Phòng khám Đông Phương bị tố chặt chém, tại sao Sở Y tế Hà Nội vẫn im lặng?

Đến nay Sở Y tế Hà Nội vẫn im lặng, không có bất cứ phản hồi nào trước sự việc bệnh nhân tố phòng khám Đông Phương chặt chém.

Phòng khám Đông Phương bị tố chặt chém, tại sao Sở Y tế Hà Nội vẫn im lặng?
Vụ lùm xùm khi bệnh nhân KD (Thạch Thất, Hà Nội) gửi đơn tố bị phòng khám đa khoa Đông Phương (497 Quang Trung, Hà Đông, Hà Nội) “chặt chém” đã diễn ra 2 tháng, nhưng cho đến hiện tại, cả Đông Phương lẫn cơ quan quản lý là Sở Y tế Hà Nội vẫn…im lặng.
Bệnh nhân tố bị “chém đẹp” tại phòng khám Đông Phương
Lật lại vụ việc, trước đó, trước đó phòng khám này từng bị Sở Y tế Hà Nội nhắc nhở, xử phạt thậm chí là tạm dừng hoạt động, nhưng không hiểu vì sao cơ sở này đến nay vẫn còn tồn tại và vẫn tiếp tục có nhiều thông tin phản ánh về chất lượng cũng như các quy trình khám bệnh có dấu hiệu mập mờ?
Đầu tháng 11, bệnh nhân KD (Thạch Thất, Hà Nội) phản ánh tới Báo Tri thức và Cuộc sống, do  có nhu cầu kiểm tra sức khỏe, D lên mạng và đọc thấy những lời quảng cáo có cánh của phòng khám Đa khoa Đông Phương. Khi truy cập thông tin về phòng khám này, ngay lập tức, D được 1 nickname xưng là bác sĩ Hà Phương nhảy vào tư vấn nhiệt tình.
Phong kham Dong Phuong bi to chat chem, tai sao So Y te Ha Noi van im lang?
 Đơn tố cáo của bệnh nhân KD
Đăng ký gói khám tổng thể 180 ngàn, nhưng khi tới phòng khám Đông Phương tại địa chỉ 497 Quang Trung, Hà Đông, KD bị “rê dắt” và ra về với khoản phí phải trả là 1.850.000 đồng, không sổ khám bệnh, không có các kết quả xét nghiệm, siêu âm,… cũng chẳng hiểu mình mắc bệnh gì, ngoài việc được hướng dẫn chuyển khoản và ấm ức đi bộ về nhà khi bị lột sạch tiền túi.
Quá bức xúc, KD làm đơn tố cáo. Nhóm PV Báo Tri thức và Cuộc sống đã liên hệ và đặt lịch làm việc với Sở Y tế Hà Nội và phòng khám đa khoa Đông Phương.
Vì sao Sở Y tế Hà Nội vẫn im lặng?
Một loạt câu hỏi phát sinh trong trường hợp này cần được làm rõ theo như tố cáo của KD, khoản phát sinh 1.850.000 đồng tiền khám bao gồm những hạng mục gì? Kết quả ra sao? Ai là người khám và chỉ định làm những xét nghiệm cho bệnh nhân KD? Các các kết quả khám của bệnh nhân như thế nào? Có chính xác không?...
Dù đã nhiều lần liên hệ trực tiếp với Đông Phương, nhưng cho đến hiện tại, thông tin cụ thể đối với trường hợp bệnh nhân KD đến khám và tố bị chặt chém, PV vẫn chưa được cung cấp.
Ngạc nhiên hơn nữa, dù đã 2 lần đặt lịch làm việc với Sở Y tế Hà Nội, nhưng đến nay cơ quan này vẫn im lặng một cách khó hiểu.
Phong kham Dong Phuong bi to chat chem, tai sao So Y te Ha Noi van im lang?-Hinh-2
Phòng khám đa khoa Đông Phương có địa chỉ tại số 497 Quang Trung (Hà Đông, Hà Nội). 
Bệnh nhân KD cho biết, sau lần bị “chém đẹp” và ấm ức ra về hồi đầu tháng 11/2021, cho đến hiện tại, ngoài những thông tin mà Báo Tri thức và Cuộc sống đã vào cuộc phản ánh, KD chưa nhận được thêm bất cứ thông tin gì khác.
Điều mà KD lo ngại là sẽ có thêm nhiều trường hợp thiếu hiểu biết như mình nhưng không biết trông cậy vào ai/cơ quan nào sẽ là bên đứng ra bảo vệ quyền lợi hợp pháp cho bản thân!
Trong khi đó, trao đổi với PV Báo Tri thức và Cuộc sống, luật sư Hoàng Tùng - Trưởng văn phòng luật sư Trung Hòa (Đoàn luật sư TP Hà Nội) cho rằng, các phòng khám bệnh tư nhân hiện nay có số lượng rất nhiều và đa dạng. Có những phòng khám rất uy tín, chất lượng, người dân tin dùng vì tiện lợi hơn khi vào bệnh viện nhưng cũng có phòng khám nhận lại những phản ánh không mấy tích cực.
Hơn nữa tình trạng mập mờ trong việc báo cho bệnh nhận thông tin các gói khám chữa bệnh tại các phòng khám tư nhận hiện cũng rất phổ biến, vấn đề này báo chí đã phản ánh rất nhiều.
Các phòng khám tư giống như một doanh nghiệp và họ xây dựng quy chế khám chữa bệnh cho riêng phòng khám. Tuy nhiên, các phòng khám vẫn phải đáp ứng các điều kiện về khám chữa bệnh theo Luật khám chữa bệnh và các văn bản khác có liên quan.
Trong trường hợp bệnh nhân KD, cần điều tra làm rõ hành vi của phòng khám đa khoa Đông Phương và nếu đúng có sai phạm cần áp dụng mức xử phạt thích đáng.
Bên cạnh đó, luật sư Hoàng Tùng nhấn mạnh các phòng khám tư chịu sự quản lý, thanh tra giám sát của Sở Y tế các tỉnh, thành phố, Y tế Bộ/Ngành liên quan thì sẽ bị xử phạt theo các quy định tại Nghị định 117/2020.
“Cần phản ánh ngay thông tin sự việc xảy ra tại phòng khám đa khoa Đông Phương đến các cơ quan có trách nhiệm để xử lý các trường hợp vi phạm, bảo đảm quyền lợi cho người tham gia khám chữa bệnh tại đây”, luật sư Hoàng Tùng nói.
Phòng khám đa khoa Đông Phương (497 Quang Trung - Hà Đông) trước thuộc Công ty TNHH Xuất nhập khẩu thiết bị y tế Minh Bang Việt Nam, do bà Tạ Thị Lợi làm đại diện pháp luật. Hiện công ty Minh Bang đã ngừng hoạt động và đóng mã số thuế. Từ năm 2016, phòng khám này lại trực thuộc Công ty TNHH xuất nhập khẩu thiết bị Y tế Đông Phương Việt Nam, do bà Lê Thị Hoa làm giám đốc. Công ty Đông Phương Việt Nam cũng được thành lập từ năm 2016.
Báo Tri thức và Cuộc sống sẽ tiếp tục thông tin

