Quầy bánh trung thu chiếm vỉa hè, ai cấp phép?

(Kiến Thức) - Vỉa hè nhiều tuyến phố của Thủ đô đang bị chiếm dụng làm các quầy bánh bánh thu. Họ có giấy phép kinh doanh trên... vỉa hè do Sở Giao thông vận tải cấp.

 Quầy bánh trung thu chiếm vỉa hè, ai cấp phép?
Quán trà đá "ghen" với quầy bánh trung thu
Những ngày qua, theo ghi nhận của PV Kiến Thức trên một số tuyến đường của Thủ đô như: Xuân Thủy, Cầu Giấy, Láng Hạ, Kim Mã, Nguyễn Chí Thanh, Thái Hà, Láng Hạ… các vỉa hè đã và đang bị chiếm dụng làm địa điểm bán bánh trung thu.
Các địa điểm bán bánh trung thu lấn chiếm vải hè trên phố Tây Sơn.
Các địa điểm bán bánh trung thu lấn chiếm vải hè trên phố Tây Sơn.
Ở vỉa hè đường Xuân Thủy, phường Dịch Vọng Hậu, quận Cầu Giấy, chị Nguyễn Thu Hà, chủ quán trà đá ở đây bức xúc nói: “Các địa điểm bán bánh trung thu thi nhau lấn chiếm vỉa hè, khách đến mua bánh ngang nhiên để xe dưới lòng đường, nhưng không thấy công an phường xử lý.
Chúng tôi bán hàng nước chỉ bằng một phần mười các cửa hàng bánh trung thu nhưng thường xuyên bị nhắc nhở, thậm chí có hôm còn bị thu cả bàn, ghế…”.
Quầy bánh trung thu chiếm gần hết vỉa hè đường Nguyễn Chí Thanh, quận Đống Đa.
 Quầy bánh trung thu chiếm gần hết vỉa hè đường Nguyễn Chí Thanh, quận Đống Đa.
Còn chị Trần Thị Thu, người bán hàng nước ở vỉa hè đường Nguyễn Phong Sắc, phường Dịch Vọng, quận Cầu Giấy, thắc mắc: "Các công ty kinh doanh bánh trung thu là công ty lớn, họ chiếm vỉa hè lớn. Chúng tôi là người dân nghèo cũng muốn như vây, nhưng không được là tại sao? Người kinh doanh lớn cũng là dân, chúng tôi buôn bán nhỏ lẻ cũng là dân sao chúng tôi không được như họ. Như thế là cơ quan chức năng thiếu công bằng”.
Chính quyền địa phương nói gì? 
Xe cảnh sát phường đứng trước địa điểm bán bánh trung thu ở phố Tây Sơn, quận Đống Đa, Hà Nội.
Xe cảnh sát phường đứng trước địa điểm bán bánh trung thu ở phố Tây Sơn, quận Đống Đa, Hà Nội.
Trao đổi với PV Kiến Thức, Trung tá Mạc Đình Thắng - Trưởng công an phường Dịch Vọng Hậu (quận Cầu Giấy, Hà Nội) cho biết: Những địa điểm bán bánh trung thu trên vỉa hè phải được Sở Giao thông vận tải TP. Hà Nội cấp phép mới được kinh doanh buôn bán. 
Cơ quan công an phường chỉ xử lý khi các địa điểm bán bánh trung thu đó lấn chiếm vỉa hè, lòng đường quá mức cho phép.
Theo Trung tá Thắng, ngày 22/8, công an phường đã yêu cầu một cửa hàng bánh trung thu tự ý mở trên vỉa hè đường Xuân Thủy, cạnh cổng trường ĐH Sư phạm Hà Nội phải dỡ bỏ.  
Còn ông Nguyễn Quang Hồng, Chủ tịch UBND phường Dịch Vọng Hậu cho biết: “Các địa điểm kinh doanh bánh trung thu ở trên địa bàn phải báo chính quyền địa phương. Họ đưa đầy đủ các thủ tục kinh doanh cần thiết thì chúng tôi mới chấp thuận cho bán".
Anh Nguyễn Văn Ngọc, người thường xuyên qua phố Tây Sơn (quận Đống Đa, Hà Nội), lo lắng: "Còn tháng nữa mới tới rằm Trung thu, giờ các quầy bán bánh trung thu ít người đến mua nên không xảy ra ách tắc. 
Nhưng gần đến ngày tết Trung thu, người mua nhiều, chắc chắn các địa điểm bán bánh sẽ gây ách tắc cục bộ. Người đi bộ mua bánh có, người đi xe máy, ô tô có... mỗi người dừng xe hay đứng lại vài phút là ách tắc ngay. Vì các địa điểm bán bánh trung thu chiếm gần hết hè phố".

