Phát hiện “cỗ máy” tạo sự sống xuất hiện ngoài Trái Đất?

Từ lâu, các nhà khoa học đã nghi ngờ hệ thống thủy nhiệt - với các hố liên tục phun ra dòng nước nóng phong phú về mặt hóa học - là nơi khởi nguồn sự sống.

Nhóm nghiên cứu từ Đại học Newcastle (Anh) đã thực hiện một "thí nghiệm kỳ diệu" có thể tái hiện lại cách mà sự sống đầu tiên đã bắt đầu trên Trái Đất vào thời điểm 3,5-4 tỉ năm về trước.
Theo Science Alert, họ đã trộn hydro, bicarbonate và magnetite giàu sắt trong nước biển cổ đại mô phỏng. Những thứ này đã giúp tạo ra một loạt phân tử hữu cơ bao gồm một nhóm axit béo chuỗi dài.
Các axit béo chuỗi dài này là "ứng cử viên" nặng ký để hình thành màng tế bào sớm nhất trên hành tinh.
Phat hien “co may” tao su song xuat hien ngoai Trai Dat?
Hệ thống thủy nhiệt - "suối nguồn sự sống" - dưới đáy Thái Bình Dương - Ảnh: NATIONAL GEOGRAPHIC 
 
"Trung tâm của sự khởi đầu sự sống chính là màng tế bào, rất quan trọng để cô lập các chất hóa học bên trong với môi trường bên ngoài" - tác giả chính Graham Purvis giải thích.
Theo nhà khoa học này, màng tế bào đồng thời là công cụ thúc đẩy các phản ứng duy trì sự sống bằng cách tập trung hóa chất và tạo điều kiện cho việc sản xuất năng lượng, có khả năng đóng vai trò là nền tảng cho những khoảnh khắc đầu tiên của sự sống.
Thí nghiệm này cũng chỉ ra nơi có thể là "suối nguồn sự sống": Những hợp chất mà các nhà khoa học đã trộn với nhau chính là mô phỏng môi trường dưới đáy biển nguyên sinh của hành tinh, nơi được hòa trộn các dòng nước kiềm nóng chảy ra từ các hố thủy nhiệt.
Mặc dù chúng ta có rất ít thông tin chi tiết về thời kỳ đó nhưng đây là mảnh ghép quan trọng để các chi tiết trong đoạn lịch sử cổ xưa được khớp lại với nhau.
Từ lâu, các nhà khoa học đã nghi ngờ hệ thống thủy nhiệt - với các hố liên tục phun ra dòng nước nóng phong phú về mặt hóa học - là nơi khởi nguồn sự sống.
Nhưng sự sống đó đã được khơi mào theo cách nào, vẫn còn là câu đố. Các nhà khoa học Anh có thể đã tìm ra câu trả lời cuối cùng.
Thú vị hơn, khoa học vũ trụ gần đây chứng minh hệ thống thủy nhiệt không chỉ tồn tại riêng ở Trái Đất. Trong hệ Mặt Trời có ít nhất 3 thiên thể bị nghi ngờ có hệ thống thủy nhiệt dưới đại dương ngầm.
Dưới đáy đại dương ngầm của mặt trăng Enceladus của Sao Thổ, mặt trăng Europa của Sao Mộc, hành tinh lùn Sao Diêm Vương... đều được cho là có hệ thống thủy nhiệt.
Vì vậy nghiên cứu vừa công bố trên tạp chí khoa học Communications Earth & Environment này đã cung cấp bằng chứng quan trọng để các cơ quan vũ trụ khắp thế giới định hướng cho các cuộc săn tìm sự sống ngoài hành tinh.

Phát hiện manh mối sự sống ở “Mặt Trăng bị lãng quên” của Sao Mộc

NASA đã phát hiện manh mối về sự tồn tại của sự sống trên Ganymede, một trong những mặt trăng của Sao Mộc.

Phát hiện manh mối sự sống ở “Mặt Trăng bị lãng quên” của Sao Mộc
Phat hien manh moi su song o “Mat Trang bi lang quen” cua Sao Moc
Ganymede là mặt trăng lớn nhất trong hệ Mặt Trời, lớn hơn cả Sao Thủy, và nó được NASA quan tâm sau khi phát hiện hợp chất hữu cơ và muối trên bề mặt của nó. 

