Quy trách nhiệm cụ thể sẽ chấm dứt hiểm họa tài xế nghiện ma túy!

(Kiến Thức) - chấm dứt tình trạng tài xế sử dụng ma túy gây nên những vụ tai nạn thảm khốc cần quy trách nhiệm cụ thể cho doanh nghiệp vận tải, trung tâm đào tạo lái xe thậm chí lãnh đạo chính quyền địa phương, ban ngành liên quan.

Quy trách nhiệm cụ thể sẽ chấm dứt hiểm họa tài xế nghiện ma túy!
Đầu năm 2019 liên tiếp những vụ tai nạn giao thông thảm khốc xảy ra liên quan đến việc tài xế sử dụng ma túy khiến dư luận vừa phẫn nộ vừa bất an. Điển hình là vụ container đâm hàng chục xe máy dừng đèn đỏ ở Long An khiến 20 người thương vong và mới đây là vụ tai nạn ở Hải Dương khi xe tải tông thẳng vào đoàn cán bộ xã Kim Lương đi bộ ven quốc lộ 5 khiến 8 người tử vong, 8 người khác bị thương. Cả hai tài xế gây nên hai vụ tai nạn giao thông trên đều dương tính với ma túy.
Hai vụ tai nạn với số người thương vong khủng khiếp ở Long An và Hải Dương cho thấy, việc tài xế sử dụng ma túy điều khiển phương tiện không chỉ là sự báo động mà đã trở thành hiểm họa.
Quy trach nhiem cu the se cham dut hiem hoa tai xe nghien ma tuy!
Hiện trường vụ tai nạn ở Hải Dương. 
Và những hiểm họa này không khó để phát hiện khi các cuộc ra quân tổng kiểm tra hành chính đối với tài xế trên toàn quốc mới đây, lực lượng chức năng đã phát hiện nhiều lái xe dương tính với ma túy.
Cụ thể, tại hai cảng Cát Lái, cảng VIC (TP HCM), cơ quan chức năng khi tiến hành test ma túy cho các tài xế phát hiện 2/23 tài xế đầu kéo bị phát hiện có sử dụng ma túy. Tại Lai Châu khi kiểm tra 275 tài xế xe khách, xe ô tô tải, lực lượng chức năng đã phát hiện 12 người có sử dụng ma túy. Tại Nghệ An và Quảng Bình, thậm chí còn phát hiện 3 tài xế dương tính với ma túy khi đang điều khiển phương tiện. Nguy hiểm hơn, có một trường hợp 1 tài xế điều khiển xe taxi từ Hà Nội vào Nghệ An thừa nhận trước đó có sử dụng cả ma túy tổng hợp và "cỏ Mỹ".
Để chặn đứng hiểm họa tài xế sử dụng ma túy, dư luận đặt ra nhiều câu hỏi lực lượng chức năng khi phát hiện ra hàng loạt tài xế sử dụng ma túy rồi xử lý thế nào? Có giải pháp chấm dứt triệt để tình trạng này hay chỉ rộ lên cho có phong trào?
Bởi việc tài xế sử dụng ma túy đã tồn tại từ lâu. Hiện tượng các tài xế xe tải, container, xe khách sử dụng ma túy đã liên tục được cảnh báo. Tất nhiên, cơ quan chức năng đã nắm được thực trạng này nhưng những giải pháp đưa ra chưa đủ mạnh để chấm dứt hiểm họa trên.
Một con số mà đại tá Trần Sơn - nguyên Phó Phòng hướng dẫn Luật và điều tra, giải quyết tai nạn giao thông, Cục CSGT (Bộ Công an) khi trao đổi với báo chí đã đưa ra, cách đây khoảng 6 - 7 năm, ngành giao thông phối hợp với ngành y tế kiểm tra, khảo sát với các lái xe container, xe tải nặng, xe kéo... thì có tới gần 40% số lái xe dương tính với ma túy khiến nhiều người giật mình. Nhưng đến nay, những “hung thần ngáo đá” vẫn ôm vô lăng gây ra những vụ tai nạn thảm khốc.
Dư luận cũng đặt ra đằng sau câu chuyện tài xế sử dụng ma túy, trách nhiệm thuộc về ai?
Khi tài xế sử dụng ma túy, gây ra những vụ tai nạn thảm khốc thì đương nhiên người đầu tiên phải chịu trách nhiệm là tài xế. Tuy nhiên, không thể không nói đến trách nhiệm của các doanh nghiệp vận tải.
