PVN ước lãi 9 tháng 42,5 nghìn tỷ, vượt 22% kế hoạch năm

(Vietnamdaily) - Lợi nhuận trước thuế hợp nhất Tập đoàn PVN 9 tháng ước đạt 42,5 nghìn tỷ đồng, vượt 22% kế hoạch năm.

Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) vừa cho biết, trong 9 tháng 2023, PVN đảm bảo sản lượng khai thác dầu trong và ngoài nước ở mức cao; đảm bảo cung cấp khí tối đa cho sản xuất điện và các hộ tiêu thụ ngoài điện; sản lượng sản xuất điện, xăng dầu, đạm và nhiều sản phẩm chủ lực khác đều ở mức cao.

Cụ thể, trong 9 tháng năm 2023, PVN đạt sản lượng khai thác dầu 7,85 triệu tấn, vượt 14% kế hoạch 9 tháng và bằng 84,6% kế hoạch năm. Trong đó, sản lượng khai thác dầu trong nước đạt 6,51 triệu tấn, vượt 16,8% kế hoạch 9 tháng và bằng 86,5% kế hoạch năm; Khai thác dầu thô ở nước ngoài đạt 1,34 triệu tấn, vượt 2,7% kế hoạch 9 tháng và bằng 76% kế hoạch năm.

Sản lượng khai thác khí 9 tháng đạt 5,76 tỷ m3, vượt 11% kế hoạch 9 tháng, bằng 72,1% kế hoạch năm (kế hoạch năm 7,94 tỷ m3).

Sản xuất cung ứng điện 9 tháng đạt 17,55 tỷ kWh, vượt 1,2% kế hoạch 9 tháng, bằng 73,1% kế hoạch năm, tăng 45,6% so với cùng kỳ năm 2022 (12,06 tỷ kWh).

Sản xuất đạm 9 tháng đạt 1,30 triệu tấn, vượt 5,2% kế hoạch 9 tháng, bằng 81% kế hoạch năm, giảm 4,8% so với cùng kỳ năm 2022.

PVN uoc lai 9 thang 42,5 nghin ty, vuot 22% ke hoach nam
 

Theo PVN, nhờ thúc đẩy sản xuất và đẩy mạnh kinh doanh, các chỉ tiêu tài chính của Tập đoàn cũng hoàn thành vượt mức cao so kế hoạch và tích cực hơn so với mức giảm của giá dầu và suy giảm sản lượng với một số sản phẩm do tác động từ các yếu tố khách quan.

Theo đó, tổng doanh thu toàn Tập đoàn 9 tháng ước đạt 643,2 nghìn tỷ đồng, vượt 26% kế hoạch 9 tháng và bằng 95% kế hoạch năm; Nộp ngân sách toàn Tập đoàn 9 tháng ước đạt 102,4 nghìn tỷ đồng, vượt 31% kế hoạch năm 2023 (đã hoàn thành kế hoạch cả năm 78,3 nghìn tỷ đồng trước 5 tháng); Lợi nhuận trước thuế hợp nhất Tập đoàn 9 tháng ước đạt 42,5 nghìn tỷ đồng, vượt 22% kế hoạch năm.

Trong thời gian qua, PVN đã hoàn thành đầu tư và vận hành với công suất cao Nhà máy Nhiệt điện Thái Bình 2 từ ngày 27/4, góp phần giải quyết khó khăn giai đoạn thiếu điện; Thử vỉa thành công và cho kết quả tốt giếng khoan thẩm lượng Đại Hùng Nam-4X, lưu lượng khoảng 6.350 thùng dầu/ngày và 4,5 triệu bộ khối khí/ngày; Chuẩn bị khánh thành kho LNG 1 triệu tấn Thị Vải (kho cảng LNG đầu tiên và lớn nhất Việt Nam); Các dự án NMĐ Nhơn Trạch 3 và 4; Chuỗi dự án Lô B, các dự án nhà máy điện Ô Môn III và Ô Môn IV,… đều được ưu tiên tập trung triển khai cao độ.

