Quan “vi hành” sẽ thấy ngay thói hư tật xấu của công chức

(Kiến Thức) - "Vi hành" là sẽ thấy ngay lập tức nhiều cách giao tiếp ứng xử khó chấp nhận của những công chức khi thực thi công vụ.

Quan “vi hành” sẽ thấy ngay thói hư tật xấu của công chức
Sau khi đăng tải bài viết "Cứ vi hành sẽ thấy" trò chuyện với ông Đỗ Văn Ân, nguyên Trưởng ban Cơ yếu Chính phủ, tòa soạn đã nhận được nhiều phản hồi của bạn đọc. Chúng tôi xin trích đăng một số ý kiến.
Không nên thể hiện bằng con số đơn thuần
Ông Văn Quý (Hai Bà Trưng Hà Nội) bày tỏ, "Vi hành" là sẽ thấy ngay lập tức nhiều cách giao tiếp ứng xử của những công chức khi thực thi công vụ ở các công sở. Với thực trạng phổ biến là vào làm việc chậm giờ, nói trống không,  thái độ thờ ơ lạnh nhạt, thiếu niềm nở. Có những lúc còn tụ tập "buôn dưa lê", gọi điện thoại nói chuyện riêng... để khách cứ dài cổ mà chờ mà đợi. Thứ nữa là không quan tâm tạo điều kiện thuận lợi cho dân nhằm hạn chế việc phải đi lại nhiều lần chỉ để xin một chữ ký của lãnh đạo, một con dấu vào một văn bản hành chính nào đó. 
Việc đưa ra con số tỷ lệ dân hài lòng với hành chính công theo điều tra xã hội học cần phân tích kỹ những yếu tố, những nguyên nhân vì sao có được chứ không thể chỉ là con số đơn thuần, như thế thì mới có sức thuyết phục với dư luận xã hội. 
Ảnh minh họa.
 Ảnh minh họa.
Công cuộc cải cách hành chính còn phải tiếp tục đổi mới hơn nữa
Đồng tình với quan điểm của ông Đỗ Văn Ân, bạn đọc Đặng Lê Văn (Thanh Thủy, Phú Thọ) cho biết thêm, công cuộc cải cách hành chính của Nhà nước ta đã được đặt ra từ nhiều năm nay, đã có một số ngành địa phương chuyển biến tốt. Nhưng nếu nói có 80% người dân hài lòng về dịch vụ công này thì có lẽ nền cải cách sẽ không cần phải quan tâm nữa, và sẽ không có tình trạng một người nhà bệnh nhân nổi nóng đánh bác sĩ, một lái xe đâm thẳng vào cảnh sát giao thông đứng đường, một phụ huynh cãi nhau tay đôi với thầy cô giáo... 
Tình trạng gây phiền hà, quan liêu, hách dịch ở các cơ quan công quyền từ cơ sở xã phường trở lên vẫn còn phổ biến, là một bệnh kinh niên, mãn tính khó chữa. Những hiện tượng tiêu cực nơi công sở nếu cấp trên "vi hành" mà báo trước thì sẽ không bao giờ thấy. 
Một lời chào, một lời xin lỗi, một lời cảm ơn chỉ dành cho người dân đến cơ quan công quyền cầu cạnh, không bao giờ có được từ người đương chức, đương quyền như những lời của các nhà lãnh đạo cấp trên thường nhắc nhở cấp dưới. 
Theo tôi, công cuộc cải cách hành chính phải tiếp tục có những biện pháp mạnh hơn nữa, phải thường xuyên giáo dục cán bộ đương quyền có những quyết sách mới nhằm nâng cao trách nhiệm phục vụ nhân dân, do dân và hết lòng vì dân, gần gũi với dân và trên hết là phải biết thương dân thực sự mới có thể hoàn thành nhiệm vụ cải cách hành chính căn bản và lâu dài được. 

Hỏi Bộ trưởng: CCHC cả chục năm, đánh giá thế nào?

(Kiến Thức) -  Hoạt động cải cách hành chính của nước ta đã tiến hành cả chục năm nay, các cơ quan Nhà nước đã dùng công cụ nào, cách kiểm tra, kiểm soát thế nào để theo dõi và đánh giá hoạt động này? 

