ngừa đối với hành vi này mà thôi”, Luật sư Cường nhấn mạnh.
Vào 0h10 ngày 1/5, tại hầm Kim Liên hướng đi Đại Cồ Việt, thuộc địa bàn quận Hai Bà Trưng đã xảy ra vụ tai nạn khiến 2 người phụ nữ tử vong khi chiếc xe ô tô Mercedes va chạm với xe máy. Đáng chú ý, sau khi xảy ra tai nạn, tài xế lái xe bỏ chạy về hướng Đại Cồ Việt nhưng bị người dân và lực lượng chức năng bắt giữ. Sau đó, cơ quan Công an xác định tài xế ô tô Mercedes mang biển số 30F-154.78 là Lê Trung Hiếu (SN 1980, ở Văn Cao, Liễu Giai, Ba Đình, Hà Nội).
Hai phụ nữ đi xe máy tử vong gồm Đ.T.H.Y (SN 1976, trú phường Bạch Mai, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội) và T.T.Q (SN 1976, trú đường Láng Thượng, quận Đống Đa, Hà Nội).
Tại cơ quan Công an, bước đầu tài xế Hiếu khai nhận tối 30/4, anh ta đi dự họp lớp ở một quán bia trên phố Thợ Nhuộm (Hà Nội), sau đó đưa một số người bạn về. Thời điểm xảy ra tai nạn, Hiếu ngồi trên xe một mình. Cơ quan chức năng cũng đã tiến hành đo nồng độ cồn với Hiếu. Kết quả kiểm tra cho thấy, Hiếu đã sử dụng rượu bia.

Lập chốt xử lý người say ở Hàng Xanh

Nhiều tài xế vi phạm nồng độ cồn đều thừa nhận vì tiếp khách nên có uống vài ba chai.

Lập chốt xử lý người say ở Hàng Xanh

Sau vụ BMW gây tai nạn, lực lượng CSGT TP.HCM tiếp tục siết việc xử lý những người vi phạm nồng độ cồn khi lái xe.

Đặc biệt, tại ngã tư Hàng Xanh, lực lượng chức năng mạnh tay với những ma men đi qua chốt này.

Lap chot xu ly nguoi say o Hang Xanh
22 giờ ngày 26/10, CSGT dựng biển báo chốt kiểm tra nồng độ cồn và quan sát những tài xế ô tô, xe máy, có biểu hiện nghi vấn sẽ mời vào kiểm tra nồng độ cồn. Ảnh: L.THOA
22 giờ đêm 26/10, Đội CSGT Hàng Xanh (thuộc Phòng PC08 Công an TP.HCM) sau khi dựng lên biển cảnh báo “Chốt kiểm tra nồng độ cồn”, lực lượng chức năng quan sát trong những xe máy, ô tô dừng đèn đỏ (hướng từ cầu Điện Biên Phủ về cầu Sài Gòn). Lái xe nào có biểu hiện khả nghi đều được mời vào để đo nồng độ cồn.

Đưa máy lại gần người vi phạm, CSGT nói rõ: “Mời anh thổi một hơi dài vào giùm tôi” rồi sợ người vi phạm chưa thổi đã thả ống thổi ra nên CSGT nhắc: “Thổi tiếp, tiếp, tiếp,…” liên hồi đến khi việc đo đạt được kết quả.

Lap chot xu ly nguoi say o Hang Xanh-Hinh-2
Người lái xe máy được đo nồng độ cồn tại Hàng Xanh, nếu vi phạm cồn vượt 0.25 mg/lít khí thở sẽ bị xử phạt. Ảnh: L.THOA
Có trường hợp CSGT phải lặp lại những điều trên đến 4-5 lần đối với một người vì người này thổi mãi mà máy đo không hiện thông số.

Anh Lưu Quốc Thi (37 tuổi), ngụ quận 9 chạy xe máy hướng từ cầu Điện Biên Phủ về cầu Sài Gòn thì bị CSGT thổi lại. Qua đo nồng độ cồn, máy hiện thông số 0.3 mg/lít khí thở, vượt quá nồng độ cồn quy định.

Anh Thi cho biết CSGT xử lý vi phạm nồng độ cồn là đúng, bản thân anh rất chấp hành. Tuy nhiên, anh Thi cũng phân trần: “Hôm nay, tôi phải xã giao, nhưng tôi biết phải làm sao để kiểm soát được hành vi của tôi. Giả sử đối với nồng độ đó người khác mất hành vi kiểm soát nhưng đối với tôi thì bình thường. Tôi uống vậy nhưng vẫn về an toàn”.

Lap chot xu ly nguoi say o Hang Xanh-Hinh-3
Có người vi phạm thổi 4-5 lần mà máy đo vẫn không hiện thông số. Ảnh: L.THOA 
Còn anh Phan Toàn (37 tuổi, ngụ quận Thủ Đức) cũng đang lưu thông hướng từ cầu Điện Biên Phủ về cầu Sài Gòn bằng ô tô, khi dừng đèn đỏ thì CSGT đã đến thổi nồng độ cồn. Anh Toàn vi phạm cồn với mức 0.41 mg/lít khí thở.

