Hiện tượng kỳ bí khó giải về tang lễ của Gia Cát Lượng

Hiện tượng kỳ bí khó giải về tang lễ của Gia Cát Lượng

Năm 234, Gia Cát Lượng qua đời sau một thời gian lâm bệnh nặng. Theo di nguyện, vị thừa tướng nổi tiếng của nhà Thục Hán được chôn cất ở núi Định Quân. Một số sự việc kỳ lạ được cho đã xảy ra trong quá trình chôn cất ông.

 Gia Cát Lượng là một trong những công thần khai quốc của nhà Thục Hán khi giúp Lưu Bị gây dựng nên nhà Thục Hán và hình thành nên thế chân vạc thời Tam Quốc. Theo đó, Lưu Bị tin tưởng giao cho Khổng Minh chức vụ quan trọng là Thừa tướng.
Gia Cát Lượng là một trong những công thần khai quốc của nhà Thục Hán khi giúp Lưu Bị gây dựng nên nhà Thục Hán và hình thành nên thế chân vạc thời Tam Quốc. Theo đó, Lưu Bị tin tưởng giao cho Khổng Minh chức vụ quan trọng là Thừa tướng.
Không chỉ túc trí đa mưu, liệu sự như thần, Gia Cát Lượng một lòng tận trung báo quốc. Ông hết mực trung thành với Lưu Bị. Sau khi Lưu Bị qua đời, Gia Cát Lượng tiếp tục tận trung phò tá Lưu Thiện lên ngôi và giúp ổn định nhà Thục Hán mà không mảy may có ý định chiếm ngôi.
Không chỉ túc trí đa mưu, liệu sự như thần, Gia Cát Lượng một lòng tận trung báo quốc. Ông hết mực trung thành với Lưu Bị. Sau khi Lưu Bị qua đời, Gia Cát Lượng tiếp tục tận trung phò tá Lưu Thiện lên ngôi và giúp ổn định nhà Thục Hán mà không mảy may có ý định chiếm ngôi.
Vào tháng 8 năm 234, Gia Cát Lượng lâm bệnh nặng và qua đời tại gò Ngũ Trượng, hưởng thọ 54 tuổi. Cái chết của ông khiến hoàng đế Lưu Thiện và các quan viên trong triều cũng như dân chúng thương tiếc.
Vào tháng 8 năm 234, Gia Cát Lượng lâm bệnh nặng và qua đời tại gò Ngũ Trượng, hưởng thọ 54 tuổi. Cái chết của ông khiến hoàng đế Lưu Thiện và các quan viên trong triều cũng như dân chúng thương tiếc.
Lưu Thiện hạ chiếu truy tặng ấn thụ Vũ Hương hầu và đặt tên thụy cho Gia Cát Lượng là Trung Vũ hầu. Trước lúc lâm chung, vị thừa tướng nổi tiếng của nhà Thục Hán nói với Lưu Thiện về di nguyện muốn được chôn tại núi Định Quân (ở vùng Hán Trung).
Lưu Thiện hạ chiếu truy tặng ấn thụ Vũ Hương hầu và đặt tên thụy cho Gia Cát Lượng là Trung Vũ hầu. Trước lúc lâm chung, vị thừa tướng nổi tiếng của nhà Thục Hán nói với Lưu Thiện về di nguyện muốn được chôn tại núi Định Quân (ở vùng Hán Trung).
Tương truyền, Khổng Minh còn căn dặn rằng, sau khi ông chết, quân sĩ mang thi thể của ông đặt vào quan tài rồi khiêng về Hán Trung. Khi dây thừng đứt ở đâu sẽ đặt mộ tại đó.
Tương truyền, Khổng Minh còn căn dặn rằng, sau khi ông chết, quân sĩ mang thi thể của ông đặt vào quan tài rồi khiêng về Hán Trung. Khi dây thừng đứt ở đâu sẽ đặt mộ tại đó.
Làm theo di nguyện của Khổng Minh, Lưu Thiện chọn 4 nam giới khỏe mạnh khiêng quan tài chứa thi hài thừa tướng quá cố đi về phía Nam.
Làm theo di nguyện của Khổng Minh, Lưu Thiện chọn 4 nam giới khỏe mạnh khiêng quan tài chứa thi hài thừa tướng quá cố đi về phía Nam.