Trên thực tế Luật Giao thông đường bộ đã quy định rất rõ ràng về thời gian cầm lái của lái xe. Cụ thể người lái xe ô tô chạy tuyến đường dài không được lái xe quá 10 giờ mỗi ngày và liên tục 4 tiếng. Sau 2,5-3 tiếng, tài xế phải nghỉ từ 30-45 phút mới tiếp tục cầm lái. Điều 8 luật này cũng nghiêm cấm hành vi điều khiển phương tiện giao thông đường bộ mà trong cơ thể có chất ma túy.
Tuy nhiên thực tế, đối với các lái xe tải nhất là xe container, hầu hết đều vượt nhiều khung thời gian cho phép. Hậu quả đã dẫn đến tình trạng thiếu ngủ, mệt mỏi của các lái xe. Nhiều lái xe đã sử dụng ma túy để tỉnh táo, chống lại cơn buồn ngủ. Hậu quả của những sai lầm, cơn say, phê thuốc này lại là những vụ TNGT kinh hoàng.
Tất nhiên, một nguyên nhân dẫn đến thực tế trên có cả những chủ doanh nghiệp vận tải chạy theo lợi nhuận, chấp nhận để lái xe chạy quá thời gian quy định, sử dụng lái xe không đảm bảo sức khỏe, thậm chí biết lái xe nghiện ma túy nhưng vẫn bất chấp sử dụng.
Việc dễ dàng bỏ qua luật, tăng ca, giao chuyến, thậm chí “khoán trắng” cho lái xe của chủ doanh nghiệp; thực hiện kiểm tra sức khỏe với lái xe định kỳ 6 tháng 1 lần nhưng vẫn phó mặc cho lái xe tự đi khám rồi mang kết quả về…khiến những vụ tai nạn giao thông thảm khốc xảy ra thì không thể không phải chịu trách nhiệm.
Trách nhiệm thứ ba thuộc về trung tâm sát hạch đào tạo lái xe khi vì quyền lợi mà dễ dàng chấp nhận những hành vi tiêu cực, cấp giấy phép lái xe cho những người không đủ tiêu chuẩn, sức khỏe.
Để hạn chế chấm dứt tình trạng tài xế nghiện ma túy điều khiển phương tiện giao thông, trước mắt, siết chặt kiểm tra, xử lý nghiêm những tài xế sử dụng chất kích thích, ma túy khi lái xe.
Hiện nay Cục CSGT cùng các cán bộ Trung tâm Giám định ma túy, Viện Khoa học hình sự, (Bộ Công an) thực hiện chuyên trách “test nhanh” ma túy của lái xe. Dư luận mong rằng, cần trang bị bộ kiểm tra ma túy cho tất cả các chốt giao thông trên quốc lộ để kịp thời phát hiện, loại bỏ những tài xế sử dụng ma túy. Đồng thời, tước bằng lái xe vĩnh viễn với những tài xế dương tính với ma túy và công khai danh sách những tài xế nghiện ma túy để các doanh nghiệp nắm được thông tin khi tuyển dụng, tránh tình trạng tài xế khi bị phát hiện và xử phạt ở công ty này thì nghỉ việc chuyển sang công ty khác.
Cùng với đó, cần chế tài mạnh tay hơn với các doanh nghiệp vận tải có lái xe dương tính với ma túy do buông lỏng quản lý, giám sát. Trong trường hợp, nếu tài xế sử dụng ma túy thì chủ doanh nghiệp vận tải sử dụng tài xế đó cũng phải chịu trách nhiệm như tước giấy phép kinh doanh vận tải, thậm chí chịu trách nhiệm hình sự mới đủ sức răn đe. Bởi ngay trong Bộ luật Hình sự đã có quy định về tội giao phương tiện cho người không đủ điều kiện gây hậu quả, tức là liên quan đến chủ sở hữu phương tiện là tổ chức, là cá nhân.
Việc ràng buộc trách nhiệm với doanh nghiệp sẽ khiến họ phải sàng lọc đội ngũ lái xe ngay từ đầu vào và thông qua những đợt kiểm tra sức khỏe định kỳ, đột xuất, kịp thời phát hiện, sa thải, xử lý những lái xe nghiện ma túy, chất kích thích gây nguy hiểm tiềm ẩn xảy ra tai nạn giao thông.
Đồng thời, cần có quy chế chịu trách nhiệm cụ thể cho lãnh đạo địa phương. Địa phương nào để xảy ra tình trạng tài xế sử dụng ma túy thì lãnh đạo địa phương phải chịu trách nhiệm. Bởi có gắn trách nhiệm cụ thể thì người ta mới rốt ráo đôn đốc kiểm tra xử lý những vi phạm.