Sau “giờ G”, quán cóc vô tư bán thuốc lá lẻ

(Kiến Thức) -  Với các quán cóc trên các vỉa hè đường ngay ở Thủ đô, quy định bán thuốc lá lẻ phải có giấy phép từ ngày hôm nay (15/8) đã không có tính khả thi.

Sau “giờ G”, quán cóc vô tư bán thuốc lá lẻ
Ngồi quán cóc "trà đá - thuốc lá" là thói quen của nhiều người Hà Nội. Ảnh chụp ở ngõ 167, phố Tây Sơn, quận Đống Đa.
Ngồi quán cóc "trà đá - thuốc lá" là thói quen của nhiều người Hà Nội. Ảnh chụp ở ngõ 167, phố Tây Sơn, quận Đống Đa. 
Rất đông người đến quán cóc bên đường Nguyễn Cơ Thạch, huyện Từ Liêm.
Rất đông người đến quán cóc bên đường Nguyễn Cơ Thạch, huyện Từ Liêm.

CSGT thường "lập" chốt trên đường phố Hà Nội thế nào?

(Kiến Thức) - Trên tuyến đường Thủ đô, đặc biệt là các ngã ba, ngã tư luôn có các chiến sĩ CSGT làm nhiệm vụ. Kiến Thức điểm mặt một vài chốt quen thuộc với người dân.

CSGT thường "lập" chốt trên đường phố Hà Nội thế nào?
Ngã tư Hoàng Diệu - Điện Biên Phủ là một chốt quen thuộc của CSGT với người đi đường.
Ngã tư Hoàng Diệu - Điện Biên Phủ là một chốt quen thuộc của CSGT với người đi đường.

Mở casino cho người Việt: Đừng “ngăn sông cấm chợ”

(Kiến Thức) - “Nếu không mở casino cho người Việt thì những hệ lụy từ bài bạc vẫn có, nhưng không vì thế mà chúng ta ngăn sông cấm chợ” - PGS.TS Trịnh Hòa Bình.

Mở casino cho người Việt: Đừng “ngăn sông cấm chợ”
Trao đổi với PV Kiến Thức, các chuyên gia kinh tế, chuyên gia xã hội học và chuyên gia luật đều cho rằng nên cho phép kinh doanh casino có điều kiện, cho người Việt tham gia chơi nhưng cần có sự kiểm soát chặt chẽ.

Đọc nhiều nhất

Cán bộ Kiểm sát hát karaoke “ôm”, lãnh đạo Thi hành án nghi vào nhà nghỉ... hiểu luật vi phạm, xử sao cho đáng?

Cán bộ Kiểm sát hát karaoke “ôm”, lãnh đạo Thi hành án nghi vào nhà nghỉ... hiểu luật vi phạm, xử sao cho đáng?

(Kiến Thức) - Hai vụ việc mới đây liên quan đến cán bộ Viện Kiểm sát huyện đi hát karaoke "ôm", và clip quan hệ trong nhà nghỉ nghi là lãnh đạo ngành Thi hành án Hậu Giang khiến dư luận lắc đầu ngán ngẩm khi những người làm luật lại vi phạm luật, quy định ngành và cả đạo đức.

Tin mới