Sạc ôtô điện dưới trời mưa có thực sự an toàn?

Xe điện ngày càng phổ biến và trở thành phương tiện được nhiều người dùng quan tâm, tuy nhiên sạc ôtô điện như thế nào cho an toàn vẫn là vấn đề mà nhiều người dùng chưa hiểu hết.

Sạc ôtô điện dưới trời mưa có thực sự an toàn?
Video: Hướng dẫn sạc ôtô điện tại trạm sạc của VinFast.
Vì vẫn còn khá mới mẻ nên người dùng cũng còn nhiều thắc mắc. Và vấn đề liên quan đến sạc ôtô điện, nhất là trong điều kiện thời tiết mưa gió cũng khiến nhiều người băn khoăn.
Theo đó, việc sạc ôtô điện dưới trời mưa hoàn toàn an toàn cho cả người lẫn phương tiện, vì xe điện lẫn trạm sạc đều được thử nghiệm kỹ lưỡng về tính an toàn dưới điều kiện khắc nghiệt mới có thể được bán ra trên thị trường.
Sac oto dien duoi troi mua co thuc su an toan?

Việc sạc ôtô điện dưới trời mưa hoàn toàn an toàn cho cả người lẫn phương tiện, vì xe điện lẫn trạm sạc đều được thử nghiệm kỹ lưỡng. 

Để ngăn chặn việc nước có thể ngấm vào dây điện nguy hiểm thì pin và hệ thống sạc của xe đã được các kỹ sư thiết kế để kín nước tối đa. Đồng thời, có tích hợp thêm nhiều công nghệ để bảo vệ tình trạng phóng điện, đoản mạch...

Khi phát hiện đoản mạch hay có nước xâm nhập, nguồn điện tại trạm sạc sẽ có cơ chế ngắt sạc, nhằm bảo vệ khách hàng cũng như bộ pin của xe, tránh tình trạng cháy nổ xảy ra.

Sac oto dien duoi troi mua co thuc su an toan?-Hinh-2
Quy trình sạc ôtô điện đều được các kỹ sư tính toán kỹ càng để đảm bảo an toàn, các linh kiện điện tử cũng phải được kiểm tra nghiêm ngặt. 

Quy trình sạc ôtô điện đều được các kỹ sư tính toán kỹ càng để đảm bảo an toàn, các linh kiện điện tử cũng phải được kiểm tra nghiêm ngặt theo đúng tiêu chuẩn như: chuẩn Ingress Protection (IP) chỉ mức độ chống bụi/nước được đặt ra bởi Ủy ban Kỹ thuật Điện Quốc tế (International Electrotechnical Commission - IEC).

Theo quy chuẩn IEC 60529, số càng cao thì khả năng chống chịu sự tác động của bụi/nước càng lớn. Chẳng hạn, độ chống bụi được biểu thị qua con số đầu tiên 1-6, độ chống nước là con số tiếp theo từ 1-8.

Sac oto dien duoi troi mua co thuc su an toan?-Hinh-3
Sạc ôtô điện trong mưa chỉ thực sự an toàn khi dùng bộ sạc chuyên dụng tại các trạm sạc. 
Tại các trụ sạc của VinFast tại Việt Nam, sạc đi kèm của xe điện sẽ có chỉ số chống nước khác nhau như IP65 (bộ điều khiển), IP55 (sạc khi cắm vào xe), và IP54 (sạc khi không cắm vào xe).
Tuy nhiên, sạc điện trong mưa chỉ thực sự an toàn khi dùng bộ sạc chuyên dụng tại các trạm sạc. Nếu dùng sạc thường tại nhà, việc sạc xe sẽ nguy hiểm y như bất kỳ vật dụng cắm điện nào khi bị ướt. Người dùng hãy đảm bảo rằng ổ cắm sạc và đầu sạc của xe khô ráo tại thời điểm kết nối để tránh trục trặc hoặc chậm trễ.

6 phích cắm sạc ôtô điện phổ biến thế giới, VinFast dùng loại nào?

Trong ngành công nghiệp ôtô điện hiện có nhiều cấp độ sạc và các loại phích cắm sạc khác nhau. Điều này có thể khiến những người mới dùng xe ôtô điện sẽ cảm thấy bối rối.

