Có tân Giám đốc Công an, giang hồ “xộ khám” liên tục, côn đồ “co vòi“: Tại sao lại vậy?

(Kiến Thức) - Việc Công an tỉnh Thái Bình triệt phá ổ nhóm tội phạm Đường Nhuệ cũng như việc Công an tỉnh Đồng Nai liên tục tấn công trấn áp nhiều băng nhóm tội phạm cho thấy hiệu quả của công tác nhân sự khi có tân Giám đốc công an tỉnh.

Có tân Giám đốc Công an, giang hồ “xộ khám” liên tục, côn đồ “co vòi“: Tại sao lại vậy?

Côn đồ, xã hội đen… địa phương nào cũng nở rộ

Việc Công an tỉnh Thái Bình vừa khởi tố vụ án, khởi tố bị can, bắt tạm giam vợ chồng trùm giang hồ Nguyễn Xuân Đường (Đường Nhuệ, SN 1971) cùng bốn bị can khác để điều tra về tội Cố ý gây thương tích thu hút sự quan tâm đặc biệt của dư luận. Đây được coi là động thái quyết liệt của Công an tỉnh Thái Bình trong việc loại trừ những băng đảng xã hội cộm cán tại địa phương, gây nhức nhối dư luận trong suốt thời gian qua.

Trao đổi với PV Kiến Thức, trung tá Đào Trung Hiếu, chuyên gia tội phạm học cho rằng, rất có thể vụ án sẽ không chỉ dừng lại ở phạm vi một vụ án gây thương tích đơn thuần. Thời gian qua, mạng xã hội và báo chí đã phản ánh rất nhiều những hành vi có dấu hiệu vi phạm pháp luật của các đối tượng này trong những năm qua tại Thái Bình chưa được phát hiện, điều tra làm rõ.

Co tan Giam doc Cong an, giang ho “xo kham” lien tuc, con do “co voi“: Tai sao lai vay?
 Bị can Nguyễn Xuân Đường.

Ngoài những dấu hiệu hoạt động tín dụng đen, cho vay nặng lãi, đòi nợ thuê, cố ý gây thương tích… còn rộ lên thông tin về việc Đường Nhuệ sử dụng lực lượng côn đồ, giang hồ xã hội đen để chèn ép, hăm doạ tại những cuộc đấu giá đất đai.

Trung tá Đào Trung Hiếu cũng cho rằng, việc bắt giữ đối tượng Đường Nhuệ được người dân Thái Bình ủng hộ và tin tưởng vào quyết tâm trấn áp tội phạm của Ban lãnh đạo mới Công an tỉnh Thái Bình, giống như sự kỳ vọng của người dân Đồng Nai đối với ngành công an sau những đợt ra quân tấn công các hang ổ tội phạm.

Trước đó, tại Đồng Nai, ngay khi Đại tá Vũ Hồng Văn đảm nhiệm chức vụ Giám đốc Công an tỉnh này, nhiều băng đảng, tụ điểm tội phạm khét tiếng ở Đồng Nai đã bị trấn áp, triệt phá. Dưới sự lãnh đạo của đại tá Văn, chỉ trong hơn 1 tháng ra quân thực hiện cao điểm tấn công, trấn áp tội phạm, lực lượng Công an tỉnh này đã đấu tranh triệt phá 15 băng nhóm tội phạm, bắt, xử lý 86 đối tượng hoạt động có tổ chức. Trong số đó có 4 nhóm, 36 đối tượng hoạt động tín dụng đen và nổi bật nhất là vụ việc chặn đứng hoạt động của băng nhóm Toàn "đen" cầm đầu.

Co tan Giam doc Cong an, giang ho “xo kham” lien tuc, con do “co voi“: Tai sao lai vay?-Hinh-2
 Trung tá Đào Trung Hiếu, chuyên gia tội phạm học Bộ Công an. 