Tai nạn ở Hải Dương: Xe tải đâm vào đoàn người đi viếng nghĩa trang

(Kiến Thức) - Một chiếc xe tải đang lưu thông trên QL5 đã đâm vào một đoàn người đi viếng nghĩa trang liệt sĩ về, hậu quả ban đầu vụ tai nạn ở Hải Dương khiến 8 người chết.

Tai nạn ở Hải Dương: Xe tải đâm vào đoàn người đi viếng nghĩa trang
Tai nan o Hai Duong: Xe tai dam vao doan nguoi di vieng nghia trang
Trao đổi với PV Kiến Thức vụ tai nạn ở Hải Dương, chiều ngày 21/1, Trung tá, Nguyễn Văn Khánh, Trạm trưởng trạm CSGT Công an tỉnh Hải Dương cho biết, vào khoảng 14h20, tại km76 Quốc lộ 5, đoạn qua địa phận xã Kim Lương (huyện Kim Thành, tỉnh Hải Dương) đã xảy ra vụ tai nạn giao thông đặc biệt nghiêm trọng khi một chiếc xe tải đâm vào đoàn người đi viếng nghĩa trang liệt sĩ khiến nhiều người thương vong.

Tai nạn ở Hải Dương: 8 nạn nhân đều là cán bộ xã

(Kiến Thức) - Cả 8 nạn nhân vụ tai nạn ở Hải Dương đều là cán bộ xã Kim Lương. Hiện trường vụ tai nạn hiện đang được phong tỏa chặt phục vụ công tác khám nghiệm...

Tai nạn ở Hải Dương: 8 nạn nhân đều là cán bộ xã
Theo Ủy ban ATGT Quốc gia, hồi 13h55 tại Km 76+410, QL5, thuộc địa bàn xã Kim Lương, Kim Thành, Hải Dương xảy ra vụ tai nạn giao thông (TNGT) đặc biệt nghiêm trọng do xe tải đâm vào đoàn người đi viếng nghĩa trang.
Vụ tai nạn ở Hải Dương khiến 7 người chết tại chỗ, 1 người chết tại bệnh viện và 5 người khác bị thương.

Tai nạn ở Hải Dương: Nguyên nhân xe tải đâm 13 người thương vong

(Kiến Thức) - Bước đầu, nguyên nhân vụ tai nạn ở Hải Dương được đánh giá là do xe tải đã đi vào làn đường dành cho xe thô sơ, thiếu quan sát nên tông vào đoàn cán bộ xã Kim Lương.

Tai nạn ở Hải Dương: Nguyên nhân xe tải đâm 13 người thương vong

Thông tin mới nhất liên quan vụ tai nạn ở Hải Dương khiến 8 người chết, chiều tối ngày 21/1, ông Khuất Việt Hùng, Phó chủ tịch chuyên trách Ủy ban ATGT Quốc gia đã tới hiện trường vụ TNGT chỉ đạo công tác khắc phục hậu quả và thăm hỏi gia đình các nạn nhân.

Trao đổi với PV tại hiện trường, ông Khuất Việt Hùng cho biết, nguyên nhân chính thức vụ TNGT vẫn đang được cơ quan chức năng tỉnh Hải Dương điều tra, làm rõ.

Trong khi đó, theo Đại tá Nguyễn Đức Hiển - Phó giám đốc công an tỉnh Hải Dương, nguyên nhân vụ tai nạn ở Hải Dương bước đầu được đánh giá là do xe tải đã đi vào làn đường dành cho xe thô sơ, thiếu quan sát dẫn đến vụ tai nạn thương tâm.

Tai nan o Hai Duong: Nguyen nhan xe tai dam 13 nguoi thuong vong
Ông Khuất Việt Hùng tại hiện trường vụ tai nạn. 
Trước đó, hồi 13h55 tại Km 76+410, QL5, thuộc địa bàn xã Kim Lương, Kim Thành, Hải Dương xảy ra vụ tai nạn giao thông (TNGT) đặc biệt nghiêm trọng do xe tải biển kiểm soát 29C-71953 đâm vào đoàn người đi viếng nghĩa trang.

Đọc nhiều nhất

Cán bộ Kiểm sát hát karaoke “ôm”, lãnh đạo Thi hành án nghi vào nhà nghỉ... hiểu luật vi phạm, xử sao cho đáng?

Cán bộ Kiểm sát hát karaoke “ôm”, lãnh đạo Thi hành án nghi vào nhà nghỉ... hiểu luật vi phạm, xử sao cho đáng?

(Kiến Thức) - Hai vụ việc mới đây liên quan đến cán bộ Viện Kiểm sát huyện đi hát karaoke "ôm", và clip quan hệ trong nhà nghỉ nghi là lãnh đạo ngành Thi hành án Hậu Giang khiến dư luận lắc đầu ngán ngẩm khi những người làm luật lại vi phạm luật, quy định ngành và cả đạo đức.
3 cán bộ vỡ nợ: Trách nhiệm Sacombank thế nào?

3 cán bộ vỡ nợ: Trách nhiệm Sacombank thế nào?

Liên quan đến 3 cán bộ Sacombank vỡ nợ, các luật sư cho rằng, nếu 3 cán bộ này lợi dụng chức vụ và uy tín của ngân hàng, chiếm dụng tiền của khách hàng thì Sacombank phải có trách nhiệm bồi thường cho khách hàng.
"Ổ dịch" Covid-19 Bệnh viện Bạch Mai: "Dập dịch" thế nào hiệu quả?

"Ổ dịch" Covid-19 Bệnh viện Bạch Mai: "Dập dịch" thế nào hiệu quả?

(Kiến Thức) - BV Bạch Mai có 5 trường hợp dương tính Covid-19 và đang có dấu hiệu lây chéo. Trong khi đó, lượng người ra vào viện mỗi ngày lên tới 6.000-8.000 vào khám bệnh, hiện nay khoảng 3.000-3.500 người. Dư luận cho rằng, cần có biện pháp mạnh để kiểm soát dịch bệnh, thậm chí phong tỏa bệnh viện để không gây bùng dịch.

Tin mới