Sự thật việc tắm đêm gây đột quỵ

Không ít người trẻ đột ngột qua đời sau khi tắm đêm khiến nhiều người tin rằng tắm muộn là nguyên nhân gây đột quỵ.

Tại Việt Nam, mỗi năm ghi nhận khoảng 230.000 ca đột quỵ, trong đó 90% để lại di chứng, 50% ca bệnh tử vong.

Đáng lưu ý, những năm gần đây, tỉ lệ bệnh nhân trẻ bị đột quỵ ngày càng tăng, tại các bệnh viện lớn như Bạch Mai, Trung ương Quân đội 108, tỉ lệ bệnh nhân đột quỵ dưới 40 tuổi chiếm 10-17%.

Với người trẻ, nhiều người cho rằng tắm đêm chính là một trong những nguyên nhân gây đột quỵ. Vậy đâu là sự thật?

TS Lương Quốc Chính, khoa Cấp cứu, Bệnh viện Bạch Mai khẳng định, đến nay chưa có bằng chứng nào khẳng định tắm gội đêm là nguy cơ gây đột quỵ.

Su that viec tam dem gay dot quy

Tắm đêm không phải nguyên nhân gây đột quỵ 

Các tài liệu y khoa trên thế giới cho thấy, đột quỵ thay đổi theo mùa, tỉ lệ mắc đột quỵ cao hơn hẳn vào mùa đông. Bệnh nhân bị đột quỵ vào mùa đông cũng có tiên lượng xấu hơn và tỉ lệ tử vong cao hơn hẳn.

Trong nghiên cứu mang tính bước ngoặt, nếu nhiệt độ giảm 5 độ C sẽ khiến tỉ lệ nhập viện vì đột quỵ tăng thêm 7%.

Đặc biệt, các thống kê chỉ ra đột quỵ xảy ra nhiều nhất vào thời điểm ban ngày từ 8-12h. Ban đêm cũng xảy ra nhưng không thường xuyên.

Riêng những người có yếu tố nguy cơ, đặc biệt là rung nhĩ, đột quỵ có thể xảy ra bất cứ thời điểm nào trong ngày.

TS Chính nhấn mạnh, hiện tượng hay gặp nhất sau tắm gội đêm là chóng mặt, choáng váng, nguyên nhân do giãn mạch vì tắm nước nóng.

TS Chính giải thích, khi thời tiết lạnh, mạch máu luôn co lại. Khi tắm, nhất là tắm vào ban đêm bằng nước ấm, mạch máu khi đó sẽ giãn ra khiến máu ở trung tâm dồn ra ngoại vi đột ngột gây hiện tượng “ăn cắp máu”. Đây là nguyên nhân làm giảm lượng máu đến tim, đến não, gây hiện tượng choáng váng, ngất xỉu sau tắm. Hiện tượng này khác với đột quỵ.

Đó cũng là lý do khi tắm thuốc bắc, ngâm mình trong bồn nước nóng thuốc bắc, nhiều người cảm thấy lâng lâng, choáng váng tưởng bị say thuốc.

Trường hợp ngâm mình trong nước lạnh đột ngột cũng có thể kích hoạt dẫn tới nhồi máu cơ tim hoặc mất trí nhớ thoáng qua.

Vào năm 2017, chuyên gia phẫu thuật thần kinh Joji Inamasu cùng các cộng sự tại Đại học Y Fujita, Nhật Bản từng công bố nghiên cứu trên 1.939 bệnh nhân đột quỵ, cho thấy tắm không liên quan đến đột quỵ.

Trong 1.939 bệnh nhân, có 1224 bệnh nhân nhồi máu não, 505 xuất huyết trong não và 210 trường hợp xuất huyết dưới nhện. Trong số này có 78 trường hợp bị đột quỵ khi tắm, trong đó nhồi máu não 32 trường hợp (chiếm 2,6%), xuất huyết não 28 ca (chiếm 5,5%) và xuất huyết dưới nhận 18 ca (chiếm 8,6%).

Nghiên cứu cho biết, dù đột quỵ ở thể nào, chỉ có một số ít bệnh nhân được phát hiện gục trong bồn tắm.

Nhóm nghiên cứu kết luận, tỉ lệ bị xuất huyết não cao hơn khi tắm chủ yếu nằm trên nhóm đối tượng dễ bị tổn thương.

