Nữ phi hành gia lập kỷ lục sống lâu ngoài Trái đất

Nữ phi hành gia vũ trụ người Italy Samantha Cristoforetti đã sống và làm việc khoảng 200 ngày (từ tháng 11/2014) trên vũ trụ.

Nữ phi hành gia lập kỷ lục sống lâu ngoài Trái đất

Theo hãng tin ANSA, ngày 11/6, nữ đại úy Không quân Italy, phi hành gia vũ trụ Samantha Cristoforetti cùng với hai đồng nghiệp là Anton Shkaplerov (người Nga) và Terry Virts (người Mỹ) đã trở về Trái đất an toàn.

Do một số vấn đề kỹ thuật, đại úy Cristoforetti đã rời Trạm Vũ trụ quốc tế (ISS) muộn hơn một tháng so với dự kiến. Như vậy, nữ phi hành gia vũ trụ người Italy Samantha Cristoforetti đã sống và làm việc khoảng 200 ngày (từ tháng 11/2014) trên vũ trụ, đây cũng là khoảng thời gian được coi là kỷ lục mới đối với một nữ phi hành gia và đối với các phi hành gia vũ trụ châu Âu nói chung.

Nu phi hanh gia lap ky luc song lau ngoai Trai dat
 Nữ phi hành gia Italy Samantha Cristoforetti đã trở về Trái Đất an toàn. (Nguồn: ANSA)

Trước đó, năm 2007, nữ phi hành gia vũ trụ người Mỹ Sunita Williams đã lưu lại trên Trạm Không gian Quốc tế (ISS) 195 ngày.

Trong 200 ngày sống trên trạm ISS, đại úy Cristoforetti vẫn thường xuyên cập nhật thông tin, các bức ảnh qua các mạng xã hội như Twitter và được đông đảo truyền thông và dư luận xã hội quan tâm.

Trong nhiệm vụ mang tên Futura do Cơ quan Vũ trụ châu Âu giao phó, Samantha Cristoforetti đã tiến hành các nghiên cứu về gen, sinh học, một số loài côn trùng, hoa quả dưới tác động của một chuyến bay vũ trụ dài ngày.

Giám đốc Cơ quan Vũ trụ Italy, ông Roberto Battiston cho biết nhiệm vụ Futura mà đại úy Cristoforetti trên trạm ISS đã thành công; hiện nay, Italy đang lên kế hoạch đưa các phi hành gia vào không gian trong khoảng thời gian năm 2017 và giữa 2018-2019 để quan sát một số hành tinh.

Trên trang Twitter của mình, Thủ tướng Italy Matteo Renzi đã viết lời chào mừng đối với đại úy Cristoforetti "Chúng tôi tự hào về đại úy". Trong khi đó, Tổng thống Italy Sergio Mattarella thông báo sẽ đón tiếp nữ phi hành gia tại Phủ Tổng thống để thể hiện sự đánh giá cao và trân trọng thay mặt cho cả quốc gia.

Thú tiêu khiển có “1-0-2” của phi hành gia trên vũ trụ

(Kiến Thức) - Những thú tiêu khiển này có thể giúp phi hành gia trên trạm vũ trụ vừa thực hiện được các nghiên cứu, vừa có những khoảng thời gian thú vị. 