Đồng thời theo chuyên gia Đào Trung Hiếu, vấn nạn tín dụng đen cho vay nặng lãi, bảo kê đòi nợ, dùng xã hội đen vây ráp những cuộc đấu giá đất... xảy ra không chỉ ở Thái Bình.

Do vậy, tất cả các địa phương nên rà soát kiểm tra lại các hoạt động này. Đồng thời nên tổ chức việc tấn công trấn áp các nhóm tội phạm như trên.

“Bởi tội phạm liên quan đến tín dụng đen, đòi nợ thuê, bảo kê đã nằm trong chuyên đề công tác phòng chống đấu tranh các loại tội phạm liên quan của Bộ Công an, các địa phương cần tập trung đấu tranh triệt phá các băng ổ nhóm như vậy, để duy trì an ninh trật tự tại các địa phương. Bởi đây là nhóm rất phức tạp ẩn chứa nhiều nguy cơ liên quan đến tình hình an ninh chính trị, an ninh trật tự tại các địa phương” - trung tá Đào Trung Hiếu nêu ý kiến.

Theo chuyên gia Đào Trung Hiếu, đơn cử như việc sử dụng lực lượng côn đồ, giang hồ xã hội đen để chèn ép, đe doạ các nhà thầu tại các cuộc đấu giá đất là một hiện tượng xã hội tiêu cực, bóp méo mục đích của hoạt động đấu thầu, đấu giá. Hiện tượng này không chỉ xảy ra tại một địa phương như Thái Bình mà đã trở thành một vấn nạn trong hoạt động đấu thầu, đấu giá tại nhiều địa phương.