6 phích cắm sạc ôtô điện phổ biến thế giới, VinFast dùng loại nào?
Ngày càng có nhiều người tiêu dùng chuyển đổi từ xe động cơ xăng, dầu truyền thống sang xe ôtô chạy điện. Tuy nhiên, có khá nhiều khái niệm và tiêu chuẩn mới mẻ liên quan đến ôtô điện mà không phải ai cũng hiểu rõ, ví dụ như các loại phích cắm sạc ôtô điện hoặc cấp độ sạc. Trong bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ giải thích rõ hơn về những điều này để các bạn không gặp khó khăn trong quá trình làm quen và sử dụng ôtô điện.

Những thuật ngữ sạc cần biết

Trước khi đi vào tìm hiểu các chuẩn sạc của ôtô điện, các bạn nên biết một số thuật ngữ liên quan đến sạc. Sự chuyển dịch sang ôtô điện đồng thời cũng mang đến những thuật ngữ hoặc đơn vị mới mẻ mà bạn sẽ ít gặp khi dùng xe xăng, dầu truyền thống. Cụ thể như sau:

- Ampe (A): Đơn vị đo lường dòng điện

- Đầu cắm sạc: Thiết bị gắn với dây sạc để kết nối với xe và cho phép sạc ôtô điện

6 phich cam sac oto dien pho bien the gioi, VinFast dung loai nao?

Ngày càng có nhiều người tiêu dùng chuyển đổi từ xe động cơ xăng, dầu truyền thống sang ôtô chạy điện. 

- Kilowatt (kW): Đơn vị đo thể hiện công suất đầu ra của mô-tơ điện. Có thể coi đây là đơn vị đo năng lượng mà mô-tơ điện tạo ra trong một khoảng thời gian. 1 kW sẽ tương đương với 1,34 mã lực.

- Kilowatt/giờ (kWh): Đơn vị đo điện năng tiêu thụ của cụm pin trên ôtô điện. 1 kWh tương đương với lượng điện năng sử dụng để giữ thiết bị 1.000 W hay 1 kW chạy trong 1 giờ.

- Thời gian sử dụng: Phương pháp đo và tính phí dựa trên số điện mà xe của bạn tiêu thụ khi sạc pin. Thông thường, khi sạc vào giờ cao điểm, người dùng sẽ bị tính phí nhiều hơn.

- Volt (V): Đơn vị đo điện áp để dòng điện di chuyển trong dây sạc.

Các cấp độ sạc của ôtô điện

Hiện ôtô điện có 3 cấp độ sạc, được chia dựa trên tốc độ và công suất. Người dùng ôtô điện nên hiểu rõ về các cấp độ sạc này vì mỗi cấp độ sẽ có những ưu, nhược điểm riêng.

Cấp độ 1: sạc 120V

Cấp độ 1 (Level 1) là lựa chọn rất phổ biến. Với cấp độ này, bạn có thể cắm vào bất kỳ bộ sạc gắn tường nào mà không gặp vấn đề gì.

Ở cấp độ 1, 110-120V là điện áp tối thiểu mà bạn có thể nạp vào chiếc ôtô điện của mình. Với bộ sạc gắn tường 120V có công suất 1,4 kW, cung cấp dòng điện 12A, mỗi giờ đồng hồ, bạn chỉ có thể tăng phạm vi hoạt động của xe thêm 3-5 dặm (khoảng 5 - 8 km). Nếu chiếc ôtô điện của bạn có cụm pin 88 kWh, thời gian sạc sẽ kéo dài vài ngày chứ không phải vài giờ đồng hồ nữa. Theo tính toán của trang Electrek, thời gian sạc đầy cụm pin 88 kWh bằng sạc cấp độ 1 là gần 63 tiếng đồng hồ, tương đương gần 3 ngày.

Cấp độ 2: sạc 240V

Sạc cấp độ 2 đương nhiên sẽ nhanh hơn cấp độ 1 vì điện áp tăng gấp đôi. Loại sạc này thường được tìm thấy ở những trạm sạc công cộng. Bộ sạc 220-240V cung cấp dòng điện khoảng 40A và các nhà sản xuất thường khuyên là nên lắp ở nhà hoặc trong gara nếu được. Thợ điện hoặc các chuyên viên kỹ thuật đều có thể dễ dàng lắp bộ sạc này tại nhà cho chủ xe.

6 phich cam sac oto dien pho bien the gioi, VinFast dung loai nao?-Hinh-2

Các nhà sản xuất thường khuyên người dùng ô tô điện nên lắp bộ sạc cấp độ 2 ở nhà hoặc gara.