Thú tiêu khiển có “1-0-2” của phi hành gia trên vũ trụ
Thu tieu khien co 1 0 2 cua phi hanh gia tren vu tru hinh anh
Không phải cứ lên trạm vũ trụ là các nhà du hành phải chăm chú vào việc nghiên cứu, tham gia các trò tiêu khiển cũng là một phần mục đích chính trong công việc của các phi hành gia trạm vũ trụ quốc tế (ISS). Tuy nhiên, cách thư giãn ở vũ trụ sẽ khác thường hơn trên trái đất, chẳng hạn như khi phi hành gia chơi cờ (ảnh), anh ấy sẽ không thể ngồi yên. 
Thu tieu khien co 1 0 2 cua phi hanh gia tren vu tru hinh anh 2
Các phi hành gia có thể vừa thực hiện các nghiên cứu vừa giải trí. Trồng cây trong không gian là một thách thức, phải dựa vào điện chiếu sáng và không khí tuần hoàn. 
Thu tieu khien co 1 0 2 cua phi hanh gia tren vu tru hinh anh 3
Các nhà du hành có thể thư giãn bằng cách tưới cây, nhưng trong môi trường không trọng lượng, giọt nước sẽ lơ lửng trên cây như trong hình ảnh này. 
Thu tieu khien co 1 0 2 cua phi hanh gia tren vu tru hinh anh 4
Cách các cây phát triển sẽ khác nhau dựa vào trọng lực, do đó, cây trồng trong không gian yêu cầu những quan sát đặc biệt. 
Thu tieu khien co 1 0 2 cua phi hanh gia tren vu tru hinh anh 5
Nghiên cứu ứng dụng công nghệ vi nang (Microencapsulation) cho phép các nhà khoa học nghiên cứu phương pháp mới điều trị ung thư. 
Thu tieu khien co 1 0 2 cua phi hanh gia tren vu tru hinh anh 6
Trạm vũ trụ cũng có thể biến thành sân khấu và các phi hành gia trổ tài làm nghệ sĩ. 
Thu tieu khien co 1 0 2 cua phi hanh gia tren vu tru hinh anh 7
Một bữa đại tiệc của phi hành gia trên vũ trụ.
Thu tieu khien co 1 0 2 cua phi hanh gia tren vu tru hinh anh 8
Các phi hành gia chơi đùa với những trái cây tươi đang "bay" tự do.

Ngắm Trái đất từ ISS qua ảnh nữ phi hành gia (1)

(Kiến Thức) - Trái đất nhìn từ Trạm Vũ trụ quốc tế (ISS) đẹp tuyệt mỹ qua ảnh của Samantha Cristoforetti, người phụ nữ Italy đầu tiên bay vào không gian.

Ngắm Trái đất từ ISS qua ảnh nữ phi hành gia (1)
Ngam Trai dat tu ISS qua anh nu phi hanh gia (1)
Hình ảnh tuyệt vời của ánh mặt trời dọc vùng bờ biển của nước Mỹ khi nhìn từ Trạm vũ trụ quốc tế. Ở giữa bức ảnh, bạn có thể nhìn thấy sông Mississippi nổi tiếng. 
Ngam Trai dat tu ISS qua anh nu phi hanh gia (1)-Hinh-2
Thành phố Toronto, Canada phủ đầy tuyết nhìn từ ISS
Ngam Trai dat tu ISS qua anh nu phi hanh gia (1)-Hinh-3
Quang cảnh núi non hùng vĩ cùng những đám mây dập dìu ở khu vực Nam Mỹ. 
Ngam Trai dat tu ISS qua anh nu phi hanh gia (1)-Hinh-4
Khu vực thành phố Ancona, Italy. Thành phố nằm cách Roma 280km về phía đông bắc. 
Ngam Trai dat tu ISS qua anh nu phi hanh gia (1)-Hinh-5
Nhìn từ vũ trụ, thành phố San Antonio ở bang Texas, Mỹ trông rất yên bình. 
Ngam Trai dat tu ISS qua anh nu phi hanh gia (1)-Hinh-6
Bức ảnh được chụp vào ngày Thánh Patrick, nữ phi hành gia Cristoforetti chụp đất nước Ireland từ trên cao.
Ngam Trai dat tu ISS qua anh nu phi hanh gia (1)-Hinh-7
Hình ảnh kỳ thú về những đám mây gần sông Nile. 
Ngam Trai dat tu ISS qua anh nu phi hanh gia (1)-Hinh-8
Đất nước Đan Mạch nhìn từ ISS. 
Ngam Trai dat tu ISS qua anh nu phi hanh gia (1)-Hinh-9
Hòn đảo nhân tạo của Dubai được nhìn thấy từ không gian. 
Ngam Trai dat tu ISS qua anh nu phi hanh gia (1)-Hinh-10
Khi nhìn từ Trạm vũ trụ quốc tế ISS, Trái đất vô cùng rộng lớn. 
Ngam Trai dat tu ISS qua anh nu phi hanh gia (1)-Hinh-11
Ánh sáng của sét nhấp nháy trong các đám mây bão gần Bangkok, Thái Lan. 
Ngam Trai dat tu ISS qua anh nu phi hanh gia (1)-Hinh-12
Thành phố Phoenix, Arizona nhìn như những mảnh ghép đầy huyền bí khi nhìn từ trên cao xuống. 
Ngam Trai dat tu ISS qua anh nu phi hanh gia (1)-Hinh-13
Hình ảnh của bang Texas, Mỹ nhìn từ ISS, chụp ngày 12/3/2015. 
Ngam Trai dat tu ISS qua anh nu phi hanh gia (1)-Hinh-14
Nữ phi hành gia Cristoforetti chụp Hy Lạp từ ISS. 
Ngam Trai dat tu ISS qua anh nu phi hanh gia (1)-Hinh-15
Núi Shasta ở California phủ tuyết trắng xóa trên đỉnh.