Phạt phòng khám BS Trung Quốc "móc túi" bệnh nhân

Sở Y tế Nghệ An ra Quyết định thu hồi giấy phép hoạt động hành nghề khám, chữa bệnh đối với Phòng khám Đa khoa Vinh tại TP Vinh, tỉnh Nghệ An.

Phạt phòng khám BS Trung Quốc "móc túi" bệnh nhân
Thông tin từ Sở Y tế tỉnh Nghệ An cho biết, Thanh tra Sở này vừa ban hành quyết định xử phạt hành chính 35 triệu đồng Phòng khám bệnh Đa khoa tư nhân Vinh (Phòng khám Đa khoa Vinh, địa chỉ số 12, đường Nguyễn Phong Sắc, phường Hưng Dũng, TP Vinh).

Phòng khám An Khang “lập lờ” khám chữa bệnh: Vì sao SYT Hà Nội chưa kiểm tra?

Sở Y tế Hà Nội vẫn chưa kiểm tra được phòng khám An Khang bị tố nhiều danh mục kỹ thuật, nhân sự nghi ngờ không nằm trong hồ sơ đăng ký với cơ quan chức năng. Đây không phải lần đầu tiên phòng khám này dính sai phạm và tước chứng chỉ hành nghề khám, chữa bệnh.