Có tân Giám đốc Công an tỉnh, giang hồ liên tục xộ khám

Thực tế hiện tượng giang hồ và các hoạt động xã hội đen nở rộ tại nhiều địa phương gây nhức nhối dư luận. Giang hồ, xã hội đen nở rộ từ ngoài đời đến mạng xã hội làm ảnh hưởng không nhỏ đến một bộ phận giới trẻ, làm lệch lạc tư tưởng xã hội, gây mất niềm tin trong nhân dân.
Tình trạng này xuất hiện tại nhiều địa phương tuy nhiên một số vụ án, băng nhóm xã hội đen lớn được triệt phá tại một số tỉnh thành chỉ sau khi có tân Giám đốc Công an tỉnh. Vậy tại sao lại như vậy?
Trao đổi với PV Kiến Thức, Đại biểu Phạm Văn Hòa, Đoàn ĐBQH tỉnh Đồng Tháp cho rằng, tại nhiều tỉnh thành có hiện tượng bảo kê, xã hội đen, khống chế người tham gia đấu giá, đấu thầu làm lợi cho nhà đầu tư tham gia đấu thầu. Để các băng nhóm tội phạm này hoạt động chắc chắn có sự bao che, có sự móc nối giữa đơn vị, cá nhân đấu giá, đấu thầu với cơ quan nhà nước.
Co tan Giam doc Cong an, giang ho “xo kham” lien tuc, con do “co voi“: Tai sao lai vay?-Hinh-3
 Đại biểu Phạm Văn Hòa.
“Các doanh nghiệp làm ăn chân chính thì không phải sử dụng xã hội đen, côn đồ để vây ráp các cuộc đấu giá mà trường hợp như Đường Dương bị dư luận phản ánh lại kéo dài nhiều năm ở Thái Bình. Mới đây, cơ quan CSĐT của tỉnh mới vào cuộc và bắt tạm giam những đối tượng này. Mặc dù là chậm nhưng cũng là động thái xử lý đích đáng, được đông đảo quần chúng nhân dân đồng tình, ủng hộ việc xử lý những hành vi của các đối tượng trên”, Đại biểu Hòa nói.
Đại biểu Hòa cho rằng, đây là một vấn đề cảnh tỉnh không những của Thái Bình mà các địa phương khác cũng cần rà soát xem xét lại những vấn đề mà trong thời gian qua đã thực hiện đúng quy định của pháp luật hay chưa. Trên địa bàn có xã hội đen hay không? có móc nối gian lận trong đấu giá đất, đấu thầu các dự án lớn hay không để chèn ép đè bẹp các doanh nghiệp khác không có sự bao che, không có sân sau.
Co tan Giam doc Cong an, giang ho “xo kham” lien tuc, con do “co voi“: Tai sao lai vay?-Hinh-4
 Thượng tá Nguyễn Thanh Trường nhận quyết định bổ nhiệm làm Giám đốc Công an tỉnh Thái Bình ngày 12/11/2019 và gây tiếng vang khi triệt phá ổ nhóm tội phạm Đường Nhuệ, khét tiếng tại Thái Bình.
“Bài học nhãn tiền ở TP HCM, Đà Nẵng thì giờ lại ở một số địa phương khác trong đó có Thái Bình và nhiều địa phương nên cần rà soát để xử lý, phòng ngừa răn đe với những đối tượng đang có ý định làm những điều sai trái như vậy”, đại biểu Phạm Văn Hòa cho biết.
Đại biểu Phạm Văn Hòa đánh giá, trong công tác cán bộ của Bộ Công an phải nói là có những quy định rất chặt chẽ về người đứng đầu của ngành công an các tỉnh, các huyện không phải người của địa phương.
“Hiện nay đã và đang thực hiện giải pháp đó. Tôi cho rằng đây là giải pháp tối ưu và phát huy hiệu quả. Cụ thể như ở Đồng Nai sau khi thay đổi Giám đốc của Công an tỉnh Đồng Nai đã có chuyển biến rất tốt. Thậm chí Thái Bình mới thay đổi Giám đốc Công an tỉnh đã có chuyển biến tốt như việc tạm giữ bắt giữ các đối tượng như vụ Đường Dương”, Đại biểu Hòa nói.
Theo đại biểu Phạm Văn Hòa, trước đó, rõ ràng để các viên chức, công chức cũ thì vụ án của Đường Dương sẽ rất khó để lôi ra ánh sáng. “Đây là có sự chỉ đạo rất quyết liệt của Bộ Công an cũng như giám đốc công an các tỉnh”, đại biểu Hòa nói và cho rằng, cần nhân rộng ra các tỉnh thành trên cả nước. Khi có sự lãnh đạo chỉ đạo quyết liệt của ngành công an trong thực thi nhiệm vụ, trấn áp tội phạm, phòng ngừa tội phạm thì tình trạng gây rối trật tự an ninh, lũng đoạn, làm thất thoát ngân sách nhà nước mới được kiểm tra, xử lý nghiêm minh.

>>> Mời độc giả xem video Sự thật về "Đường Nhuệ": Giang hồ núp bóng doanh nhân

Nguồn: VTC Now.

Chân dung đại ca Đường Nhuệ từ “Chạm mặt giang hồ” đến chạm mặt công an

(Kiến Thức) - Công an tỉnh Thái Bình đã ra Quyết định khởi tố bị can, bắt bị can để tạm giam đối với Nguyễn Xuân Đường (tức Đường Nhuệ, ông trùm giang hồ khét tiếng đất Thái Bình) để điều tra hành vi có dấu hiệu phạm tội "Cố ý gây thương tích". 

Chân dung đại ca Đường Nhuệ từ “Chạm mặt giang hồ” đến chạm mặt công an
Chan dung dai ca Duong Nhue tu “Cham mat giang ho” den cham mat cong an

Liên quan vụ nữ “đại gia” Bất động sản Dương Đường bị bắt (Giám đốc công ty BĐS Dương Đường - Nguyễn Thị Dương) để điều tra tội cố ý gây thương tích.

Chan dung dai ca Duong Nhue tu “Cham mat giang ho” den cham mat cong an-Hinh-2

Tối 10/4, Công an tỉnh Thái Bình cho biết, đã bắt được Nguyễn Xuân Đường (tức Đường Nhuệ, sinh năm 1971, đăng ký hộ khẩu thường trú tại số nhà 366, đường Lê Quý Đôn, phường Kỳ Bá, thành phố Thái Bình) tại Hà Nam sau vài giờ đồng hồ phát lệnh truy nã.