Thậm chí một nghiên cứu tại Nhật Bản đăng tải trên tạp chí Heart vào tháng 5/2020, theo dõi hơn 30.000 người trong độ tuổi từ 40 – 59 trong suốt 19 năm (1990 – 2009) cho thấy, tắm bồn thường xuyên bằng nước ấm còn giúp giảm đáng kể nguy cơ tăng huyết áp, giảm 28% nguy cơ mắc bệnh tim và giảm 26% nguy cơ bị đột quỵ.

Nếu sử dụng nước nóng hơn, sẽ làm giảm 35% nguy cơ mắc bệnh tim, nguy cơ đột quỵ không giảm thêm.

Tuy nhiên với nhóm người cao tuổi, các nhà khoa học khuyến cáo không nên tắm bồn nước nóng vì có thể gặp cơn đau tim do sự thay đổi đột ngột của nhiệt độ.

Người bị đột quỵ cấm làm những điều này kẻo hối không kịp

Khi có người thân bị đột quỵ, việc cần làm ngay là đưa bệnh nhân đến bệnh viện càng sớm càng tốt. Tuyệt đối tránh 'cứu' người bệnh bằng những cách sau kẻo có thể khiến họ càng nhanh... mất mạng.

Đột quỵ còn được gọi là tai biến mạch máu não. Đây là tình trạng não bộ bị tổn thương nghiêm trọng do quá trình cấp máu não bị gián đoạn hoặc giảm đáng kể khiến não bộ bị thiếu oxy, không đủ dinh dưỡng để nuôi các tế bào. Trong vòng vài phút nếu không được cung cấp đủ máu các tế bào não sẽ bắt đầu chết. Do đó, người bị đột quỵ cần được cấp cứu ngay lập tức, thời gian kéo dài càng lâu, số lượng tế bào não chết càng nhiều sẽ ảnh hưởng lớn tới khả năng vận động và tư duy của cơ thể, thậm chí là tử vong. Hầu hết những người sống sót sau cơn đột quỵ đều có sức khỏe suy yếu hoặc mắc các di chứng như: tê liệt hoặc cử động yếu một phần cơ thể, mất ngôn ngữ, rối loạn cảm xúc, thị giác suy giảm...
Nguoi bi dot quy cam lam nhung dieu nay keo hoi khong kip
Ảnh minh họa: Internet 

Những dấu hiệu nhận biết cơn đột quỵ sắp đến

Theo các chuyên gia thần kinh của Bệnh viện Hữu Nghị Việt Đức, tỷ lệ đột quỵ nhồi máu não đang có xu hướng gia tăng và nếu không phát hiện sớm dấu hiệu, cơ hội điều trị của bệnh nhân giảm dần theo thời gian.

Nhung dau hieu nhan biet con dot quy sap den

Hình ảnh tổn thương não của bệnh nhân qua phim chụp.

Ngày 28/02/2020, Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức tiếp nhận trường hợp người bệnh N.V.T (54 tuổi) đến từ Ninh Bình với biểu hiện nghi ngờ đột quỵ não.

Những người có nguy cơ cao bị đột quỵ

Gia đình có người bị đột quỵ, mắc cao huyết áp, tiểu đường, tim mạch, cholesterol trong máu cao, nghiện thuốc lá... thuộc nhóm nguy cơ đột quỵ.

Đột quỵ là một trong những nguyên nhân gây tử vong hàng đầu trên thế giới. Trung bình cứ 3 phút lại có 1 ca tử vong do đột quỵ.

Đột quỵ còn được gọi là tai biến mạch máu não. Đây là tình trạng não bộ bị tổn thương nghiêm trọng do quá trình cấp máu não bị gián đoạn hoặc giảm đáng kể khiến não bộ bị thiếu oxy, không đủ dinh dưỡng để nuôi các tế bào. Trong vòng vài phút nếu không được cung cấp đủ máu các tế bào não sẽ bắt đầu chết.