Nếu dùng bộ sạc 240V với công suất tối đa khoảng 7,7 kW, bạn có thể sạc cụm pin 88 kWh nhanh hơn, rơi vào khoảng 11,5 tiếng đồng hồ.
Cấp độ 3: sạc nhanh DC (điện một chiều) hoặc sạc Supercharger
Tên gọi của sạc cấp độ 3 có thể thay đổi nhưng quy trình thì giống nhau. Sạc cấp độ 3 không dùng dòng điện xoay chiều AC như trên mà lấy điện năng trực tiếp từ lưới điện. Mặc dù đòi hỏi dòng điện cao hơn (480V và 100A trở lên), công suất đầu ra của sạc cấp độ 3 cũng rất lớn.
Sạc nhanh DC có thể cung cấp công suất 50-350 kW, thậm chí lên đến 400 kW ở một số quốc gia châu Âu. Tùy thuộc vào công suất, sạc cấp độ 3 có thể nạp đầy pin cho chiếc ô tô điện của bạn trong thời gian từ 20 - 30 phút. Loại sạc này phù hợp với các điểm dừng nghỉ chân hoặc cửa hàng bán lẻ, nơi bạn không thể đỗ lại quá lâu.
Ví dụ như bộ sạc nhanh DC của Hyundai Ioniq 5 có thể tăng dung lượng pin từ 20 - 80% trong thời gian chỉ 16 phút. Tất nhiên, không phải mẫu ô tô điện nào cũng có thể dùng bộ sạc nhanh.
Các loại phích cắm sạc ôtô điện

Với mỗi loại ôtô điện, phích cắm sạc có thể thay đổi. Tuy nhiên, phích cắm sạc thường được phân chia theo 2 loại sạc là sạc chậm AC và sạc nhanh D.

6 phich cam sac oto dien pho bien the gioi, VinFast dung loai nao?-Hinh-3

Các loại phích cắm sạc ô tô điện đang được dùng trên thế giới

Phích cắm sạc SAE J1772

Phích cắm sạc SAE J1772 là tiêu chuẩn chung của ngành công nghiệp dành cho mọi mẫu ô tô điện dùng bộ sạc cấp độ 1 và 2. Dù là dây sạc đi kèm theo xe hay sạc cấp độ 2 ở trạm sạc công cộng, phích cắm sạc SAE J1772 đều có thể kết nối được.

Cây năng lượng mặt trời giúp sạc ôtô điện từ 510 triệu đồng

Theo CNN, công ty khởi nghiệp SolarBotanic Trees vừa hoàn thành nguyên mẫu thử nghiệm của “cây năng lượng” – mô hình trạm sạc xe điện bằng pin năng lượng mặt trời có hình dáng một cái cây.

Cây năng lượng mặt trời giúp sạc ôtô điện từ 510 triệu đồng
  
Có chiều cao tổng thể 4,5 m và tán rộng 7 m, cây năng lượng của SolarBotanic Trees có thể dễ dàng lắp đặt tại các không gian công cộng. Theo nhà sản xuất, sản phẩm này sẽ hấp thụ năng lượng mặt trời thông qua các “lá” quang điện nano, sau đó lưu trữ điện năng trong cục pin đặt trong thân cây.

Ôtô điện đầy pin vẫn đỗ tại trạm sạc có thể sẽ bị tính phí

Việc áp dụng tính phí đối với những chiếc ôtô điện vẫn cắm sạc tại trạm sau khi pin đầy hiện đang gây ra rất nhiều tranh cãi trong cộng đồng những người sở hữu xe điện.

Ôtô điện đầy pin vẫn đỗ tại trạm sạc có thể sẽ bị tính phí
  
Đơn vị cung cấp trạm sạc ôtô điện ở Úc là Chargefox sẽ thử nghiệm các khoản phí chờ tại một số trạm sạc của họ ở Tây Úc. Theo Chargefox, khi ngày càng có nhiều người chuyển sang sử dụng xe điện, điều quan trọng là phải có một mạng lưới sạc hiệu quả.

Đọc nhiều nhất

Tin mới

 TS Nguyễn Sĩ Dũng: Những chính sách đặc biệt của Vingroup

TS Nguyễn Sĩ Dũng: Những chính sách đặc biệt của Vingroup

TS Nguyễn Sĩ Dũng, nguyên Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội cho rằng, chiến dịch “Vì Thủ đô trong xanh” vừa được Vingroup phát động ngày 10/1 không chỉ giúp Hà Nội giải quyết “giặc ô nhiễm” mà còn cho thấy tấm lòng đáng trân trọng.