Khi đến núi Định Quân, dây thừng khiêng quan tài bị đứt. Vì vậy, 4 người trên dừng lại và đào mộ để chôn cất Khổng Minh. Trong quá trình đào mộ, họ bất ngờ nghe thấy tiếng động lớn ở phía sau.
Khi đến núi Định Quân, dây thừng khiêng quan tài bị đứt. Vì vậy, 4 người trên dừng lại và đào mộ để chôn cất Khổng Minh. Trong quá trình đào mộ, họ bất ngờ nghe thấy tiếng động lớn ở phía sau.
Khi quay đầu nhìn lại, 4 người nhìn thấy mặt đất ở một khu vực tại núi Định Quân nứt ra tạo thành một hình chữ An có kích thước vừa đủ để đặt quan tài vào. Theo đó, những người này đặt quan tài chứa thi hài Khổng Minh vào đó rồi lấp đất.
Khi quay đầu nhìn lại, 4 người nhìn thấy mặt đất ở một khu vực tại núi Định Quân nứt ra tạo thành một hình chữ An có kích thước vừa đủ để đặt quan tài vào. Theo đó, những người này đặt quan tài chứa thi hài Khổng Minh vào đó rồi lấp đất.
Tuy nhiên, một giai thoại khác kể rằng, 4 người khiêng quan tài đi suốt 4 ngày đêm tới khi đã kiệt sức nhưng dây thừng buộc quan tài vẫn chưa đứt. Do quá mệt mỏi và muốn sớm trở về nhà, những người này đã thương lượng với nhau tìm khu đất trống rồi đào mộ, chôn quan tài xuống dưới lòng đất. Sau đó, họ trở về báo cáo đã hoàn thành nhiệm vụ.
Tuy nhiên, một giai thoại khác kể rằng, 4 người khiêng quan tài đi suốt 4 ngày đêm tới khi đã kiệt sức nhưng dây thừng buộc quan tài vẫn chưa đứt. Do quá mệt mỏi và muốn sớm trở về nhà, những người này đã thương lượng với nhau tìm khu đất trống rồi đào mộ, chôn quan tài xuống dưới lòng đất. Sau đó, họ trở về báo cáo đã hoàn thành nhiệm vụ.
Tuy nhiên, Lưu Thiện nghi ngờ rằng dây thừng khó có thể bị đứt chỉ sau vài ngày. Vậy nên, ông cho người thẩm vấn 4 người trên. Cuối cùng, họ khai nhận đã không làm theo di nguyện của Khổng Minh. Trong lúc tức giận, Lưu Thiện hạ lệnh xử tử 4 người vì tội khi quân. Từ đó, không ai rõ vị trí ngôi mộ thật của Gia Cát Lượng ở đâu.
Tuy nhiên, Lưu Thiện nghi ngờ rằng dây thừng khó có thể bị đứt chỉ sau vài ngày. Vậy nên, ông cho người thẩm vấn 4 người trên. Cuối cùng, họ khai nhận đã không làm theo di nguyện của Khổng Minh. Trong lúc tức giận, Lưu Thiện hạ lệnh xử tử 4 người vì tội khi quân. Từ đó, không ai rõ vị trí ngôi mộ thật của Gia Cát Lượng ở đâu.
Mời độc giả xem video: Mối tình kỳ lạ của Hoàng đế Trung Quốc với cung nữ hơn 17 tuổi.

GALLERY MỚI NHẤT

Làng hương cổ ở Hà Nội tất bật hàng Tết

Làng hương cổ ở Hà Nội tất bật hàng Tết

Những ngày cận Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, làng nghề làm hương tại xã Quảng Phú Cầu (Hà Nội) lại tất bật. Khắp các xưởng, không khí lao động trở nên hối hả, máy móc hoạt động hết công suất.
Mẹo dọn sạch bếp "vừa nhanh vừa sạch" đón Tết

Mẹo dọn sạch bếp "vừa nhanh vừa sạch" đón Tết

Dọn dẹp nhà cửa là công việc quen thuộc của mỗi gia đình khi Tết đến. Nếu lo ngại dùng các loại chất tẩy rửa chứa hóa chất có thể tham khảo công thức làm nước lau bếp từ những nguyên liệu siêu đơn giản.