Nhà khoa học Việt gắng tái tạo phản ứng hóa học hình thành sự sống

Các nhà hóa học như Quoc Phuong Tran (nghiên cứu sinh Tiến sĩ Hóa học Prebiotic, Đại học New South Wales, Sydney) đang cố gắng tái tạo chuỗi phản ứng cần thiết để hình thành RNA vào buổi bình minh của sự sống.

Nhà khoa học Việt gắng tái tạo phản ứng hóa học hình thành sự sống
Nha khoa hoc Viet gang tai tao phan ung hoa hoc hinh thanh su song
Sự sống bắt đầu từ những phân tử cơ bản 
Sự sống đã bắt đầu như thế nào? Làm thế nào các phản ứng hóa học trên Trái đất sơ khai tạo ra các cấu trúc phức tạp, tự sao chép và phát triển thành các sinh vật như chúng ta biết?

‘Vùng cấm của sự sống’ tại Trung Quốc, nơi khí hậu khắc nghiệt bậc nhất

Có khí hậu khắc nghiệt và thường xuyên xảy ra thiên tai nên nơi đây hầu như không có sự sống của con người lẫn đa số động vật.

‘Vùng cấm của sự sống’ tại Trung Quốc, nơi khí hậu khắc nghiệt bậc nhất

‘Vung cam cua su song’ tai Trung Quoc, noi khi hau khac nghiet bac nhat

Khả Khả Tây Lý còn có biệt danh là ‘vùng cấm của sự sống’

Nằm tại độ cao trung bình 4500m so với mực nước biển, Thanh hải - Tây Tạng là cao nguyên cao nhất hành tinh. Cao nguyên này nằm trải dài trên diện tích 1,2 triệu km2 và chiếm tới ⅛ diện tích của đất nước tỷ dân. Nó được bao quanh bởi các dãy núi Himalaya, Côn Lôn, Kỳ Liên Sơn và các đỉnh núi cao nhất thế giới.

‘Vung cam cua su song’ tai Trung Quoc, noi khi hau khac nghiet bac nhat-Hinh-2

Vùng đất Hy Nhĩ hay còn gọi là Khả Khả Tây Lý thuộc phần tây bắc cao nguyên Thanh Hải - Tây Tạng. Khu vực này rộng 450.000m2 ở độ cao 4.600m so với mực nước biển, nơi đây có ít dân cư nhất châu Á và đứng thứ 3 thế giới.

‘Vung cam cua su song’ tai Trung Quoc, noi khi hau khac nghiet bac nhat-Hinh-3

Khi đi qua đây bạn sẽ bắt gặp những đàn bò Yak gặm cỏ ven đường. Loài động vật này là đặc trưng của vùng núi Himalaya và có bộ lông dài, dày để thích nghi với thời tiết tại đây. Những người dân tại đây cho hay một con bò Yak có giá khoảng gần 1 vạn tệ, tương đương 30 triệu đồng tiền Việt.

‘Vung cam cua su song’ tai Trung Quoc, noi khi hau khac nghiet bac nhat-Hinh-4

Trên cả thảo nguyên rộng lớn chỉ có một vài đám cỏ xanh còn lại đều là đất và cỏ khô do nhiệt độ khắc nghiệt. Lượng mưa hàng năm tại đây chỉ khoảng 10-30cm và chủ yếu là mưa đá.

‘Vung cam cua su song’ tai Trung Quoc, noi khi hau khac nghiet bac nhat-Hinh-5

Loài động vật nổi tiếng nhất của vùng đất này là linh dương Tây Tạng, chúng có tên trong danh sách đỏ của Trung Quốc.

Cao nguyên Tây Tạng là nơi lý tưởng để đông trùng hạ thảo phát triển và cho chất lượng tốt nhất. Loại dược liệu này nếu được phát triển tự nhiên sẽ có nhiều công dụng trong việc tăng cường miễn dịch và sức đề kháng cho con người.

Đọc nhiều nhất

Tin mới