Hỏi Bộ trưởng: CCHC cả chục năm, đánh giá thế nào?
Đây là câu hỏi đặt ra với Bộ trưởng Bộ Nội vụ Nguyễn Thái Bình trong chương trình "Dân hỏi - Bộ trưởng trả lời" trên VTV1 tối ngày 11/8.

7 Bộ tụt hạng về cải cách hành chính

“Tốc độ cải cách hành chính còn chậm, nhiều vướng mắc của người dân chưa được quan tâm đến nơi đến chốn...”, Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nói.


7 Bộ tụt hạng về cải cách hành chính
Hội nghị công bố Chỉ số cải cách hành chính 2013 (PAR INDEX 2013) đối với 19 bộ, cơ quan ngang bộ và 63 UBND tỉnh, thành phố, đã được tổ chức vào sáng 5/9.
Theo công bố Chỉ số cải cách hành chính 2013, Bộ GTVT và TP Đà Nẵng đứng đầu.
Theo công bố Chỉ số cải cách hành chính 2013, Bộ GTVT và TP Đà Nẵng đứng đầu. 

Tận mắt vụ cháy kinh hoàng tại KCN Việt Nam-Singapore

(Kiến Thức) - Đến 20h30 ngày 18/9, lực lượng cứu hỏa vẫn phải nỗ lực khống chế ngọn lửa bùng phát dữ dội trong công ty Sakata, thuộc khu công nghiệp Việt Nam-Singapore.

Tận mắt vụ cháy kinh hoàng tại KCN Việt Nam-Singapore
Đến 20h30 ngày 18/9, ngọn lửa từ Công ty Sakata thuộc khu công nghiệp Việt Nam-Singapore (thị xã Thuận An, tỉnh Bình Dương) vẫn bùng cháy dữ dội.
Đến 20h30 ngày 18/9, ngọn lửa từ Công ty Sakata thuộc khu công nghiệp Việt Nam-Singapore (thị xã Thuận An, tỉnh Bình Dương) vẫn bùng cháy dữ dội. 
Rất nhiều xe cứu hỏa đang được điều động đến hiện trường.
 Rất nhiều xe cứu hỏa đang được điều động đến hiện trường.

Đọc nhiều nhất

Cán bộ Kiểm sát hát karaoke “ôm”, lãnh đạo Thi hành án nghi vào nhà nghỉ... hiểu luật vi phạm, xử sao cho đáng?

Cán bộ Kiểm sát hát karaoke “ôm”, lãnh đạo Thi hành án nghi vào nhà nghỉ... hiểu luật vi phạm, xử sao cho đáng?

(Kiến Thức) - Hai vụ việc mới đây liên quan đến cán bộ Viện Kiểm sát huyện đi hát karaoke "ôm", và clip quan hệ trong nhà nghỉ nghi là lãnh đạo ngành Thi hành án Hậu Giang khiến dư luận lắc đầu ngán ngẩm khi những người làm luật lại vi phạm luật, quy định ngành và cả đạo đức.
3 cán bộ vỡ nợ: Trách nhiệm Sacombank thế nào?

3 cán bộ vỡ nợ: Trách nhiệm Sacombank thế nào?

Liên quan đến 3 cán bộ Sacombank vỡ nợ, các luật sư cho rằng, nếu 3 cán bộ này lợi dụng chức vụ và uy tín của ngân hàng, chiếm dụng tiền của khách hàng thì Sacombank phải có trách nhiệm bồi thường cho khách hàng.
"Ổ dịch" Covid-19 Bệnh viện Bạch Mai: "Dập dịch" thế nào hiệu quả?

"Ổ dịch" Covid-19 Bệnh viện Bạch Mai: "Dập dịch" thế nào hiệu quả?

(Kiến Thức) - BV Bạch Mai có 5 trường hợp dương tính Covid-19 và đang có dấu hiệu lây chéo. Trong khi đó, lượng người ra vào viện mỗi ngày lên tới 6.000-8.000 vào khám bệnh, hiện nay khoảng 3.000-3.500 người. Dư luận cho rằng, cần có biện pháp mạnh để kiểm soát dịch bệnh, thậm chí phong tỏa bệnh viện để không gây bùng dịch.

Tin mới