Rốt ráo tìm dấu chân loài thú bí ẩn nhất thế giới

Sau hai năm tìm kiếm, dự án "Giải cứu Sao la khỏi bờ vực tuyệt chủng" do Liên minh Châu Âu (EU) tài trợ thông qua tổ chức Re:wild chưa ghi nhận được hình ảnh của loài Sao la.

Được phát hiện lần đầu tiên tại VQG Vũ Quang, Hà Tĩnh vào năm 1992, Sao la trở thành loài thú lớn hiếm hoi được phát hiện trong thế kỷ 20. Loài thú bí ẩn này chỉ sinh sống ở những cánh rừng già Trường Sơn, dọc theo biên giới Việt – Lào với số lượng vô cùng ít ỏi.

Lần gần nhất Sao la được ghi nhận trong tự nhiên là năm 2013 thông qua hoạt động bẫy ảnh của WWF Việt Nam. Hơn 11 năm qua, chưa có thêm bức ảnh nào ghi nhận loài này trong tự nhiên bất chấp nỗ lực tìm kiếm không ngừng nghỉ của các tổ chức bảo tồn động vật hoang dã.

Trong nỗ lực bền bỉ ấy, với hy vọng có thể tìm kiếm và phục hồi quần thể thú bí ẩn này, một chương trình tìm kiếm Sao la ngoài tự nhiên mang tên "Giải cứu Sao la khỏi bờ vực tuyệt chủng" do EU tài trợ thông qua tổ chức Re:wild được triển khai từ tháng 10 năm 2022 đến tháng 7 năm 2024.

Rot rao tim dau chan loai thu bi an nhat the gioi

Hơn 11 năm qua, chưa ghi nhận được loài Sao la trong tự nhiên. Bức ảnh chụp Sao La năm 2013 của WWF - Việt Nam.

Dù chưa ghi nhận dấu chân loài Sao la, cũng chưa có bức ảnh nào chụp được loài thú quý hiếm này nhưng các hoạt động của dự án đã triển khai được nhiều phần việc nhằm tăng khả năng tìm kiếm và phát hiện loài thú này.

Các nhà bảo tồn đã xác định được 55 khu vực tiềm năng nhất từ tỉnh Nghệ An tới tỉnh Quảng Nam có khả năng còn sự hiện diện của Sao la và danh sách 46 người dân địa phương có kiến thức sinh thái bản địa. Đây là những người sẵn sàng tham gia hoạt động tìm kiếm Sao la cũng như hoạt động bảo tồn ngoại vi trong tương lai.

Theo đại diện của WWF Việt Nam, vượt xa so với mong đợi ban đầu, sự tham gia của đông đảo người dân địa phương có kiến thức về sinh thái bản địa sẽ là nền tảng cho việc triển khai các đợt điều tra thực địa chuyên sâu tiếp theo.

Các nhà bảo tồn cũng thực hiện khảo sát, nghiên cứu thực địa thông qua phương pháp bẫy ảnh và thu thập eDNA (mẫu DNA từ môi trường) để phát hiện những cá thể Sao la cuối cùng tại các khu vực ưu tiên.

Rot rao tim dau chan loai thu bi an nhat the gioi-Hinh-2

Các nhà bảo tồn thu thập mẫu nước để tìm kiếm dấu vết loài Sao La tại tỉnh Quảng Bình. Ảnh: WWF - Việt Nam.

Chương trình lắp đặt 2.543 lượt bẫy ảnh và thu thập 1.178 mẫu eDNA tại 16 khu vực có mức độ ưu tiên cao nhất ở Trung Trường Sơn, trong đó tập trung vào các địa điểm có dấu vết Sao la như đường mòn động vật hay di chuyển và các nguồn nước.

Hai năm qua, khoảng 852.529 bức ảnh đã được chụp và 1.178 mẫu eDNA đã được thu nhận. Những mẫu này được chuyển đến các chuyên gia ở Đức và đang được phân tích chuyên sâu.

Ngoài ra, trong nỗ lực tăng cường nhằm bảo tồn Sao la và quần thể động vật hoang dã, một chiến dịch truyền thông mang tên “Giữ rừng nguyên vẹn – Tái hẹn Sao la” đã được thực hiện để nâng cao nhận thức cộng đồng, tăng mức độ nhận diện Sao la trên toàn khu vực Trung Trường Sơn và kêu gọi cộng đồng cung cấp thông tin có giá trị nhằm hỗ trợ công tác phát hiện và bảo tồn Sao la. Chiến dịch đã được triển khai trên 22 kênh truyền thông, tiếp cận 5,6 triệu người và thu hút 316.000 lượt tương tác.

Theo Tiến sĩ Văn Ngọc Thịnh, Tổng Giám đốc WWF Việt Nam, Tổ chức này vẫn có niềm tin trong vùng núi rừng của Trung Trường Sơn, ở một số nơi chưa thể khảo sát vẫn còn một số cá thể Sao la tồn tại.

