Phát hiện ảnh nguyệt thực thế kỷ 19... trong nhà bếp

(Kiến Thức) - Vài tấm kính mô tả hiện tượng nguyệt thực, chòm sao Cygnus, sao chổi thế kỷ 19 vừa được tìm thấy trong căn hầm nhà bếp của Viện Niels Bohr.

Phát hiện ảnh nguyệt thực thế kỷ 19... trong nhà bếp
Theo đó, tấm kính mô tả hình dạng Mặt trăng đang ở thời điểm nguyệt thực, trong giai đoạn ước chừng từ năm 1909 đến năm 1922.
Tấm ảnh nguyệt thực được tìm thấy trong một ngăn bàn pha trà tại nhà bếp của Viện Niels Bohr ở Copenhagen, nằm sâu trong một căn hầm có niên đại hơn 120 năm tuổi.
Phat hien anh nguyet thuc the ky 19... trong nha bep
 Nhiều người cho rằng, tấm kính này được in lấy dữ liệu từ Đài quan sát Østervold.
Người phát hiện tấm ảnh quý hiếm là nhà thiên văn học Holger Pedersen, ông đã nghỉ hưu, nhưng vẫn còn trọng trách quản lý căn hầm này, trong một lần vô tình tìm đồ pha trà, ông đi tới chiếc bàn, mở ngăn kéo cũ đầy bụi ra, ông đã nhìn thấy nhiều tấm kính với hình ảnh mô tả hiện tượng nguyệt thực, sao chổi sống động và rất cổ.
Phat hien anh nguyet thuc the ky 19... trong nha bep-Hinh-2
 
Bên cạnh tấm kính miêu tả hình Mặt trăng, vài tấm kính khác còn mô tả chòm sao Cygnus, sao chổi cũng được tìm thấy. Mọi thứ trông rất bí ẩn, kỳ diệu.
Các tấm kính đang được các nhà khoa học dùng phương pháp ánh sáng hồng ngoại để quan sát và phân tích giá trị thiên văn học của nó. Chắc chắn sẽ có nhiều phát hiện thú vị mới đang chờ phía trước.
Một bộ phận các nhà khoa học, thiên văn học khác cũng đang tiếp cận căn hầm để khám phá, và họ đang thắc mắc: “Liệu có bao nhiêu tấm kính như vậy đang giấu mình ở đây?”.

Giải đáp trực quan về hiện tượng Mặt trăng máu

(Kiến Thức) - Trái đất che phủ hoàn toàn Mặt trăng, Mặt trời sẽ chiếu ánh sáng vào Mặt Trăng tạo nên màu đỏ như máu.

Giải đáp trực quan về hiện tượng Mặt trăng máu
Hiện tượng Mặt trăng máu diễn ra vào ngày hôm nay (15/4), tại các khu vực Bắc Mỹ, bờ biển phía Tây Nam Mỹ, Tây Phi, và có thể thấy rõ nhất tại Australia vào lúc mặt trời lặn. Đây được coi là hiện tượng tự nhiên hiếm có và kỳ bí, là hiện tượng đặc biệt của nguyệt thực toàn phần. Khi đó, Trái đất che phủ hoàn toàn Mặt trăng, Mặt trời sẽ chiếu ánh sáng vào Mặt Trăng tạo nên màu đỏ.
Cận cảnh Mặt trăng dần chuyển sang "màu máu", hình ảnh mới nhất của hiện tượng ghi lại được từ đỉnh Lemmon, bang Arizona, Mỹ.
Cận cảnh Mặt trăng dần chuyển sang "màu máu", hình ảnh mới nhất của hiện tượng ghi lại được từ đỉnh Lemmon, bang Arizona, Mỹ. 
Theo các nhà khoa học, do ánh sáng Mặt trời có nhiều màu sắc và bước sóng khác nhau, nhưng ánh sáng màu đỏ có bước sóng dài nhất và có khả năng xuyên qua bầu khí quyển, chiếu rọi Mặt trăng ở những vùng tối nhất. Do đó, khi diễn ra nguyệt thực (Trái đất che khuất Mặt trăng), ta thấy Mặt trăng có màu đỏ.
Quy trình Mặt trăng dần dần chuyển sang màu đỏ sẽ diễn ra giống như mô tả trong hình.
Quy trình Mặt trăng dần dần chuyển sang màu đỏ sẽ diễn ra giống như mô tả trong hình. 
Ngoài ra, màu sắc của Mặt trăng còn phụ thuộc vào lượng bụi trong khí quyển. Lượng tro bụi càng nhiều thì màu sắc của Mặt Trăng càng đậm.

