Nín thở: cách chữa bệnh bí ẩn của người Tây Tạng

Nín thở: cách chữa bệnh bí ẩn của người Tây Tạng

Nín thở (người Tây Tạng gọi là “Bảo Bình khí”), có tác dụng đẩy lui cơn tức giận, với những người có tính khí nóng nảy thì đây là phương pháp hết sức hữu ích.

Con người, khi tứ chi thiếu oxy trong máu sẽ luôn cảm thấy mệt mỏi, không có lực; thiếu oxy não sẽ trở nên chậm chạp, không thông minh; tim thiếu oxy dẫn đến lồng ngực khó chịu, tinh thần khí huyết không thể khai thông, do đó không có được niềm vui, hạnh phúc và sức khỏe trong cuộc sống.

Theo nghiên cứu, hàm lượng oxy trong tế bào mô người thấp hơn 65% mức bình thường thì rất dễ dẫn đến những chuyển biến xấu về thể chất và tinh thần. Phổi là cơ quan nội tạng rất quan trọng, hơn nữa muốn chữa trị các bệnh khác trước tiên phải có lá phổi khỏe mạnh. Vì vậy, chúng ta cần phải duy trì sức khỏe nhằm tăng cường chức năng của phổi. Muốn có lá phổi khỏe cần phải tăng cường luyện tập hít thở sâu, chạy bộ, leo núi, bơi lội…

Tập nín thở là một trong nhưng phương pháp mang lại hiệu quả nhanh nhất, và có thể dùng để chữa trị được nhiều bệnh khác nhau, đôi khi còn hiệu quả hơn cả việc sử dụng thuốc Đông y.

 

Sở dĩ phương pháp này có tác dụng tích cực vì nội trong 4 đến 5 ngày tập luyện, lượng oxy trong các tế bào sẽ hấp thụ đủ, chức năng của phổi được tăng cường, các bộ phận như khí quản, lục phủ ngũ tạng, xương cốt, tứ chi được vận động, không để xảy ra tình trạng thiếu oxy. Một số phương pháp luyện tập đơn giản như sau:

 

1. Phương pháp đơn giản nhất: hít một hơi rồi nín thở, đợi đến khi nào không chịu được nữa thì thở ra ngay. Sau đó hít lần thứ hai, hít đầy phổi sau đó tiếp tục nín thở trong khoảng 10 đến 20 giây, đến khi không chịu được thì thở ra và tiếp tục làm lần thứ 3 tương tự như vậy. Phương pháp này không giới hạn số lần, lưu ý không hít đứt quãng, không nín thở hai lần trong một lần hít, cuối cùng là phải thở ra bằng mũi.

2. Luyện tập từng bước một: Đầu tiên hít một hơi sâu, sau đó dùng ngón tay đè một bên lỗ mũi, dùng lực khí trong phổi thở mạnh ra bằng lỗ mũi còn lại, thở xong lại hít đầy một hơi sau đó tiếp tục đè lỗ mũi bên kia và thở ra đúng như lúc đầu. Cứ lặp đi lặp lại nhiều lần như thế, tổng cộng sau khoảng 3 lần hít và 3 lần thở, không khí trong phổi ra hết thì lại ngừng thở khoảng từ 10 giây đến  20,30 giây sau. Lúc này, toàn thân sẽ có cảm giác khó chịu, từ từ hít vào, sau đó nín thở, nín thở được một lúc, khi đó toàn thân sẽ tiếp tục cảm thấy khó chịu. Không nên thở mà lại tiếp tục hít lần thứ hai rồi lại nín thở. Làm khoảng 3 lần hít và nín thở như vậy sẽ đạt hiệu quả, biện pháp này hiệu quả trong quá trình thở ra.

3. Điều quan trọng nhất trong tập luyện: hít một hơi bằng mũi sau đó ngừng hít thở, thắt chặt cơ bụng, cằm gập sát xuống cổ, mặt phải hướng về phía trước, đầu nhất định không được cúi xuống. Tại thời điểm này, lồng ngực sẽ tự căng phồng lên, cơ hoành, hai bả vai nhô lên. Sau khi nín thở, tự nhiên sẽ có cảm giác khó chịu, không thể thở ra, nhưng có thể hít vào bổ sung, điều này sẽ khiến các bộ phận của phổi trần đầy khí, duy trì như vậy được 60 giây rồi thở ra thì sẽ đạt được hiệu quả cao nhất, cần nín thở ít nhất khoảng 15 giây mới có thể đạt được hiệu quả.

Lưu ý: Mặc dù nói nín thở càng lâu càng tốt, nhưng cần phải tiếp cần phương pháp này từng bước một thì mới tránh được vất vả, cực nhọc trong quá trình luyện tập. Bất kỳ người nào bắt đầu tập cũng có cảm giác chưa quen, rất khó chịu, đầu óc căng thẳng, thậm chí có người còn bị chóng mặt và choáng váng, lồng ngực bị đau. Hiện tượng này là hết sức bình thường và không có gì đáng sợ cả, chỉ cần luyện tập vài ngày sẽ thành quen.

Mỗi ngày có khoảng 60 giây không thở, chỉ cần luyện tập ba lần là đủ. Người mắc bệnh mỗi ngày ít nhất là phải tập luyện một lần, có thời gian thì tập hai lần. Người khỏe mạnh có thể tập  khoảng dưới 10 lần, trẻ em dưới 3 lần trong ngày.

Đọc nhiều nhất

Tin mới