Do đó, người bị đột quỵ cần được cấp cứu ngay lập tức, thời gian kéo dài càng lâu, số lượng tế bào não chết càng nhiều sẽ ảnh hưởng lớn tới khả năng vận động và tư duy của cơ thể, thậm chí là tử vong. Hầu hết những người sống sót sau cơn đột quỵ đều có sức khỏe suy yếu hoặc mắc các di chứng như: tê liệt hoặc cử động yếu một phần cơ thể, mất ngôn ngữ, rối loạn cảm xúc, thị giác suy giảm...
Theo bác sĩ Nguyễn Thị Thu Hà, Phòng khám Bệnh viện Đại học Y Dược 1 TP HCM, nhóm có nguy cơ đột quỵ cao hơn người bình thường:

Gia đình có người bị đột quỵ

Nếu gia đình có người thân từng bị đột quỵ, bạn có thể tăng nguy cơ đột quỵ do thói quen sống hoặc do yếu tố di truyền.

Mắc bệnh đái tháo đường

Đái tháo đường là một bệnh mạn tính, thường diễn tiến âm thầm, dễ dẫn đến các biến chứng về tim mạch, tổn thương thần kinh, mắt, thận... Người bị đái tháo đường có nguy cơ đột quỵ cao hơn từ 2 đến 4 lần so với người bình thường.

Mắc bệnh cao huyết áp

Huyết áp cao có thể gây ra bệnh về mạch máu, bao gồm cả bệnh tim và não. Bệnh có thể dẫn đến sự phát triển của những mạch máu khiếm khuyết, hình dạng bất thường. Chúng có thể bị vỡ nếu nó bị tác động bởi sự thay đổi huyết áp lớn.

Cholesterol trong máu cao

Cholesterol cao có thể hủy hoại các lớp áo trong của mạch máu khắp cơ thể, đặc biệt là tim và não. Cholesterol có xu hướng hình thành và gây xơ cứng mạch máu, tăng nguy cơ máu bị đóng cục, cản trở việc cung cấp máu lên não.

Người có bệnh lý về tim mạch

Những người bị một số bệnh lý về tim mạch như rung nhĩ, nhồi máu cơ tim, suy tim... thường có nguy cơ đột quỵ rất cao.

Người nghiện thuốc lá

Thường xuyên hút thuốc lá gây viêm trong mạch máu, có thể hình thành cục máu đông, tăng nguy cơ đột quỵ.

Theo nghiên cứu, những người hút thuốc lá ít hơn 11 điếu trong một ngày có khả năng bị đột quỵ cao hơn 46% so với những người không hút. Khi hút hai gói thuốc một ngày có nguy cơ bị đột quỵ cao gấp 5 lần. Bỏ thuốc lá là lựa chọn tốt nhất để giảm thiểu nguy cơ đột quỵ

Những dấu hiệu nhận biết người bị đột quỵ

Liên quan tới phát hiện đột quỵ, theo khuyến cáo của Hiệp hội Đột quỵ quốc gia Hoa Kỳ, có thể ghi nhớ ngắn gọn bằng cụm chữ cái “FAST” mang ý nghĩa như sau:

F (Face)- Khuôn mặt: Yêu cầu người bệnh cười. Nếu một bên của khuôn mặt nụ cười méo xệch hoặc xệ xuống, người đó có thể bị đột quỵ.

A (Arms) - Tay: Yêu cầu người bệnh nâng cả hai tay lên. Nếu người đó gặp khó khăn với một bên cánh tay cũng có thể là một dấu hiệu cho thấy người này có thể bị đột quỵ.

S (Speech) - Phát ngôn: Yêu cầu người đó nói. Nếu lời nói ngọng hoặc không thể phát âm, người đó có thể bị đột quỵ.

T (Time) - Thời gian: Bởi thời gian đối với người bệnh đột quỵ vô cùng quan trọng, nên nếu có bất kỳ triệu chứng nào ở trên, phải gọi cấp cứu ngay lập tức. Sau khi đột quỵ xảy ra, nếu chậm chễ hoặc không được điều trị tổn thương não do đột quỵ có thể dẫn đến tình trạng tàn phế vĩnh viễn hoặc tử vong.

Cấp cứu khẩn cấp có thể ngăn ngừa tổn thương đột quỵ, giúp người bệnh có cơ hội sống sót tốt hơn và phục hồi sức khỏe với ít biến chứng hơn.

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Lợi ích sức khoẻ tuyệt vời từ quả sung

Lợi ích sức khoẻ tuyệt vời từ quả sung

Trong Đông y, quả sung có tính bình, vị ngọt giúp kiện tỳ thanh tràng (kích thích tiêu hóa, làm sạch ruột), giải độc, tiêu thũng, thường được dùng để chữa các bệnh về tiêu hóa, kiết lỵ, viêm ruột, táo bón, trĩ.