Ngành năng lượng: Dự án Lô B đang có bước tiến triển thế nào?

(Vietnamdaily) - VCSC tin rằng PVS sẽ được trao hợp đồng Kỹ thuật, Mua sắm, Xây dựng và Lắp đặt số 1 liên quan dự án Lô B và giả định PVS sẽ bắt đầu hợp đồng này vào năm 2024.

Theo Chứng khoán Vietcap (VCSC), Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) đã ban hành Nghị quyết trong đó có 3 vấn đề quan trọng.

Thứ nhất là thông qua một số điều khoản chủ yếu và nguyên tắc tạm thời để ký kết và triển khai Hợp đồng nguyên tắc dự án Lô B với đối tác Nhật Bản (MOECO) và đối tác Thái Lan (PTTEP).

Thứ hai là trao Thư thỏa thuận có giới hạn (LLOA) cho gói Hợp đồng Kỹ thuật, Mua sắm, Xây dựng và Lắp đặt (EPCI) số 1 với ngân sách đã phê duyệt trong sáu tháng.

Thứ ba là nguyên tắc tạm thời: Trường hợp sau 6 tháng, đối tác nước ngoài Lô B chưa có quyết định đầu tư cuối cùng (FID), PVN sẽ đàm phán với họ để ký Thỏa thuận phụ. Theo thỏa thuận này, đối tác nước ngoài cho phép PVN tiếp tục triển khai dự án Lô B cho đến khi nhận được FID và thanh toán bồi thường cho PVN về chi phí phát sinh trong thời gian 6 tháng này.

Nganh nang luong: Du an Lo B dang co buoc tien trien the nao?
 

VCSC cho rằng, hợp đồng EPCI số 1 này nhằm xây dựng một giàn xử lý trung tâm, một giàn sinh hoạt và một tháp ánh sáng với tổng giá trị hợp đồng là 1 tỷ USD (VCSC ước tính giá trị hợp đồng của PVS khoảng 600 triệu USD).

Diễn biến này có nghĩa là PVS có thể bắt đầu thực hiện hợp đồng EPCI số 1 mặc dù Lô B chưa có FID, nhằm đáp ứng mục tiêu của Bộ Công Thương (MoIT) là khai thác dòng khí đầu tiên vào năm 2026/2027. VCSC hiểu rằng LLOA có thể diễn ra vào tháng 10 và giúp PVS khởi công xây dựng từ tháng 4/2024.

VCSC tin rằng PVS sẽ được trao hợp đồng này và giả định PVS sẽ bắt đầu hợp đồng này vào năm 2024.

Trở ngại còn lại đối với Lô B bao gồm: chốt giá khí (mới đây Hội đồng khoa học đề xuất giảm giá khí Lô B từ 13-14 USD/MMBTU xuống 12 USD/MMBTU), ký Hợp đồng mua bán điện - PPA, Hợp đồng bán khí - GSA, Hợp đồng mua bán khí - GSPA, Hợp đồng vận chuyển khí – GTA, trong đó có ghi sản lượng bao tiêu và phải hoàn thành xong đàm phán vay nợ với các ngân hàng.

VCSC kỳ vọng Lô B sẽ nhận được FID trong nửa đầu năm 2024, điều này sẽ mang lại lợi ích cho PVS, PVD và GAS. Hiện tại VCSC đang định giá PVS ở mức 40.900 đồng/cổ phiếu; PVD ở mức 30.300 đồng/cổ phiếu và GAS ở mức 107.100 đồng/cổ phiếu.

Doanh nghiệp dầu khí nào có triển vọng rõ nét nhất thời gian tới?

(Vietnamdaily) - Các doanh nghiệp dịch vụ thượng nguồn của ngành dầu khí có triển vọng rõ nét hơn nhờ hoạt động E&P sôi động hơn ở cả thị trường trong nước và quốc tế.

Kết thúc nửa đầu năm 2023, giá dầu Brent giảm xuống quanh mức 75 USD/thùng (giảm 24% so cùng kỳ), thấp hơn đáng kể so với mức đỉnh 120 USD/thùng vào giữa năm 2022 do lo ngại kinh tế toàn cầu rơi vào suy thoái, đặc biệt là ở châu Âu và Mỹ, ảnh hưởng đến triển vọng nhu cầu dầu thô toàn cầu.

Đối với nửa cuối 2023 và năm 2024, Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ (EIA) dự báo tiêu thụ dầu toàn cầu sẽ tăng 1,6 triệu thùng/ngày trong năm 2023 từ mức trung bình 99,4 triệu thùng/ngày của năm 2022, sau đó tiếp tục tăng 1,7 triệu thùng/ngày trong năm 2024. Phần lớn mức tăng trưởng này đến từ các quốc gia nằm ngoài nhóm OECD.

Giá dầu tăng vọt lên 92 USD/thùng tác động thế nào đến cổ phiếu dầu khí?

(Vietnamdaily) - Giá dầu Brent tăng vọt lên 92 USD/thùng, nguồn cung dầu toàn cầu có khả năng thắt chặt hơn trong quý 4/2023, tác động đến cổ phiếu dầu khí thế nào?

Vào ngày 12/9, giá dầu Brent tăng lên 92 USD/thùng (gần mức cao 10 tháng qua) do triển vọng nguồn cung thắt chặt hơn và quan điểm lạc quan của Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) về khả năng phục hồi nhu cầu năng lượng ở các nền kinh tế lớn.

Theo ước tính của Bloomberg, thị trường dầu toàn cầu có thể sẽ đối mặt với tình trạng thiếu hụt nguồn cung hơn 3 triệu thùng/ngày trong quý 4/2023 - có khả năng là mức thâm hụt lớn nhất trong hơn một thập kỷ qua.

Tin mới