Tài năng xuất chúng, Gia Cát Lượng vẫn nhận “mãi mãi thua kém” người nào?

Tài năng xuất chúng, Gia Cát Lượng vẫn nhận “mãi mãi thua kém” người nào?

Là nhà ngoại giao, khai quốc công thần nổi tiếng của nhà Thục Hán, Gia Cát Lượng là bậc kỳ tài nổi tiếng thời Tam Quốc. Dù tài năng xuất chúng nhưng Khổng Minh tự nhận thua kém Tử Sơ. Người này là ai?

Gia Cát Lượng (181 - 234), biểu tự Khổng Minh, hiệu Ngọa Long, được biết đến là người túc trí đa mưu, liệu sự như thần, trên thông thiên văn dưới tường địa lý. Với tài năng, bản lĩnh hơn người, Gia Cát Lượng đã phò tá, hết mực trung thành với Lưu Bị, giúp quân chủ thành lập nhà Thục Hán.
Gia Cát Lượng (181 - 234), biểu tự Khổng Minh, hiệu Ngọa Long, được biết đến là người túc trí đa mưu, liệu sự như thần, trên thông thiên văn dưới tường địa lý. Với tài năng, bản lĩnh hơn người, Gia Cát Lượng đã phò tá, hết mực trung thành với Lưu Bị, giúp quân chủ thành lập nhà Thục Hán.
Trở thành khai quốc công thần của nhà Thục Hán, Khổng Minh được Lưu Bị tin tưởng, giao cho trọng trách quan trọng, bao gồm việc phong cho ông làm Thừa tướng - chức quan có quyền lực chỉ dưới nhà vua.
Trở thành khai quốc công thần của nhà Thục Hán, Khổng Minh được Lưu Bị tin tưởng, giao cho trọng trách quan trọng, bao gồm việc phong cho ông làm Thừa tướng - chức quan có quyền lực chỉ dưới nhà vua.
Gia Cát Lượng tài năng xuất chúng như vậy nhưng có một người khiến ông vô cùng kính nể, tự nhận "mãi mãi thua kém" người này. Thậm chí, Khổng Minh còn hết lời khen ngợi: "Về bản lĩnh bày mưu tính kế, Lượng thua xa Tử Sơ".
Gia Cát Lượng tài năng xuất chúng như vậy nhưng có một người khiến ông vô cùng kính nể, tự nhận "mãi mãi thua kém" người này. Thậm chí, Khổng Minh còn hết lời khen ngợi: "Về bản lĩnh bày mưu tính kế, Lượng thua xa Tử Sơ".
Từ đây, nhiều người tò mò "Tử Sơ" - người mà Khổng Minh tự nhận "mãi mãi thua kém" là ai, tài giỏi ra sao? Theo các nhà nghiên cứu, "Tử Sơ" được Gia Cát Lượng nhắc tới chính là Thượng thư lệnh Lưu Ba. Ảnh: Sohu.
Từ đây, nhiều người tò mò "Tử Sơ" - người mà Khổng Minh tự nhận "mãi mãi thua kém" là ai, tài giỏi ra sao? Theo các nhà nghiên cứu, "Tử Sơ" được Gia Cát Lượng nhắc tới chính là Thượng thư lệnh Lưu Ba. Ảnh: Sohu.
Trong "Tam quốc chí" phần Thục thư có ghi chép, Lưu Ba tự Tử Sơ, người ở Nam Linh Lăng, thuộc Kinh Châu thời bấy giờ. Ông xuất thân trong một gia đình danh giá có nhiều đời làm quan. Ông nội của Lưu Ba là Lưu Diệu, từng làm quan tới chức Thái thú Thương Ngô. Phụ thân Lưu Tường cũng từng đảm nhiệm chức Thái thú Giang Hạ, Tướng quân Đãng Khấu.
Trong "Tam quốc chí" phần Thục thư có ghi chép, Lưu Ba tự Tử Sơ, người ở Nam Linh Lăng, thuộc Kinh Châu thời bấy giờ. Ông xuất thân trong một gia đình danh giá có nhiều đời làm quan. Ông nội của Lưu Ba là Lưu Diệu, từng làm quan tới chức Thái thú Thương Ngô. Phụ thân Lưu Tường cũng từng đảm nhiệm chức Thái thú Giang Hạ, Tướng quân Đãng Khấu.
