Những ngân hàng nào tận thu phí quản lý tài khoản cá nhân?

(Vietnamdaily) - Mở một tài khoản tiền gửi thanh toán ngân hàng, điều đầu tiên khách hàng cần chú ý đó chính là phí duy trì tài khoản hàng tháng dù không hề có phát sinh giao dịch nào. Đó là chưa kể có hàng tá các loại phí dịch vụ khác nếu khách hàng có giao dịch chuyển khoản, rút tiền, SMS/Internet Banking...

Mặc dù rất tận thu phí dịch vụ, song, trong bối cảnh cạnh tranh gay gắt giữa các nhà băng, mức phí duy trì tài khoản cũng có sự chênh lệch khác biệt nhau.

Theo thống kê của VietnamDaily, hầu hết các ngân hàng đều tận thu phí quản lý tài khoản thanh toán của khách hàng cá nhân phổ biến chỉ quanh mức 10.000 đồng/tháng. Tất nhiên, mỗi ngân hàng có những gói tài khoản cũng như điều kiện kèm theo khác nhau.

Trong đó, có những ngân hàng đưa ra mức phí quản lý tài khoản thanh toán cá nhân rất cao như VPBank tối đa tới 100.000 đồng/tháng tùy theo gói dịch vụ, hay VietABank cũng không kém cạnh với 99.000 đồng/tháng là mức tối đa.

Thấp nhất vẫn là BIDV với 2.000 đồng/tháng, trong khi Vietcombank và Vietinbank còn có giới hạn trên là 10.000 đồng/tháng.

Chỉ riêng SHB là ngoại lệ khi Miễn phí khoản mục này cho khách hàng cá nhân.

Nhung ngan hang nao tan thu phi quan ly tai khoan ca nhan?

Phí giao dịch tài khoản thanh toán cá nhân một số ngân hàng

Mở tài khoản rồi phải đóng phí duy trì hàng tháng là một chuyện, khách hàng muốn đóng tài khoản cũng phải ngậm ngùi với mức phí từ 20.000 đồng đến 50.000 đồng/tháng. Số tiền đóng tài khoản này cũng gần như tương ứng với số dư tối thiểu phải có trong tài khoản của khách.

Còn nếu tính đến các loại phí khác như rút tiền tại ATM, chuyển khoản, SMS Banking, Internet Banking và Mobile Banking thì nhà băng nào ưu ái cho khách hàng nhất?

Phí rút tiền tại ATM có lẽ nhận được nhiều sự quan tâm của khách hàng bình dân nhất. Theo đó, tính đến ngày 11/05/2019, chỉ có 6 ngân hàng không thu phí khi khách hàng rút tiền tại ATM cùng hệ thống gồm VIB, VPBank, HDBank, LienVietPostBank, TPBank và SHB.

Còn rút tiền ATM khác hệ thống, hầu hết các ngân hàng đều thu phí từ 1,100 – 3,300 đồng/ giao dịch.

 Riêng mỗi TPBank áp dụng chính sách miễn phí rút tiền tại ATM khác hệ thống mà không ràng buộc bất kỳ điều kiện nào.

Đối với phí dịch vụ SMS Banking, hầu hết các ngân hàng đều thu phí từ 8,800 – 11,000 đồng/tháng. Trong đó, MBBank đang có mức phí SMS Banking cao nhất với 13,200 đồng/tháng.

Ngược lại, Techcombank không thu phí dịch vụ SMS Banking của khách hàng.

Đối với phí Internet Banking và Mobile Banking, có 5 ngân hàng hiện đang không thu phí duy trì dịch vụ Internet Banking và Mobile Banking là VIB, BIDV, ACB, Techcombank và SHB.

Khổ với phí dịch vụ ngân hàng

Xu hướng tăng phí dịch vụ của nhiều ngân hàng thương mại khiến khách hàng cứ giao dịch là tốn kém, thậm chí một số khoản phí gây bức xúc.

Vài ngày trước, anh Lê (ngụ quận 2, TP HCM) ghé phòng giao dịch Ngân hàng (NH) TMCP Xuất nhập khẩu Việt Nam (Eximbank) Chi nhánh TP HCM xác nhận số dư trong tài khoản thẻ ATM. Chỉ một tờ giấy A4 có thông tin chủ tài khoản, số dư và đóng mộc của NH nhưng anh Lê phải trả phí tới 55.000 đồng. "Mức phí ngân hàng như vậy là quá cao" - anh Lê bức xúc.

Phí cao, lại còn 'rước bực vào thân' với Internet Banking của VPBank

(Vietnamdaily) - Internet Banking của Ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank) gặp trục trặc liên tiếp trong mấy ngày gần đây khiến khách hàng bực mình.

Anh N.Q.T, làm việc tại Hà Nội cho hay: “Mấy hôm nay, nộp học phí cho bạn Bốp mà cứ bị hoãn liên tục bởi mỗi lần chuyển khoản, đều nhận được thông báo ‘Hệ thống chuyển tiền nhanh đang bị lỗi, quý khách vui lòng thử lại sau’ từ dịch vụ internet banking của VPBank”.

Phi cao, lai con 'ruoc buc vao than' voi Internet Banking cua VPBank-Hinh-3
 Những lần giao dịch báo lỗi của anh L trên Internet Banking của VPBank. Ảnh NVCC

Lộ diện ngôi trường siêng lướt sóng cổ phiếu nhất Việt Nam và nỗi đau mang tên ITA 'trà đá'

(Vietnamdaily) - Đây không phải là lần đầu Đại học Tân Tạo gom mua cổ phiếu của “người anh em” cùng “mẹ” là Chủ tịch Đặng Thị Hoàng Yến. Ngôi trường này đã biết giao dịch chứng khoán từ những ngày đầu cổ phiếu ITA lên sàn.

CTCP Đại học Tân Tạo vừa tiếp tục đăng ký gom thêm 10 triệu cổ phiếu của CTCP Đầu tư và Công nghiệp Tân Tạo (HoSE: ITA) trong thời gian từ cuối tháng 9 đến đầu tháng 10, sau khi mua được hơn 4 triệu cổ phiếu trước đó. Nếu giao dịch thành công, Đại học Tân Tạo sẽ tăng nắm giữ lên 8,9% vốn của ITA.

Đây không phải là lần đầu tiên Đại học Tân Tạo gom mua cổ phiếu của “người anh em” cùng “mẹ” là Chủ tịch Đặng Thị Hoàng Yến, mà ngôi trường này đã “biết” giao dịch chứng khoán từ những năm 2012.

Đọc nhiều nhất

Tin mới