Người xưa “đối phó” với trăng máu thế nào?

Theo ghi chép xưa, khi nguyệt thực bắt đầu, người Trung Quốc đại cổ thường tụ tập lại, cố gắng gõ trống và gào thét to hết mức có thể. 

Người xưa “đối phó” với trăng máu thế nào?
Nguyệt thực đỏ hay còn gọi là mặt trăng máu là hiện tượng tự nhiên xảy ra do ánh sáng nảy ra từ bề mặt Mặt trăng bị khúc xạ khi xuyên qua khí quyển trái đất và biến Mặt trăng thành màu đỏ rực. Tuy nhiên, từ trước đến nay nó bị phủ lên mình một tấm màn kỳ bí với nhiều sắc thái mờ ảo bởi các tín ngưỡng khác nhau trên khắp các vùng miền.

Tại sao trăng nguyệt thực có màu của máu?

(Kiến Thức) - Tại sao, khi nguyệt thực xảy ra lại có màu tối và đỏ sẫm hoặc đỏ nhạt? - Nguyễn Minh Hà (Hà Nội).

Tại sao trăng nguyệt thực có màu của máu?
Ông Đặng Vũ Tuấn Sơn, Hội Thiên văn học Việt Nam: Nguyệt thực là hiện tượng xảy ra do Mặt Trăng đi qua điểm giao nhau giữa quỹ đạo của nó quanh Trái Đất và quỹ đạo của Trái Đất quanh Mặt Trời ở phía đối diện với Mặt Trời. Khi đó, nó đi vào vùng bóng tối của Trái Đất và chỉ nhận được một phần rất nhỏ ánh sáng từ Mặt Trời. 
 

Đọc nhiều nhất

Phát hiện gây sững sờ ở tiểu hành tinh Psyche

Phát hiện gây sững sờ ở tiểu hành tinh Psyche

(Kiến Thức) - Bạn còn nhớ tiểu hành tinh Psyche? Đây là tiểu hành tinh lớn nhất được biết đến trong vành đai tiểu hành tinh giữa sao Hỏa và sao Mộc. Nó gây chú ý vì có nhiều tính chất bất thường và NASA có kế hoạch tới Psyche vào năm 2022.

Tin mới

Sửng sốt siêu Trái đất quỹ đạo cực ngắn quay quanh sao

Sửng sốt siêu Trái đất quỹ đạo cực ngắn quay quanh sao

(Kiến Thức) - Sử dụng dữ liệu từ Vệ tinh Khảo sát ngoại hành tinh của NASA (TESS) và ba máy quang phổ trên mặt đất, các nhà thiên văn học phát hiện siêu Trái đất có thời gian quỹ đạo cực ngắn và một hành tinh có khối lượng sao Hải Vương.
Tò mò mạch khí nóng chảy ra từ một ngôi sao

Tò mò mạch khí nóng chảy ra từ một ngôi sao

(Kiến Thức) - Kính thiên văn vũ trụ Hubble của NASA / ESA chụp được hình ảnh mới của Herbig-Haro 110- một mạch khí nóng chảy ra từ một ngôi sao mới sinh, được cung cấp nhiên liệu bởi khí rơi xuống ngôi sao trẻ.
Sửng sốt tàn dư siêu tân tinh đẹp, sáng hơn sao Kim

Sửng sốt tàn dư siêu tân tinh đẹp, sáng hơn sao Kim

(Kiến Thức) - Cơ quan Hàng không và Vũ trụ Mỹ (NASA) gần đây chia sẻ hình ảnh tuyệt đẹp về vật thể được cho là tàn dư siêu tân tinh sáng nhất từng được phát hiện, cho thấy các bước sóng hồng ngoại khác nhau.