Phòng bệnh tay chân miệng khi chưa có văcxin

(Kiến Thức) - Bệnh tay chân miệng xuất hiện rải rác quanh năm ở hầu hết các địa phương. Ở phía Nam, bệnh tăng cao từ tháng 3 - 5 và từ tháng 9 - 12 hằng năm. 

Phòng bệnh tay chân miệng khi chưa có văcxin
Bệnh nguy hiểm cho trẻ dưới 3 tuổi
Bệnh thường gặp ở trẻ dưới 5 tuổi, nhất là  ở nhóm tuổi dưới 3 tuổi. Các yếu tố sinh hoạt tập thể như trẻ đi học tại nhà trẻ, mẫu giáo là các nguy cơ lây truyền bệnh, nhất là  trong các đợt bùng phát dịch.
Bệnh tay chân miệng lây từ người sang người, bệnh lây truyền qua đường "phân - miệng" và tiếp xúc trực tiếp, nhưng chủ yếu lây lan qua tiếp xúc trực tiếp với dịch tiết từ mũi, hầu, họng, nước bọt, dịch tiết từ các nốt phỏng hoặc tiếp xúc với chất tiết và bài tiết của bệnh nhân trên dụng cụ sinh hoạt, đồ chơi, bàn ghế, nền nhà... nhất là khi bệnh nhân hắt hơi, nói chuyện. 
Đa số bệnh tay chân miệng có dự hậu tốt, tuy nhiên bệnh do EV71 thường gây các biến chứng thần kinh nặng và có thể dẫn đến tử vong. Biểu hiện chính là tổn thương da - niêm mạc dưới dạng phỏng nước ở các vị trí đặc biệt như niêm mạc miệng, lòng bàn tay, lòng bàn chân, mông, gối. Bệnh có thể gây nhiều biến chứng nguy hiểm như viêm não, viêm cơ tim, phù phổi cấp dẫn đến tử vong nếu không được phát hiện sớm và xử trí kịp thời.
Một bệnh nhi bị tay chân miệng biến chứng nặng phải thở máy, lọc máy tại Phòng Cách ly, Khoa Nhiễm, Bệnh viện Nhi đồng 2 TPHCM.
Một bệnh nhi bị tay chân miệng biến chứng nặng phải thở máy, lọc máy tại Phòng Cách ly, Khoa Nhiễm, Bệnh viện Nhi đồng 2 TPHCM. 
Đa số tiên lượng tốt
Cần nhắc lại là bệnh tay chân miệng đa số tiên lượng tốt nên bệnh chủ yếu được điều trị tại nhà, phụ huynh không nên hoảng hốt khi được bác sĩ chẩn đoán là tay chân miệng. Điều trị chủ yếu là điều trị triệu chứng, theo dõi sốt, phát hiện sớm những triệu chứng thần kinh như giật mình, hốt hoảng, nôn ói hay tiêu lỏng và điều trị biến chứng, đảm bảo vệ sinh răng miệng, thân thể, cung cấp đủ nước, dinh dưỡng cho trẻ. Đi khám lại ngay khi có một trong các dấu hiệu nặng như sốt cao liên tục ≥ 39 độ C khó hạ, thở mệt hay thở yếu, tiêu lỏng hay nôn ói nhiều, giật mình, chới với, run chi, quấy khóc, bứt rứt khó ngủ, yếu hay liệt các chi, co giật hay hôn mê.
Hiện tại chưa có văcxin phòng bệnh đặc hiệu, nên các biện pháp phòng bệnh chủ yếu sử dụng các biện pháp phòng bệnh phổ cập, áp dụng phòng bệnh cho bệnh lây qua đường tiếp xúc. Các biện pháp phòng ngừa bệnh tay chân miệng như giữ vệ sinh sạch sẽ nhà cửa, lau rửa vật dụng cá nhân, rửa và phơi nắng đồ chơi. Cho trẻ ăn thức ăn chín, uống nước đun sôi, rửa tay sạch sẽ trước ăn và sau khi đi vệ sinh. Cách ly khi có người nhà hoặc trong lớp học có trẻ nghi ngờ bị bệnh và cho trẻ ăn uống đầy đủ và ngủ, vui chơi hợp lý.

