Những người thầy dạy văn

(Kiến Thức) - Người mẹ hớn hở khoe, con gái học lớp 11, từ trước tới giờ chả thích thú gì môn văn, vậy mà mới đi học thêm một thầy này được vài buổi, đã thay đổi hẳn, bắt mẹ tìm sách để đọc, lại suốt ngày khen thầy dạy hay. Mừng quá!

Những người thầy dạy văn

Ảnh minh họa.
 Ảnh minh họa.

Đấy, cứ đổ cho trẻ con ngày nay lười học văn, ghét học sử, viết văn thì lủng cà lủng củng, tác phẩm văn học thì không chịu đọc... Nhưng có lẽ sự ghét học văn này nên nhìn từ phía ngược lại: Người dạy đã thực sự tâm huyết chưa, đã dạy hay chưa? Nếu thầy dạy hay mà trò vẫn chán học thì lúc ấy mới nên xét tới lỗi của trò.

Hồi chúng tôi học lớp 12, có một thầy giáo dạy văn rất hay. Có lần thầy dạy bài Ông lão chăn bò trên núi Thắm, thầy khóc, cả lớp im thin thít nghe như nuốt từng lời. Những bài giảng của thầy đọng mãi trong tôi đến bây giờ. Chả bù cho hồi lớp 10 chúng tôi được học một cô giáo khác, không hiểu sao mà đến giờ của cô, cứ vào lớp là mắt chúng tôi díu cả lại, buồn ngủ kinh khủng, không thể nghe giảng được gì nữa.

Nhà văn Hoài Thanh đã từng nói, ông thích nhất là được dạy học và bình thơ. Tôi thấy ghen tị với những người thầy dạy văn yêu nghề như vậy. Những cái đẹp của một tác phẩm, một áng văn hay mình cảm nhận được đã là một niềm vui, một niềm hạnh phúc lắm rồi. Đằng này mình lại được truyền đạt những cảm xúc đó với những người khác để họ cùng cảm nhận, cùng chia sẻ... thì niềm vui sẽ nhân lên rất nhiều. Đặc biệt, với học sinh, một bài giảng văn hay còn thắp lên ngọn lửa say mê văn học, say mê cái đẹp trong tâm hồn chúng. Đó mới chính là mục tiêu, là cái ý nghĩa đích thực của nghề dạy học. 

Và với học sinh, thích nhất là được học văn với những thầy giỏi, giảng văn hay. Với chúng, thầy dạy văn hay không khác gì một thần tượng, chúng say mê nghe, nhớ từng câu từng lời thầy, làm theo, đọc theo... Nhưng tiếc là từ trước đến nay những người dạy văn hay không nhiều. Những đứa trẻ cứ phải học thuộc lòng những bài bình giảng đã được in đi in lại hết trong sách giáo khoa lại đến sách tham khảo như thế thì còn gì là hứng thú. Chúng không được sống trong những bài giảng sinh động với những giáo viên giảng say sưa đầy cảm hứng.

“Học sinh bây giờ khổ cực quá”

“Học sinh bây giờ khổ cực quá”
“Không chỉ nặng, CT-SGK phổ thông hiện nay còn không đáp ứng được mục tiêu giáo dục toàn diện” - GS Văn Như Cương nhận xét.
Giáo viên, học sinh đều mong muốn giảm tải chương trình phổ thông

Những thầy cô 9X “cute” hơn cả học trò

Những thầy cô 9X “cute” hơn cả học trò

Trần Minh Tây – thầy giáo dạy Văn của teen Hồng Đức

“Fan cuồng cởi trần” và ước mơ nuôi Đà Điểu

(Kiến Thức) - "Khi thất nghiệp hai bố con sẽ lập trang trại Đà Điểu", "running man" Vũ Xuân Tiến chia sẻ trên trang cá nhân.

“Fan cuồng cởi trần” và ước mơ nuôi Đà Điểu

Đọc nhiều nhất

Cán bộ Kiểm sát hát karaoke “ôm”, lãnh đạo Thi hành án nghi vào nhà nghỉ... hiểu luật vi phạm, xử sao cho đáng?

Cán bộ Kiểm sát hát karaoke “ôm”, lãnh đạo Thi hành án nghi vào nhà nghỉ... hiểu luật vi phạm, xử sao cho đáng?

(Kiến Thức) - Hai vụ việc mới đây liên quan đến cán bộ Viện Kiểm sát huyện đi hát karaoke "ôm", và clip quan hệ trong nhà nghỉ nghi là lãnh đạo ngành Thi hành án Hậu Giang khiến dư luận lắc đầu ngán ngẩm khi những người làm luật lại vi phạm luật, quy định ngành và cả đạo đức.
3 cán bộ vỡ nợ: Trách nhiệm Sacombank thế nào?

3 cán bộ vỡ nợ: Trách nhiệm Sacombank thế nào?

Liên quan đến 3 cán bộ Sacombank vỡ nợ, các luật sư cho rằng, nếu 3 cán bộ này lợi dụng chức vụ và uy tín của ngân hàng, chiếm dụng tiền của khách hàng thì Sacombank phải có trách nhiệm bồi thường cho khách hàng.
"Ổ dịch" Covid-19 Bệnh viện Bạch Mai: "Dập dịch" thế nào hiệu quả?

"Ổ dịch" Covid-19 Bệnh viện Bạch Mai: "Dập dịch" thế nào hiệu quả?

(Kiến Thức) - BV Bạch Mai có 5 trường hợp dương tính Covid-19 và đang có dấu hiệu lây chéo. Trong khi đó, lượng người ra vào viện mỗi ngày lên tới 6.000-8.000 vào khám bệnh, hiện nay khoảng 3.000-3.500 người. Dư luận cho rằng, cần có biện pháp mạnh để kiểm soát dịch bệnh, thậm chí phong tỏa bệnh viện để không gây bùng dịch.

Tin mới