Phương pháp giúp phụ nữ bệnh tim sinh con

(Kiến Thức) - Y học phát triển, nhiều phụ nữ sinh con khoẻ mạnh sau khi thay van tim, thậm chí có người sau mỗi lần mổ tim lại sinh con bình thường.

Phương pháp giúp phụ nữ bệnh tim sinh con
Sản phụ bị bệnh tim sinh con thành công tại Bệnh viện E.
Sản phụ bị bệnh tim sinh con thành công tại Bệnh viện E. 
PGS.TS Lê Ngọc Thành, Giám đốc Trung tâm Tim mạch, Bệnh viện E cho biết, hiện bệnh viện đang điều trị cho sản phụ Phạm Thị T. (26 tuổi ở Phú Thọ) mang thai ở tháng thứ 5, bị thông liên nhĩ lỗ lớn áp lực tăng. Chị nhập viện khi mới có thai được 3 tháng, đi khám bác sĩ khuyên nên bỏ. Tuy nhiên, sau khi được mách bảo chuyện nhiều phụ nữ bị bệnh tim vẫn có cơ hội làm mẹ nên chị tìm Trung tâm Tim mạch, Bệnh viện E tư vấn điều trị để chờ ngày sinh nở an toàn. 
Bên cạnh đó, Trung tâm Tim mạch, Khoa Sản và Khoa Gây mê hồi sức, Bệnh viện E cũng vừa giúp sản phụ Nguyễn Thị Thanh H. (28 tuổi ở Phú Thọ) sinh con thành công. Trước đó, chị H. bị bệnh thấp tim đã được mổ tách van hai lá năm 12 tuổi và 15 năm sau lại được mổ để thay van tim. Chính PGS.TS Lê Ngọc Thành đã khuyên chị H. thay van sinh học để có cơ hội sinh con và nhờ đó đã có được hạnh phúc làm mẹ. Đặc biệt, là trường hợp một sản phụ ở Cổ Nhuế (Hà Nội), bị bệnh hẹp van hai lá từ năm 19 tuổi và đã được mổ tách van tim. Sau 4 năm chị này lấy chồng và sinh con trai đầu lòng. 10 năm sau mổ lần đầu, chị được mổ lần 2 để thay van và sau đó chị lại sinh cháu thứ hai khoẻ mạnh. 
PGS.TS Lê Ngọc Thành cho biết, bệnh tim mạch nói chung và van tim nói riêng là những bệnh lý rất nguy hiểm. Đặc biệt, ở phụ nữ mang thai dễ gặp nguy cơ tử vong, sẩy thai cao ở giai đoạn đầu và cuối của thai kỳ. Bởi khi phụ nữ có thai sẽ xuất hiện các biến đổi về giải phẫu, nội tiết, tuần hoàn... nhất là tim và mạch máu. Chúng làm tăng công cơ tim và tăng gánh nặng cho sản phụ. Các biến đổi gồm: Tăng thể tích máu trong 3 tháng đầu tiên của thai kỳ, thể tích máu tuần hoàn sẽ tăng lên 40 - 50% và duy trì ở mức này trong suốt quá trình mang thai. Tăng cung lượng tim lên 30 - 40%, nhịp tim sẽ tăng hơn lên 10 - 15 nhịp/phút; hạ huyết áp... 
Ở những người khoẻ mạnh thì hệ thống tim mạch có thể thích ứng được với những thay đổi này, nhưng những người bị bệnh tim thì thai nghén trở thành một gánh nặng, có thể gây ra những biến chứng cho cả mẹ và con. Tuy nhiên, với những phát hiện và điều trị tiên tiến hiện nay cho phép những người bị bệnh tim có quyền làm vợ và làm mẹ mà không ảnh hưởng tới tính mạng. Điều quan trọng là những bệnh nhân này cần được khám chuyên khoa tim mạch sâu trước và trong quá trình mang thai, khi sinh nở và ngay sau khi sinh. 
Thay van sinh học được chỉ định cho những phụ nữ trẻ trong độ tuổi sinh đẻ có nhu cầu sinh con. Van sinh học không có nguy cơ tạo huyết khối nên người bệnh chỉ cần dùng thuốc chống đông trong thời gian ngắn sau phẫu thuật.

Bệnh tim có di truyền?

(Kiến Thức) - Hầu hết các bệnh lý tim đều không phải là bệnh di truyền. Tuy nhiên vẫn có một số bệnh lý có tính chất gia đình.

Bệnh tim có di truyền?
Hỏi: Chồng mới cưới của em gái tôi bị bệnh hở van hai lá do thấp tim, vậy cháu tôi có thể bị bệnh tim không? - Đỗ Khánh Hà (Hà Nội).
Ảnh minh họa.
 Ảnh minh họa.

Sinh mạch tán chữa bệnh tim

(Kiến Thức) - Được cấu thành từ 3 vị thuốc, sinh mạch tán là một trong những bài thuốc điển hình của phép ích khí dưỡng âm chữa chứng khí âm lưỡng hư.

Sinh mạch tán chữa bệnh tim
Bài thuốc này do Trương Nguyên Tố, tự Khiết Cổ, y gia trứ danh đời Kim (Trung Quốc), người sáng lập họa phái "Dịch thủy" chế ra và được ghi lại trong sách "Y học khải nguyên" nổi tiếng của ông. 
Ngày nay, bằng phương pháp nghiên cứu khoa học của y học hiện đại, người ta đã chứng minh phương thang này có khả năng chữa trị được khá nhiều loại bệnh như viêm cơ tim, rối loạn nhịp tim, bệnh lý động mạch vành tim, hội chứng yếu nút xoang, tâm phế mạn tính, viêm phế quản mạn tính, khí phế thũng, choáng do các nguyên nhân, xuất huyết dưới da do giảm tiểu cầu nguyên phát, viêm kết trạng mạn tính...
Thành phần và cách dùng

8 loại thực phẩm cực hại đường ruột

(Kiến Thức) - Dưới đây là những loại thực phẩm gây tổn thương hệ tiêu hóa.

8 loại thực phẩm cực hại đường ruột
Bạc hà làm giảm khả năng co thắt của thực quản, khiến axit pantothenic phát triển mạnh. Bạn nên cảnh giác với tất cả các loại thực phẩm có chứa bạc hà như trà bạc hà, kẹo bạc hà, kẹo cao su vị bạc hà.
Bạc hà làm giảm khả năng co thắt của thực quản, khiến axit pantothenic phát triển mạnh. Bạn nên cảnh giác với tất cả các loại thực phẩm có chứa bạc hà như trà bạc hà, kẹo bạc hà, kẹo cao su vị bạc hà. 
Đồ uống có ga và nước ép trái cây. Hai loại thức uống này đều chứa nhiều fructose. Khoảng 30% người trưởng thành hấp thụ fructose không đúng cách, gây nên sự khó chịu cho hệ tiêu hóa.
Đồ uống có ga và nước ép trái cây. Hai loại thức uống này đều chứa nhiều fructose. Khoảng 30% người trưởng thành hấp thụ fructose không đúng cách, gây nên sự khó chịu cho hệ tiêu hóa. 

Đọc nhiều nhất

Tin mới