Lại gấp rút phòng chống bệnh tay chân miệng

(Kiến Thức) - Trước nguy cơ bệnh tay chân miệng đang có chiều hướng gia tăng, Bộ Y tế đã có công văn khẩn yêu cầu các đơn vị y tế trực thuộc vào cuộc.

Lại gấp rút phòng chống bệnh tay chân miệng
Trước tình hình bệnh tay - chân - miệng năm 2014 có chiều hướng tăng cùng với các bệnh dịch khác như sởi, sốt xuất huyết Dengue, Bộ Y tế đã có công văn khẩn số 2357/BYT - KCB yêu cầu các Bệnh viện, Viện có giường bệnh trực thuộc Bộ Y tế; Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Bệnh viện đa khoa, chuyên khoa Nhi các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tích cực triển khai các giải pháp phòng chống bệnh tay chân miệng để hạn chế đến mức thấp nhất tử vong.
Theo đó, Bộ Y tế yêu cầu các đơn vị xây dựng kế hoạch phòng, chống bệnh tay - chân - miệng trên địa bàn; tiến hành kiểm tra, rà soát các điều kiện về nhân lực, cơ sở vật chất, trang thiết bị y tế, thuốc, hóa chất và vật tư y tế tại các đơn vị điều trị bệnh Tay - chân - miệng của các bệnh viện đa khoa, bệnh viện chuyên khoa nhi trực thuộc.

Biến chứng nguy hiểm của bệnh tay chân miệng

(Kiến Thức) - Bệnh tay chân miệng có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm nếu không chữa trị kịp thời.

Biến chứng nguy hiểm của bệnh tay chân miệng
Biến chứng viêm màng não. Vi rút gây bệnh sau khi xâm nhập qua da, chúng có thể đi qua lớp da và vào thẳng máu. Từ đây, chúng tìm mọi cách để đi lên não. Khi chúng tới được não bộ, chúng gây ra viêm não-màng não ở trẻ nhỏ. Biến chứng này đặc biệt nguy hiểm vì não bộ ở trẻ em đa phần chưa có phản ứng điều tiết hoàn chỉnh.
Biến chứng viêm màng não. Vi rút gây bệnh sau khi xâm nhập qua da, chúng có thể đi qua lớp da và vào thẳng máu. Từ đây, chúng tìm mọi cách để đi lên não. Khi chúng tới được não bộ, chúng gây ra viêm não-màng não ở trẻ nhỏ. Biến chứng này đặc biệt nguy hiểm vì não bộ ở trẻ em đa phần chưa có phản ứng điều tiết hoàn chỉnh.  

Vì sao ăn nhiều đồ bổ vẫn không “xuất quân” được

(Kiến Thức) - Khó hay không xuất tinh thường là do tâm lý căng thẳng, đôi khi do tình trạng nội tiết, không liên quan tới chuyện ít vận động hay nghề nghiệp. 

Vì sao ăn nhiều đồ bổ vẫn không “xuất quân” được
Hỏi: Em mang thai nhưng lại bị sẩy sớm ở tuần thứ 6, vợ chồng em kiêng 3 tháng để có em bé lại nhưng dạo này do kiêng cữ thì tần suất chỉ còn khoảng 1 lần/tuần. Chồng em cũng ít có ham muốn, thể trạng chồng cũng không được khoẻ, ít vận động và không chịu tập thể thao. Nhưng khổ nỗi là bây giờ chồng em lại không xuất tinh được hoặc xuất rất ít. Chồng em rất tự ti, không chịu đi khám mà tự uống kẽm, sâm Alipas. Xin bác sĩ tư vấn giúp có cách nào để chồng em có thể xuất tinh? - Huỳnh Mỹ Hạnh (quận 2, TPHCM).
Ảnh minh họa.
 Ảnh minh họa.

Đọc nhiều nhất

Tin mới