Ra lệnh bắt tạm giam 3 tháng với trùm giang hồ Đường Nhuệ

(Kiến Thức) - Ngày 12/4, Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Thái Bình cho biết, vừa ra quyết định khởi tố bị can và lệnh bắt tạm giam 3 tháng đối với bị can Nguyễn Xuân Đường (tức Đường Nhuệ) để điều tra hành vi Cố ý gây thương tích.

Ra lệnh bắt tạm giam 3 tháng với trùm giang hồ Đường Nhuệ
Ra lenh bat tam giam 3 thang voi trum giang ho Duong Nhue
 Nguyễn Xuân Đường (49 tuổi), chồng của nữ đại gia Nguyễn Thị Dương bị bắt vào khoảng 22h ngày 10/4 khi đang lẩn trốn tại huyện Lý Nhân, tỉnh Hà Nam. Công an tỉnh Thái Bình đang mở rộng điều tra vụ án có liên quan đến vợ chồng Đường - Dương (địa chỉ: số nhà 366 đường Lê Quý Đôn, phường Kỳ Bá, TP Thái Bình).
Ra lenh bat tam giam 3 thang voi trum giang ho Duong Nhue-Hinh-2

Trước đó, ngày 7/4, Cơ quan CSĐT, Công an tỉnh đã khởi tố vụ án "Cố ý gây thương tích" xảy ra ngày 30/3 tại số nhà 366 đường Lê Quý Đôn. 

Tình tiền và cái giá phải trả

Thời gian qua, tại Hà Nội và một số tỉnh thành đã xảy ra những vụ cưỡng đoạt tài sản với nhiều mức độ. Bên cạnh những vụ việc mà đối tượng đã có mưu đồ từ trước, thì có những vụ việc xảy ra do sự thiếu hiểu biết pháp luật của người dân.

Tình tiền và cái giá phải trả
1. Đầu năm 2020, chị Lê Thị M. (SN 1970, trú tại huyện Đông Anh, Hà Nội) phải cầu cứu cơ quan công an vì bị người tình cũ đe dọa, cưỡng đoạt tài sản.

Đọc nhiều nhất

Chân dung 15 Bí thư tỉnh, thành vừa được Bộ Chính trị bổ nhiệm

Chân dung 15 Bí thư tỉnh, thành vừa được Bộ Chính trị bổ nhiệm

(Kiến Thức) - Đến thời điểm này đã có 15 tỉnh, thành thay đổi nhân sự bí thư. Trong đó, có một ủy viên Bộ Chính trị, 8 ủy viên TƯ, 5 ủy viên dự khuyết. Đây là những nhân tố được Bộ Chính trị đặt niềm tin sẽ hạt nhân mang lại những thành tựu kinh tế, xã hội cho các địa phương.
Loạt giang hồ đình đám mạng xã hội và hồi kết chẳng như mơ

Loạt giang hồ đình đám mạng xã hội và hồi kết chẳng như mơ

(Kiến Thức) - Những năm qua, hiện tượng giang hồ mạng nổi lên với nhiều hoạt động nhức nhối, ảnh hưởng đến trật tự xã hội và tư tưởng một bộ phận giới trẻ. Điều đáng nói, loạt giang hồ đình đám trên mạng xã hội này lại có hồi kết chẳng như mơ.

Tin mới

Giá điện sinh hoạt mới lên tới 3.700 đồng/kWh

Giá điện sinh hoạt mới lên tới 3.700 đồng/kWh

Bộ Công Thương đề xuất cải tiến cơ cấu biểu giá bán lẻ điện sinh hoạt còn 5 bậc thay vì 6 bậc. Bậc giá điện cao nhất có thể lên tới hơn 3.700 đồng/kWh, cao hơn so với mức cao nhất trong biểu giá hiện hành.