Phi công dễ mắc ung thư
Các nhà nghiên cứu thuộc Đại học California (Mỹ) đã tiến hành đo lượng bức xạ tử ngoại (UV) trong các buồng lái của phi công trong các chuyến bay. Họ sau đó đem so sánh chúng với các kết quả bức xạ đo được ở những chiếc giường nhuộm da nâu nhân tạo.
Nhóm nghiên cứu phát hiện, các phi công bay một tiếng đồng hồ ở độ cao hơn 9.100 mét tiếp nhận lượng bức xạ tương đương 20 phút nằm trên một chiếc giường nhuộm da nâu nhân tạo. Họ tin rằng, lượng bức xạ có thể cao hơn khi các phi công bay qua những đám mây dày đặc và các cánh đồng tuyết do chúng có thể phản xạ tới 85% bức xạ UV.
Phi công và tiếp viên hàng không là những người tiếp xúc thường xuyên với tia cực tím gây hại, do đó, tỷ lệ mắc ung thư da ở họ sẽ cao hơn so với những người khác. Ảnh minh họa: Fotolia. |
Mặc dù các tia cực tím bước sóng ngắn UVB không thể dễ dàng xuyên qua các ô cửa sổ bằng kính hoặc nhựa, nhưng các tia cực tím bước sóng dài UVA nhiều khả năng có thể làm được điều này. Cả 2 loại tia UV đều có thể khiến da lão hóa và bị ung thư. Việc tiếp xúc nguy hiểm xảy ra do lớp kính chắn gió của máy bay, với cấu tạo từ nhựa polycarbonate hoặc thủy tinh hỗn hợp nhiều lớp, không hoàn toàn ngăn chặn được bức xạ cực tím UVA.
Phi công cũng có nguy cơ béo phì
TS Nguyễn Công Khẩn cho biết, với một nhóm phi công được điều tra, cũng có khoảng 60% thừa cân. Điều này được lý giải: do điều kiện thay đổi, số giờ và cường độ lao động giảm.
Như vậy, việc duy trì chế độ dinh dưỡng chưa phù hợp với điều kiện lao động được coi là một trong những nguyên nhân dẫn đến thừa cân.
Phi công dễ bị đục nhân mắt
Các nhà nghiên cứu tại Trường ĐH Iceland đã nghiên cứu 445 đàn ông từ 50 tuổi trở lên, 79 người trong số đó là phi công và có 71 người bị đục nhân mắt. Nghiên cứu cho thấy các phi công có nguy cơ mắc bệnh đục nhân mắt cao gấp ba lần so với các đối tượng khác.
Bệnh đục nhân mắt, có thể phải điều trị bằng phẫu thuật, làm mờ thủy tinh thể và gây mù mắt. Dạng thường thấy của bệnh đục nhân mắt mà nghiên cứu này theo dõi được gọi là bệnh đục nhân mắt hạt nhân. Bệnh này bắt đầu từ tình trạng mờ đi ở trung tâm của thuỷ tinh thể rồi lan rộng ra ngoài.
“Nghiên cứu cho thấy bức xạ vũ trụ có thể là nguyên nhân dẫn đến đục nhân mắt hạt nhân ở các phi công”, Vilhjalmur Rafnsson, tác giả nhóm nghiên cứu cho biết.
Các phi hành gia, những người hút thuốc cũng được phát hiện là các đối tượng có nguy cơ mắc bệnh đục nhân mắt cao.