Từ nhỏ, Lưu Ba nổi tiếng thông minh xuất chúng, kiêu ngạo. Năm 18 tuổi, ông làm quan tới chức Chủ Bộ ở Kinh Châu. Trong khi đó, Lưu Bị lúc bấy giờ chưa làm nên đại nghiệp, phải nương nhờ Lưu Biểu.
Từ nhỏ, Lưu Ba nổi tiếng thông minh xuất chúng, kiêu ngạo. Năm 18 tuổi, ông làm quan tới chức Chủ Bộ ở Kinh Châu. Trong khi đó, Lưu Bị lúc bấy giờ chưa làm nên đại nghiệp, phải nương nhờ Lưu Biểu.
Lưu Bị rất mến mộ thanh danh của Lưu Ba, đã cho người cháu là Chu Bất Nghi (cháu họ bên ngoại) tới chỗ Ba để học hỏi. Thế nhưng, Lưu Ba lúc đó từ chối thẳng thừng.
Lưu Bị rất mến mộ thanh danh của Lưu Ba, đã cho người cháu là Chu Bất Nghi (cháu họ bên ngoại) tới chỗ Ba để học hỏi. Thế nhưng, Lưu Ba lúc đó từ chối thẳng thừng.
Năm 208, Tào Tháo tấn công Kinh châu, Lưu Biểu chết khiến nhiều nhân tài tìm hướng đi mới. Trong đó, Lưu Ba chọn đi theo Tào Tháo rồi sau đó, nương nhờ Sĩ Nhiếp. Đến năm 214, Lưu Ba đầu quân cho Lưu Bị. Ông dùng tài năng xuất chúng, bày mưu tính kế giúp Lưu Bị xây dựng nhà Thục Hán vững mạnh.
Năm 208, Tào Tháo tấn công Kinh châu, Lưu Biểu chết khiến nhiều nhân tài tìm hướng đi mới. Trong đó, Lưu Ba chọn đi theo Tào Tháo rồi sau đó, nương nhờ Sĩ Nhiếp. Đến năm 214, Lưu Ba đầu quân cho Lưu Bị. Ông dùng tài năng xuất chúng, bày mưu tính kế giúp Lưu Bị xây dựng nhà Thục Hán vững mạnh.
Trong một lần nói chuyện với Lưu Bị, Gia Cát Lượng thừa nhận: "Về mưu lược, thần vĩnh viễn không bằng Tử Sơ". Về sau, Lưu Bị bổ nhiệm Lưu Ba làm Thượng thư.
Trong một lần nói chuyện với Lưu Bị, Gia Cát Lượng thừa nhận: "Về mưu lược, thần vĩnh viễn không bằng Tử Sơ". Về sau, Lưu Bị bổ nhiệm Lưu Ba làm Thượng thư.
Ngoài Khổng Minh, nhiều người khác, bao gồm cả Tôn Quyền cũng ngưỡng mộ, đánh giá cao tài năng của Lưu Ba cho thấy ông là nhân tài hiếm có. Vào năm thứ 2 Lưu Bị xưng đế, Lưu Ba qua đời vì bạo bệnh, thọ 39 tuổi.
Ngoài Khổng Minh, nhiều người khác, bao gồm cả Tôn Quyền cũng ngưỡng mộ, đánh giá cao tài năng của Lưu Ba cho thấy ông là nhân tài hiếm có. Vào năm thứ 2 Lưu Bị xưng đế, Lưu Ba qua đời vì bạo bệnh, thọ 39 tuổi.
Mời độc giả xem video: Mối tình kỳ lạ của Hoàng đế Trung Quốc với cung nữ hơn 17 tuổi.

GALLERY MỚI NHẤT

Làng hương cổ ở Hà Nội tất bật hàng Tết

Làng hương cổ ở Hà Nội tất bật hàng Tết

Những ngày cận Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, làng nghề làm hương tại xã Quảng Phú Cầu (Hà Nội) lại tất bật. Khắp các xưởng, không khí lao động trở nên hối hả, máy móc hoạt động hết công suất.
Mẹo dọn sạch bếp "vừa nhanh vừa sạch" đón Tết

Mẹo dọn sạch bếp "vừa nhanh vừa sạch" đón Tết

Dọn dẹp nhà cửa là công việc quen thuộc của mỗi gia đình khi Tết đến. Nếu lo ngại dùng các loại chất tẩy rửa chứa hóa chất có thể tham khảo công thức làm nước lau bếp từ những nguyên liệu siêu đơn giản.