Liệu sự như thần, sao Gia Cát Lượng vẫn phạm 2 sai lầm nghiêm trọng?

Liệu sự như thần, sao Gia Cát Lượng vẫn phạm 2 sai lầm nghiêm trọng?

Gia Cát Lượng nổi tiếng trúc trí đa mưu, liệu sự như thần. Thế nhưng, ít ai ngờ Khổng Minh từng phạm 2 sai lầm nghiêm trọng. Đó là sai lầm nào?

Trong tác phẩm "Tam quốc diễn nghĩa" của La Quán Trung,  Gia Cát Lượng (181 - 234), tự Khổng Minh, hiệu là Ngọa Long được mô tả là quân sư, nhà chính trị, ngoại giao kiệt xuất nổi tiếng lịch sử Trung Quốc. Ông được ca ngợi là người túc trí đa mưu, liệu sự như thần nên, có công lớn trong việc giúp nhà Thục Hán vững mạnh.
Trong tác phẩm "Tam quốc diễn nghĩa" của La Quán Trung, Gia Cát Lượng (181 - 234), tự Khổng Minh, hiệu là Ngọa Long được mô tả là quân sư, nhà chính trị, ngoại giao kiệt xuất nổi tiếng lịch sử Trung Quốc. Ông được ca ngợi là người túc trí đa mưu, liệu sự như thần nên, có công lớn trong việc giúp nhà Thục Hán vững mạnh.
Thế nhưng, không phải ai cũng biết Gia Cát Lượng đã phạm 2 sai lầm lớn. Đầu tiên là việc Khổng Minh phạm sai lầm khi trọng dụng Mã Tắc.
Thế nhưng, không phải ai cũng biết Gia Cát Lượng đã phạm 2 sai lầm lớn. Đầu tiên là việc Khổng Minh phạm sai lầm khi trọng dụng Mã Tắc.
Mã Tắc là người lắm mưu nhiều kế nên được Gia Cát Lượng tin dùng. Trong số này có việc, vào năm 225, Gia Cát Lượng dẫn quân nam chinh đánh lực lượng nổi dậy của Ung Khải tại Nam Trung đã phản Thục theo Ngô. Khi ấy, Mã Tắc ở lại Thành Đô. Trước khi lên đường, Gia Cát Lượng hỏi Mã Tắc có kế sách gì hay không.
Mã Tắc là người lắm mưu nhiều kế nên được Gia Cát Lượng tin dùng. Trong số này có việc, vào năm 225, Gia Cát Lượng dẫn quân nam chinh đánh lực lượng nổi dậy của Ung Khải tại Nam Trung đã phản Thục theo Ngô. Khi ấy, Mã Tắc ở lại Thành Đô. Trước khi lên đường, Gia Cát Lượng hỏi Mã Tắc có kế sách gì hay không.
Sau một lúc suy nghĩ, Mã Tắc trả lời Gia Cát Lượng rằng: "Hôm nay, nếu ngài dùng vũ lực đánh họ thì sau này có cơ hội họ lại làm phản. Muốn diệt sạch để trừ hậu họa thì không nên làm thế. Đạo dùng binh nên lấy công tâm là thượng sách, công thành là hạ sách; tâm chiến là thượng sách, binh chiến là hạ sách. Hy vọng ngài có thể khiến chúng tâm phục, Nam Trung tự nhiên yên định".
Sau một lúc suy nghĩ, Mã Tắc trả lời Gia Cát Lượng rằng: "Hôm nay, nếu ngài dùng vũ lực đánh họ thì sau này có cơ hội họ lại làm phản. Muốn diệt sạch để trừ hậu họa thì không nên làm thế. Đạo dùng binh nên lấy công tâm là thượng sách, công thành là hạ sách; tâm chiến là thượng sách, binh chiến là hạ sách. Hy vọng ngài có thể khiến chúng tâm phục, Nam Trung tự nhiên yên định".
Về sau, Gia Cát Lượng làm theo kế sách của Mã Tắc nên nhiều lần bắt rồi lại tha cho thủ lĩnh địa phương Mạnh Hoạch. Cuối cùng, Mạnh Hoạch cảm phục xin quy phục nhà Thục Hán.
Về sau, Gia Cát Lượng làm theo kế sách của Mã Tắc nên nhiều lần bắt rồi lại tha cho thủ lĩnh địa phương Mạnh Hoạch. Cuối cùng, Mạnh Hoạch cảm phục xin quy phục nhà Thục Hán.
Dù Mã Tắc có tài mưu lược nhưng không có kinh nghiệm thực chiến. Lưu Bị đã nhìn thấu điều này và đã nhắc nhở Gia Cát Lượng. Thế nhưng, Khổng Minh vẫn tin tưởng và giao cho Mã Tắc làm chủ tướng trấn thủ Nhai Đình.
Dù Mã Tắc có tài mưu lược nhưng không có kinh nghiệm thực chiến. Lưu Bị đã nhìn thấu điều này và đã nhắc nhở Gia Cát Lượng. Thế nhưng, Khổng Minh vẫn tin tưởng và giao cho Mã Tắc làm chủ tướng trấn thủ Nhai Đình.
Thực tế chứng minh đây là quyết định sai lầm của Gia Cát Lượng. Nguyên do là bởi Mã Tắc là nguyên nhân trực tiếp khiến cuộc Bắc Phạt đầu tiên của nhà Thục Hán thất bại.
Thực tế chứng minh đây là quyết định sai lầm của Gia Cát Lượng. Nguyên do là bởi Mã Tắc là nguyên nhân trực tiếp khiến cuộc Bắc Phạt đầu tiên của nhà Thục Hán thất bại.
Sai lầm lớn tiếp theo của Gia Cát Lượng là ép chết Ngụy Diên. Khổng Minh không thích Ngụy Diên vì người này từng giết chủ rồi đầu hàng. Vì vậy, quân sư nổi tiếng của nhà Thục Hán luôn cảnh giác, đề phòng người này khi Lưu Bị thu nhận Ngụy Diên về dưới trướng.
Sai lầm lớn tiếp theo của Gia Cát Lượng là ép chết Ngụy Diên. Khổng Minh không thích Ngụy Diên vì người này từng giết chủ rồi đầu hàng. Vì vậy, quân sư nổi tiếng của nhà Thục Hán luôn cảnh giác, đề phòng người này khi Lưu Bị thu nhận Ngụy Diên về dưới trướng.
Trước lúc qua đời, Gia Cát Lượng trao toàn bộ binh quyền cho Dương Nghĩa - người có mâu thuẫn gay gắt với Ngụy Diên. Về sau, Ngụy Diên bị ép chết nhưng đến tận phút cuối đời vẫn không làm phản nhà Thục để quy hàng Tào Ngụy.
Trước lúc qua đời, Gia Cát Lượng trao toàn bộ binh quyền cho Dương Nghĩa - người có mâu thuẫn gay gắt với Ngụy Diên. Về sau, Ngụy Diên bị ép chết nhưng đến tận phút cuối đời vẫn không làm phản nhà Thục để quy hàng Tào Ngụy.
Điều này cho thấy Gia Cát Lượng đã phạm phải sai lầm khiến Thục Hán mất đi một vị tướng tài giỏi như Ngụy Diên.
Điều này cho thấy Gia Cát Lượng đã phạm phải sai lầm khiến Thục Hán mất đi một vị tướng tài giỏi như Ngụy Diên.
Mời độc giả xem video: Trung Quốc phát trực tuyến lớp học đầu tiên từ vũ trụ. Nguồn: VTV24.

GALLERY MỚI NHẤT