Nước mắt chảy xuôi

Nước mắt chảy xuôi
Ảnh minh họa.
Ảnh minh họa. 

Khi có cơ hội để trở về hiện tại, với bà mẹ đang đau khổ đến phát bệnh vì mất con... thì cô gái lại băn khoăn lựa chọn. Các con tôi xem phim đến đoạn đó đều đồng thanh nói: "Ở lại". Và cô ấy ở lại thật.

Xem cảnh đấy tôi thấy tủi thân quá. Hoá ra cha mẹ nuôi con khó nhọc, bao chăm chút, bao lo lắng để đến khi lớn lên, khi đủ lông đủ cánh, nó sẽ bay đi, không gì níu giữ lại được. Thực tế là thế, không thể nào tránh khỏi.

Tôi quen một bác đã cao tuổi. Hai ông bà sống ở Việt Nam, còn gia đình các con đều ở nước ngoài. Bác bảo cũng buồn lắm, nhất là dịp Tết, nhìn nhà người ta con cháu quây quần, nhà mình thì vắng vẻ. Bây giờ còn sức khoẻ, một năm cũng sang thăm con cháu được 1 lần. Chứ vài năm nữa chắc không thể đi được. Cũng không thể sang sống với con cháu được. Bác cũng xác định, còn ông còn bà thì còn đỡ, chứ khi một trong hai người ra đi, thì người kia chắc phải vào nhà dưỡng lão. Mình phải tự lo, tự sắp xếp cuộc sống của mình, không nên trông chờ vào con cái vì như thế khác nào trút gánh nặng lên các con.

Nhưng đâu phải ai cũng có điều kiện để tự lập như hai bác. Bởi vì tâm lý phổ biến của người Việt Nam vẫn là sinh con để có chỗ dựa lúc về già. Vì vậy, có gì cũng dồn hết cho con, hy sinh hết cho con, có nhà có đất cũng bán hết để cho con lập nghiệp... chỉ mong khi về già có chỗ mà nương tựa. Nhưng nhiều khi lại chẳng ở được với nhau, lúc hiểu ra thì đã trắng tay, có muốn tự lo cho mình cũng đã quá muộn.

Có lần tôi viết bài về một bà cụ 90 tuổi, cả đời bà buôn bán ngoài chợ, giờ bà sống an nhàn tự tại vì chẳng phải nhờ vào con nào. Bà kể, ngay từ khi còn trẻ mình lo cho các con nhưng bao giờ cũng phải dành ra một khoản để lo cho mình khi về già. Không gì khổ bằng phải sống nhờ vào con cái. Đó là một sự sáng suốt.

Trong bài viết tâm sự tuổi già mà các cụ vẫn truyền tay nhau đọc có đoạn: Nhà của cha mẹ là nhà con, nhưng nhà con không phải là nhà cha mẹ. Nghe buồn thật, nhưng mà đúng. Bởi vì nước mắt bao giờ cũng chảy xuôi.

Đọc nhiều nhất

Cán bộ Kiểm sát hát karaoke “ôm”, lãnh đạo Thi hành án nghi vào nhà nghỉ... hiểu luật vi phạm, xử sao cho đáng?

Cán bộ Kiểm sát hát karaoke “ôm”, lãnh đạo Thi hành án nghi vào nhà nghỉ... hiểu luật vi phạm, xử sao cho đáng?

(Kiến Thức) - Hai vụ việc mới đây liên quan đến cán bộ Viện Kiểm sát huyện đi hát karaoke "ôm", và clip quan hệ trong nhà nghỉ nghi là lãnh đạo ngành Thi hành án Hậu Giang khiến dư luận lắc đầu ngán ngẩm khi những người làm luật lại vi phạm luật, quy định ngành và cả đạo đức.
3 cán bộ vỡ nợ: Trách nhiệm Sacombank thế nào?

3 cán bộ vỡ nợ: Trách nhiệm Sacombank thế nào?

Liên quan đến 3 cán bộ Sacombank vỡ nợ, các luật sư cho rằng, nếu 3 cán bộ này lợi dụng chức vụ và uy tín của ngân hàng, chiếm dụng tiền của khách hàng thì Sacombank phải có trách nhiệm bồi thường cho khách hàng.
"Ổ dịch" Covid-19 Bệnh viện Bạch Mai: "Dập dịch" thế nào hiệu quả?

"Ổ dịch" Covid-19 Bệnh viện Bạch Mai: "Dập dịch" thế nào hiệu quả?

(Kiến Thức) - BV Bạch Mai có 5 trường hợp dương tính Covid-19 và đang có dấu hiệu lây chéo. Trong khi đó, lượng người ra vào viện mỗi ngày lên tới 6.000-8.000 vào khám bệnh, hiện nay khoảng 3.000-3.500 người. Dư luận cho rằng, cần có biện pháp mạnh để kiểm soát dịch bệnh, thậm chí phong tỏa bệnh viện để không gây bùng dịch.

Tin mới