Ảnh động vật tuần: Gà gô đối đầu rắn cỏ

(Kiến Thức) - Bắt được cá chép 47kg, sâm cầm quyết chiến tranh giành bạn tình, gà gô đỏ đối mặt với rắn cỏ...là những hình ảnh động vật đẹp nhất tuần.

Ảnh động vật tuần: Gà gô đối đầu rắn cỏ
Anh dong vat tuan: Ga go doi dau ran co
Gà gô đỏ đối mặt với rắn cỏ trong vườn quốc gia Riverside ở Rainham, Kent, Anh. Đây là một trong những hình ảnh động vật đẹp nhất tuần.

Anh dong vat tuan: Ga go doi dau ran co-Hinh-2
Cặp chim sâm cầm quyết chiến tranh giành bạn tình dưới một hồ nước ở Copenhagen, Đan Mạch.

Đọc nhiều nhất

Phát hiện gây sững sờ ở tiểu hành tinh Psyche

Phát hiện gây sững sờ ở tiểu hành tinh Psyche

(Kiến Thức) - Bạn còn nhớ tiểu hành tinh Psyche? Đây là tiểu hành tinh lớn nhất được biết đến trong vành đai tiểu hành tinh giữa sao Hỏa và sao Mộc. Nó gây chú ý vì có nhiều tính chất bất thường và NASA có kế hoạch tới Psyche vào năm 2022.

Tin mới

Sửng sốt siêu Trái đất quỹ đạo cực ngắn quay quanh sao

Sửng sốt siêu Trái đất quỹ đạo cực ngắn quay quanh sao

(Kiến Thức) - Sử dụng dữ liệu từ Vệ tinh Khảo sát ngoại hành tinh của NASA (TESS) và ba máy quang phổ trên mặt đất, các nhà thiên văn học phát hiện siêu Trái đất có thời gian quỹ đạo cực ngắn và một hành tinh có khối lượng sao Hải Vương.
Tò mò mạch khí nóng chảy ra từ một ngôi sao

Tò mò mạch khí nóng chảy ra từ một ngôi sao

(Kiến Thức) - Kính thiên văn vũ trụ Hubble của NASA / ESA chụp được hình ảnh mới của Herbig-Haro 110- một mạch khí nóng chảy ra từ một ngôi sao mới sinh, được cung cấp nhiên liệu bởi khí rơi xuống ngôi sao trẻ.
Sửng sốt tàn dư siêu tân tinh đẹp, sáng hơn sao Kim

Sửng sốt tàn dư siêu tân tinh đẹp, sáng hơn sao Kim

(Kiến Thức) - Cơ quan Hàng không và Vũ trụ Mỹ (NASA) gần đây chia sẻ hình ảnh tuyệt đẹp về vật thể được cho là tàn dư siêu tân tinh sáng nhất từng được phát hiện, cho thấy các bước sóng hồng ngoại khác nhau.