Phòng khám An Khang “lập lờ” khám chữa bệnh: Vì sao SYT Hà Nội chưa kiểm tra?
Những ngày qua, dư luận đặc biệt quan tâm đến sự việc nhiều danh mục kỹ thuật, nhân sự tại phòng khám An Khang (thuộc Công ty TNHH Y học Hồng Phúc, Hà Nội) bị nghi ngờ không nằm trong hồ sơ đăng ký với cơ quan chức năng chuyên ngành nhưng vẫn ngang nhiên khám chữa cho người bệnh để thu lợi.
Phong kham An Khang “lap lo” kham chua benh: Vi sao SYT Ha Noi chua kiem tra?
Hình ảnh phòng khám An Khang mở hé cửa ngày 23/9/2021. 
Từ ngày 23/9/2021, ghi nhận của PV báo Tri thức và Cuộc sống cho thấy phòng khám An Khang đã có dấu hiệu mở cửa hoạt động. Trước đó, phòng khám này đột ngột gửi đơn đến Sở Y tế Hà Nội xin tạm dừng hoạt động khoảng 15 ngày, kể từ 30/7/2021 nhằm “sửa chữa, nâng cấp cơ sở”.

Hải Phòng: Giật mình những dấu hiệu “lạ” tại Phòng khám Đa khoa Phượng Đỏ

Phòng khám Đa khoa Phượng Đỏ mới đi vào hoạt động không lâu, nhưng đã bị Sở Y tế Hải Phòng liên tục bị “tuýt còi” vì sai phạm.

Hải Phòng: Giật mình những dấu hiệu “lạ” tại Phòng khám Đa khoa Phượng Đỏ
Gần đây, đường dây nóng của Báo Tri thức và Cuộc sống liên tục nhận được nhiều phản ánh của độc giả về “quy trình khám bệnh” tại Phòng khám Đa khoa Phượng Đỏ (số 498 Nguyễn Văn Linh, phường Vĩnh Niệm, quận Lê Chân, TP Hải Phòng) với những dấu hiệu bất thường, người bệnh cho biết họ như “lạc vào mê cung” khi đến đây khám bệnh.
Hai Phong: Giat minh nhung dau hieu “la” tai Phong kham Da khoa Phuong Do
Phòng khám Đa khoa Phượng Đỏ (Hải Phòng). 

Đọc nhiều nhất

Cán bộ Kiểm sát hát karaoke “ôm”, lãnh đạo Thi hành án nghi vào nhà nghỉ... hiểu luật vi phạm, xử sao cho đáng?

Cán bộ Kiểm sát hát karaoke “ôm”, lãnh đạo Thi hành án nghi vào nhà nghỉ... hiểu luật vi phạm, xử sao cho đáng?

(Kiến Thức) - Hai vụ việc mới đây liên quan đến cán bộ Viện Kiểm sát huyện đi hát karaoke "ôm", và clip quan hệ trong nhà nghỉ nghi là lãnh đạo ngành Thi hành án Hậu Giang khiến dư luận lắc đầu ngán ngẩm khi những người làm luật lại vi phạm luật, quy định ngành và cả đạo đức.
3 cán bộ vỡ nợ: Trách nhiệm Sacombank thế nào?

3 cán bộ vỡ nợ: Trách nhiệm Sacombank thế nào?

Liên quan đến 3 cán bộ Sacombank vỡ nợ, các luật sư cho rằng, nếu 3 cán bộ này lợi dụng chức vụ và uy tín của ngân hàng, chiếm dụng tiền của khách hàng thì Sacombank phải có trách nhiệm bồi thường cho khách hàng.
"Ổ dịch" Covid-19 Bệnh viện Bạch Mai: "Dập dịch" thế nào hiệu quả?

"Ổ dịch" Covid-19 Bệnh viện Bạch Mai: "Dập dịch" thế nào hiệu quả?

(Kiến Thức) - BV Bạch Mai có 5 trường hợp dương tính Covid-19 và đang có dấu hiệu lây chéo. Trong khi đó, lượng người ra vào viện mỗi ngày lên tới 6.000-8.000 vào khám bệnh, hiện nay khoảng 3.000-3.500 người. Dư luận cho rằng, cần có biện pháp mạnh để kiểm soát dịch bệnh, thậm chí phong tỏa bệnh viện để không gây bùng dịch.

Tin mới