Anh Toàn cho hay bình thường khi uống rượu bia thì không lái xe. Nhưng nay do gặp một đối tác làm ăn nên nếu đi Grab tới thì "kỳ" nên anh Toàn tự chạy xe. “Mình chỉ ngồi đưa chuyện nên có uống 1-2 chai chứ không nhậu” – anh Toàn nói tiếp.

Lap chot xu ly nguoi say o Hang Xanh-Hinh-4
Tài xế ô tô thừa nhận hành vi vi phạm, sau khi uống 2-3 chai để... tiếp khách. Ảnh: L.THOA
Có mặt tại chốt kiểm tra nồng độ cồn, Trung tá Lê Văn Chung, Phó Đội trưởng Đội CSGT Hàng Xanh, cho biết hàng đêm Đội đều bố trí từ lực lượng xử lý nồng độ cồn tại các điểm, trong đó có điểm vòng xoay Hàng Xanh, từ 22 giờ đến 2 giờ ngày hôm sau.

Trong năm 2018, Đội đã xử lý 800 trường hợp vi phạm nồng độ cồn, với 50 trường hợp là ô tô.

“Vừa qua tại đây có vụ nữ tài xế đi xe BMW do say xỉn nên gây tai nạn liên hoàn rất thương tâm nên chúng tôi sẽ kiên quyết xử lý việc lái xe uống rượu bia, không để xảy ra tai nạn thương tiếc” - Trung tá Chung cho biết.

Ông cũng nhìn nhận tại khu vực vòng xoay Hàng Xanh từ đầu năm 2018 đến nay chỉ có một vụ TNGT nghiêm trọng. Dù vậy, sự việc vừa rồi là bài học đắt giá.

Như tin đã đưa, rạng sáng 22/10, bà Nguyễn Thị Nga (46 tuổi, ngụ quận 12) đã lái xe trong tình trạng say rượu với nồng độ cồn lên đến 0.94 mg/lít khí thở và tông liên hoàn hàng loạt phương tiện đang dừng đèn đỏ khiến một phụ nữ tử vong tại chỗ và sáu người khác bị thương.

Ngày 24/10, Công an quận Bình Thạnh vừa ra quyết định khởi tố bị can, bắt tạm giam bà Nga sau vụ gây tai nạn kinh hoàng trên.

Người phụ nữ say rượu đâm và chở xác người đi khắp nơi

Gây tai nạn xong, dù xác nạn nhân mắc kẹt ngay trước xe, người phụ nữ này vẫn không chịu dừng xe lại mà chở đi khắp nơi trong sự kinh hãi của nhiều người.

Người phụ nữ say rượu đâm và chở xác người đi khắp nơi
Sự việc kinh hoàng

Vừa rời quán bar, cô gái say rượu lái xe tông chết người yêu

Khi chạy lại đỡ đầu bạn trai và nhìn thấy những dòng máu chảy đầm đìa trên bàn tay, cô gái trẻ hiểu rằng mình đã tự tay giết đi người thương yêu, giết chết cả hạnh phúc và tương lai của mình.

Vừa rời quán bar, cô gái say rượu lái xe tông chết người yêu
Bữa tiệc chết chóc

Đọc nhiều nhất

Cán bộ Kiểm sát hát karaoke “ôm”, lãnh đạo Thi hành án nghi vào nhà nghỉ... hiểu luật vi phạm, xử sao cho đáng?

Cán bộ Kiểm sát hát karaoke “ôm”, lãnh đạo Thi hành án nghi vào nhà nghỉ... hiểu luật vi phạm, xử sao cho đáng?

(Kiến Thức) - Hai vụ việc mới đây liên quan đến cán bộ Viện Kiểm sát huyện đi hát karaoke "ôm", và clip quan hệ trong nhà nghỉ nghi là lãnh đạo ngành Thi hành án Hậu Giang khiến dư luận lắc đầu ngán ngẩm khi những người làm luật lại vi phạm luật, quy định ngành và cả đạo đức.
3 cán bộ vỡ nợ: Trách nhiệm Sacombank thế nào?

3 cán bộ vỡ nợ: Trách nhiệm Sacombank thế nào?

Liên quan đến 3 cán bộ Sacombank vỡ nợ, các luật sư cho rằng, nếu 3 cán bộ này lợi dụng chức vụ và uy tín của ngân hàng, chiếm dụng tiền của khách hàng thì Sacombank phải có trách nhiệm bồi thường cho khách hàng.
"Ổ dịch" Covid-19 Bệnh viện Bạch Mai: "Dập dịch" thế nào hiệu quả?

"Ổ dịch" Covid-19 Bệnh viện Bạch Mai: "Dập dịch" thế nào hiệu quả?

(Kiến Thức) - BV Bạch Mai có 5 trường hợp dương tính Covid-19 và đang có dấu hiệu lây chéo. Trong khi đó, lượng người ra vào viện mỗi ngày lên tới 6.000-8.000 vào khám bệnh, hiện nay khoảng 3.000-3.500 người. Dư luận cho rằng, cần có biện pháp mạnh để kiểm soát dịch bệnh, thậm chí phong tỏa bệnh viện để không gây bùng dịch.

Tin mới