Tính đến ngày 30/9/2023, tổng tài sản hợp nhất của PVN ước đạt 998 nghìn tỷ đồng, giá trị thương hiệu PetroVietNam đạt 1,382 tỷ USD (tăng gấp 3 lần so với năm 2019) với chỉ số sức mạnh thương hiệu ở mức AA.

PVN chính thức trở thành chủ đầu tư nhà máy điện Ô Môn III và IV

(Vietnamdaily) - VCSC kỳ vọng PVS, PVD và GAS được hưởng lợi từ dự án Lô B. PVS sẽ là công ty hưởng lợi sớm nhất vì công ty sẽ giành được các hợp đồng cơ khí & xây dựng trị giá 1 tỷ USD bắt đầu từ năm 2024.

Ngày 29/6, Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) đã chuyển chủ đầu tư dự án nhà máy điện Ô Môn III & IV cho Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN).

Dự án nhà máy điện Ô Môn III và Ô Môn IV với công suất 1050 MW/nhà máy, đặt tại trung tâm điện lực Ô Môn, phường Phước Thới, quận Ô Môn, thành phố Cần Thơ.

Dự án NMĐ Ô Môn III và Ô Môn IV được Thủ tướng Chính phủ giao Tập đoàn Điện lực Việt Nam làm Chủ đầu tư tại Quyết định số 428/QĐ-TTg ngày 18/3/2016 (Quy hoạch điện VII điều chỉnh) và được chuyển tiếp triển khai trong danh mục tiến độ nguồn và lưới điện quan trọng, ưu tiên đầu tư của ngành điện tại Quyết định số 500/QĐ-TTg ngày 15/5/2023 (Quy hoạch điện VIII). Hiện tại, dự án NMĐ Ô Môn III và Ô Môn IV đang trong giai đoạn chuẩn bị đầu tư.

Dự án NMĐ Ô Môn III và Ô Môn IV là dự án thành phần trong Chuỗi dự án khí – điện Lô B (Chuỗi dự án), bao gồm các dự án thượng nguồn (mỏ khí), trung nguồn (dự án đường ống dẫn khí) và hạ nguồn (nhà máy điện). Chuỗi dự án đang có cơ hội để triển khai trong năm 2023 nhằm đáp ứng tiến độ có dòng khí đầu tiên vào cuối năm 2026.

Theo quy hoạch điện VIII, chuỗi dự án khí - điện Lô B sẽ là nguồn điện quan trọng, cung cấp bổ sung cho hệ thống điện quốc gia tại khu vực miền Nam giai đoạn 2026 - 2030. Bên cạnh đó, chuỗi dự án cũng phù hợp với xu thế chuyển dịch năng lượng và đáp ứng mục tiêu giảm phát thải carbon theo cam kết của Thủ tướng Chính phủ tại COP26.

Nhằm đảm bảo tiến độ triển khai 2 dự án này, tại văn bản số 77/TTg- CN ngày 24/6/2023, Thủ tướng Chính phủ đã đồng ý chuyển chủ đầu tư dự án Nhà máy điện Ô Môn III và Ô Môn IV từ EVN sang Petrovietnam.

PVN chinh thuc tro thanh chu dau tu nha may dien O Mon III va IV
Trung tâm Điện lực Ô Môn – Cần Thơ 

Ngành năng lượng: Dự án Lô B đang có bước tiến triển thế nào?

(Vietnamdaily) - VCSC tin rằng PVS sẽ được trao hợp đồng Kỹ thuật, Mua sắm, Xây dựng và Lắp đặt số 1 liên quan dự án Lô B và giả định PVS sẽ bắt đầu hợp đồng này vào năm 2024.

Theo Chứng khoán Vietcap (VCSC), Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) đã ban hành Nghị quyết trong đó có 3 vấn đề quan trọng.

Thứ nhất là thông qua một số điều khoản chủ yếu và nguyên tắc tạm thời để ký kết và triển khai Hợp đồng nguyên tắc dự án Lô B với đối tác Nhật Bản (MOECO) và đối tác Thái Lan (PTTEP).

Tin mới