“Với những nỗ lực chung của Chính phủ Việt Nam, các cơ quan quản lý nhà nước, các tổ chức bảo tồn và cộng đồng những người yêu thiên nhiên, WWF Việt Nam tin rằng vẫn còn cơ hội đảo ngược quá trình suy giảm đa dạng sinh học đang diễn ra nhanh chóng tại Việt Nam và trên phạm vi toàn cầu. Dẫu vậy, để đạt được mục tiêu khôi phục hệ sinh thái, bảo tồn các loài hoang dã, chúng ta cần gấp rút hành động và hành động hiệu quả”, ông Thịnh nói.

Ghi nhận nhiều loài thú quý hiếm khi tìm kiếm Sao la

Trong hành trình tìm kiếm loài Sao la, Dự án đã ghi nhận sự xuất hiện của 59 loài động vật hoang dã quý hiếm, có nguy cơ đe doạ cao ở vùng cảnh quan Trung Trường Sơn. Bốn trong số đó là những loài cực kỳ nguy cấp gồm Mang lớn, Tê tê, Chà vá chân nâu và Trĩ sao, riêng Mang lớn, loài thú phát hiện từ những năm 90 rất hiếm được ghi nhận trong tự nhiên. Ngoài ra, có 5 loài ở mức Nguy cấp gồm Voọc đen Hà Tĩnh, Voọc xám, Thỏ vằn, Cầy vằn bắc và Rùa núi viền.

Rot rao tim dau chan loai thu bi an nhat the gioi-Hinh-3

Loài Mang lớn được ghi nhận tại VQG Vũ Quang, Hà Tĩnh trong hành trình tìm kiếm loài Sao la. Ảnh: WWF Việt Nam.

Theo đại diện của WWF Việt Nam, dữ liệu về quần thể động vật hoang dã này sẽ là cơ sở quan trọng cho dữ liệu đa dạng sinh học của vùng Trung Trường Sơn nói chung và là cơ sở để các Vườn Quốc gia, Khu Bảo tồn và các chủ rừng xây dựng phương án bảo tồn phù hợp.

Đại diện WWF Việt Nam kêu gọi người dân, nhất là người dân sống ở gần các khu rừng nâng cao nhận thức bảo tồn động vật hoang dã. Nếu các hành động săn bắt trái phép tiếp tục thì hành trình truy vết không chỉ dừng lại ở Sao la. Những Mang Trường Sơn, Gà lôi, Chà vá chân nâu, Thỏ vằn Trường Sơn hay các loài động vật khác đều có nguy cơ bị mất dần đi trong tự nhiên. Con người, vì thế, có nguy cơ phải đối mặt với tình trạng mất đa dạng sinh học cùng đứt gãy cân bằng sinh thái với những hậu quả vô cùng nghiêm trọng.

 

Ấn định thời điểm rước đuốc SEA Games 31

Lễ rước đuốc SEA Games 31 sẽ đi qua 11 tỉnh, thành phố tổ chức các môn, trước khi đến điểm cuối là Hà Nội, nơi tổ chức lễ khai mạc.

Sáng 28/2, bà Lê Thị Hoàng Yến - Phó tổng cục trưởng Thể dục Thể thao - cho biết Lễ rước đuốc SEA Games 31 sẽ diễn ra 31 ngày trước khi Đại hội bắt đầu, nhằm tượng trưng cho kỳ Đại hội lần thứ 31. Theo đó, Lễ rước đuốc dự kiến bắt đầu ngày 11/4 tại Đền Hùng (Phú Thọ), đi qua các tỉnh, thành phố đăng cai, rồi về đến Hà Nội.

Thông tin trên được công bố trong Hội nghị Truyền thông quốc tế SEA Games 31 lần thứ nhất, diễn ra ở trụ sở Bộ Thông tin và Truyền thông. Tham dự hội nghị có Thứ trưởng Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch, Phó ban tổ chức thường trực SEA Games 31 Hoàng Đào Cương, cùng đại diện các Tiểu ban thuộc Ban tổ chức.

Vì sao Sao la được chọn là linh vật SEA GAMES 31?

Theo thông tin chính thức, linh vật SEA Games 31 là con Sao la. Đây là một trong những loài thú hiếm nhất trên thế giới và có tên trong sách đỏ Việt Nam.

