PVN chính thức trở thành chủ đầu tư nhà máy điện Ô Môn III và IV

(Vietnamdaily) - VCSC kỳ vọng PVS, PVD và GAS được hưởng lợi từ dự án Lô B. PVS sẽ là công ty hưởng lợi sớm nhất vì công ty sẽ giành được các hợp đồng cơ khí & xây dựng trị giá 1 tỷ USD bắt đầu từ năm 2024.

Ngày 29/6, Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) đã chuyển chủ đầu tư dự án nhà máy điện Ô Môn III & IV cho Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN).

Dự án nhà máy điện Ô Môn III và Ô Môn IV với công suất 1050 MW/nhà máy, đặt tại trung tâm điện lực Ô Môn, phường Phước Thới, quận Ô Môn, thành phố Cần Thơ.

Dự án NMĐ Ô Môn III và Ô Môn IV được Thủ tướng Chính phủ giao Tập đoàn Điện lực Việt Nam làm Chủ đầu tư tại Quyết định số 428/QĐ-TTg ngày 18/3/2016 (Quy hoạch điện VII điều chỉnh) và được chuyển tiếp triển khai trong danh mục tiến độ nguồn và lưới điện quan trọng, ưu tiên đầu tư của ngành điện tại Quyết định số 500/QĐ-TTg ngày 15/5/2023 (Quy hoạch điện VIII). Hiện tại, dự án NMĐ Ô Môn III và Ô Môn IV đang trong giai đoạn chuẩn bị đầu tư.

Dự án NMĐ Ô Môn III và Ô Môn IV là dự án thành phần trong Chuỗi dự án khí – điện Lô B (Chuỗi dự án), bao gồm các dự án thượng nguồn (mỏ khí), trung nguồn (dự án đường ống dẫn khí) và hạ nguồn (nhà máy điện). Chuỗi dự án đang có cơ hội để triển khai trong năm 2023 nhằm đáp ứng tiến độ có dòng khí đầu tiên vào cuối năm 2026.

Theo quy hoạch điện VIII, chuỗi dự án khí - điện Lô B sẽ là nguồn điện quan trọng, cung cấp bổ sung cho hệ thống điện quốc gia tại khu vực miền Nam giai đoạn 2026 - 2030. Bên cạnh đó, chuỗi dự án cũng phù hợp với xu thế chuyển dịch năng lượng và đáp ứng mục tiêu giảm phát thải carbon theo cam kết của Thủ tướng Chính phủ tại COP26.

Nhằm đảm bảo tiến độ triển khai 2 dự án này, tại văn bản số 77/TTg- CN ngày 24/6/2023, Thủ tướng Chính phủ đã đồng ý chuyển chủ đầu tư dự án Nhà máy điện Ô Môn III và Ô Môn IV từ EVN sang Petrovietnam.

PVN chinh thuc tro thanh chu dau tu nha may dien O Mon III va IV
Trung tâm Điện lực Ô Môn – Cần Thơ 

Chứng khoán VietCap (VCSC) kỳ vọng PVN sẽ tài trợ tốt hơn cho các nhà máy điện này nhờ khả năng tài chính mạnh. Ngoài ra, việc bàn giao này sẽ thúc đẩy tiến độ của dự án Lô B. VCSC lưu ý rằng EVN gặp khó khăn trong việc sử dụng vốn vay ODA cho nhà máy điện Ô Môn III và huy động vốn vay cho nhà máy điện Ô Môn IV.

VCSC kỳ vọng dự án Lô B sẽ nhận được quyết định đầu tư cuối cùng vào năm 2024 và có dòng khí đầu tiên vào năm 2028, trễ hơn so với kế hoạch của Bộ Công Thương (MoIT) là lần lượt vào giữa năm 2023 và năm 2026.

VCSC kỳ vọng PVS, PVD và GAS được hưởng lợi từ dự án Lô B. PVS sẽ là công ty hưởng lợi sớm nhất vì VCSC kỳ vọng công ty sẽ giành được các hợp đồng cơ khí & xây dựng trị giá 1 tỷ USD bắt đầu từ năm 2024.

Ngoài ra, bắt đầu từ năm 2026, PVD có thể sẽ giành được các hợp đồng dịch vụ khoan và dịch vụ liên quan đến giếng khoan cho dự án này. GAS là công ty hưởng lợi nhiều nhất do nắm giữ 51% cổ phần trong đường ống dẫn khí (vốn đầu tư 1,3 tỷ USD). VCSC kỳ vọng bắt đầu từ năm 2028 GAS sẽ được hưởng lợi từ việc vận chuyển khí cho dự án Lô B.

PVS ước giá trị hợp đồng Lô B 1 tỷ USD, ghi nhận doanh thu trong 2023

(Vietnamdaily) - PVS hé lộ những tiến triển tích cực mới trong mảng cơ khí và xây dựng cho các dự án dầu khí và điện gió ngoài khơi.

Chứng khoán VietCap (VCSC) đã có chia sẻ những thông tin xung quanh cuộc họp gặp gỡ nhà đầu tư của Tổng CTCP Dịch vụ Kỹ thuật Dầu khí Việt Nam (PVS) vào ngày 22/5.

Nhìn chung, PVS có quan điểm lạc quan về các hợp đồng cơ khí và xây dựng (M&C) tiềm năng cho ngành dầu khí và điện gió ngoài khơi.

Tác động của dự án Lô B - Ô Môn đến cổ phiếu ngành dầu khí như thế nào?

(Vietnamdaily) - Các công ty dầu khí được hưởng lợi nhiều nhất từ dự án Lô B bao gồm GAS, PVS, PVD, PVC, PVB và PXS. 

SSI Research vừa công bố báo cáo phân tích Tác động của dự án Lô B - Ô Môn đến các cổ phiếu ngành dầu khí.

Lô B - Ô Môn là chuỗi dự án phát triển, khai thác và vận chuyển khí từ các mỏ khí thượng nguồn tại Lô B&48/95 và Lô 52/97 đến các nhà máy nhiệt điện khí ở hạ nguồn.

Tin mới