Vi sao Sao la duoc chon la linh vat SEA GAMES 31?
Vào tháng 5 tới đây, SEA Games 31 sẽ được khai mạc tại thủ đô Hà Nội, Việt Nam. Liên quan đến sự kiện thể thao lớn này, nhiều người tò mò về linh vật của kỳ đại hội thể thao Đông Nam Á. 
Vi sao Sao la duoc chon la linh vat SEA GAMES 31?-Hinh-2
Theo bà Lê Thị Hoàng Yến - Phó Tổng cục trưởng Thể dục Thể thao, sau gần 2 năm tổ chức, phát động cuộc thi, trải qua nhiều khó khăn, ban tổ chức nhận được 1.467 bài dự thi, bao gồm biểu trưng (logo) và biểu tượng vui (mascot). 
Vi sao Sao la duoc chon la linh vat SEA GAMES 31?-Hinh-3
Trong đó, họa sĩ Ngô Xuân Khôi giành giải nhất với tác phẩm Sao la ở cuộc thi sáng tác biểu tượng vui (mascot). Do vậy, linh vật SEA Games 31 chính thức là con Sao la. 
Vi sao Sao la duoc chon la linh vat SEA GAMES 31?-Hinh-4
Tổng cục Thể dục Thể thao cho hay tác phẩm Sao la của họa sĩ Ngô Xuân Khôi được lựa chọn vì đáp ứng được các tiêu chí về bố cục, tính thẩm mỹ và ý nghĩa. 
Vi sao Sao la duoc chon la linh vat SEA GAMES 31?-Hinh-5
Thông qua linh vật Sao la, bạn bè trong khu vực và thế giới sẽ biết thêm những giá trị rất đặc biệt mà thiên nhiên đã ban tặng cho đất nước Việt Nam. 
Vi sao Sao la duoc chon la linh vat SEA GAMES 31?-Hinh-6
Trên thực tế, Sao la là một trong những loài thú hiếm nhất trên thế giới. Chúng chỉ sinh sống tại vùng rừng núi hẻo lánh thuộc Trung Trường Sơn Việt Nam và Nam Lào. 
Vi sao Sao la duoc chon la linh vat SEA GAMES 31?-Hinh-7
 Sao la có chiều dài khoảng từ 1,3 - 1,5 m, cao 0,9m và nặng khoảng 100 kg. Chúng có bộ lông màu nâu sẫm, sừng dài và mảnh dẻ, hướng thẳng về phía sau và có thể dài đến 51 cm. Sao la được xếp hạng bảo tồn nguy cấp trong Sách đỏ Việt Nam.
Vi sao Sao la duoc chon la linh vat SEA GAMES 31?-Hinh-8
Họa sĩ Ngô Xuân Khôi chia sẻ ông biết đến cuộc thiết kế logo và biểu tượng vui cho SEA Games 31 từ năm 2019. Vì vậy, ông rất hào hứng tham gia cuộc thi thiết kế dù biết sẽ có sự cạnh tranh lớn. Ông có thời gian dài trăn trở suy nghĩ về việc lựa chọn loài vật nào làm linh vật. Đến một hôm, ông nhớ tới bài báo từng đọc khoảng 30 năm trước nói về Sao la. 
Vi sao Sao la duoc chon la linh vat SEA GAMES 31?-Hinh-9
Đó là lần đầu phát hiện loài thú quý hiếm này tại miền Trung Việt Nam nên thu hút sự quan tâm của giới khoa học trong và ngoài nước. Từ đây, họa sĩ Ngô Xuân Khôi tra cứu các tư liệu về sao la rồi vẽ các phác thảo, dựng hình đổi màu trên máy tính. Ông cho hay đã hoàn thành bài thi sáng tác biểu tượng vui (mascot) trong 2 tuần kể từ khi đọc thông báo của ban tổ chức. 
Vi sao Sao la duoc chon la linh vat SEA GAMES 31?-Hinh-10
 Ông cố gắng bám sát yêu cầu của ban tổ chức trong thiết kế linh vật mang đạm bản sắc của đất nước cũng như thuận tiện cho việc sản xuất thú nhồi bông. Chính vì vậy, khi Sao la được chọn làm linh vật cho SEA Games 31, họa sĩ Ngô Xuân Khôi rất vui, tự hào và xúc động.

Vì sao Sao la được mệnh danh là “Kỳ lân châu Á“?

Sao la được chọn làm linh vật cho SEA Games 31. Loài động vật này được chọn cực kỳ quý hiếm và được mệnh danh là “kỳ lân châu Á”.

Vi sao Sao la duoc menh danh la “Ky lan chau A“?
Được chọn làm linh vật cho SEA Games 31, Sao la (tên khoa học Pseudoryx nghetinhensis) được phát hiện lần đầu tiên trên thế giới là tại Vườn Quốc gia Vũ Quang, tỉnh Hà Tĩnh, Việt Nam vào năm 1992. 

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Lợi ích sức khoẻ tuyệt vời từ quả sung

Lợi ích sức khoẻ tuyệt vời từ quả sung

Trong Đông y, quả sung có tính bình, vị ngọt giúp kiện tỳ thanh tràng (kích thích tiêu hóa, làm sạch ruột), giải độc, tiêu thũng, thường được dùng để chữa các bệnh về tiêu hóa, kiết lỵ, viêm ruột, táo bón, trĩ.