Nhận chuyển giao bắt buộc, Vietcombank không góp vốn trong thời gian CB còn lỗ lũy kế

(Vietnamdaily) - Vietcombank có thể nhận sáp nhập, duy trì CB như một ngân hàng con hoặc bán/chuyển nhượng CB cho nhà đầu tư mới trong và sau khi kết thúc phương án chuyển giao bắt buộc.

Ngày 17/10/2024, NHNN đã công bố quyết định chuyển giao bắt buộc Ngân hàng Thương mại TNHH MTV Xây dựng Việt Nam (CB) do Nhà nước là chủ sở hữu 100% vốn cho Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank, VCB) theo Phương án được Chính phủ phê duyệt.

Chuyển giao bắt buộc là một trong các phương án để cơ cấu lại các TCTD được kiểm soát đặc biệt được quy định tại Luật các TCTD. Việc chuyển giao bắt buộc CB cho Vietcombank được thực hiện theo quy định của pháp luật hiện hành và phê duyệt của các cấp có thẩm quyền với mục tiêu từng bước khôi phục hoạt động bình thường, khắc phục các yếu kém, đưa CB dần trở thành ngân hàng có tình hình tài chính lành mạnh, đảm bảo khả năng hoạt động liên tục.

Đối với Vietcombank, ngân hàng sẽ có điều kiện mở rộng quy mô kinh doanh, cơ sở khách hàng, mạng lưới; có thể nhận sáp nhập, duy trì CB như một ngân hàng con hoặc bán/chuyển nhượng CB cho nhà đầu tư mới trong và sau khi kết thúc phương án chuyển giao bắt buộc.

Nhan chuyen giao bat buoc, Vietcombank khong gop von trong thoi gian CB con lo luy ke
 

Sau chuyển giao bắt buộc, CB tiếp tục hoạt động dưới hình thức ngân hàng trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Vietcombank sở hữu 100% vốn điều lệ; được thực hiện các hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại theo quy định. Mọi quyền lợi hợp pháp của người gửi tiền; quyền, nghĩa vụ của khách hàng tại CB tiếp tục được đảm bảo theo đúng thoả thuận và quy định pháp luật. CB là pháp nhân độc lập và không thực hiện hợp nhất báo cáo tài chính (BCTC) vào BCTC hợp nhất của Vietcombank.

Vietcombank thực hiện các quyền của chủ sở hữu đối với CB theo quy định. Vietcombank không góp vốn vào CB trong thời gian CB còn lỗ lũy kế; Vietcombank tham gia quản trị, điều hành và triển khai các biện pháp hỗ trợ tại Phương án chuyển giao bắt buộc được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.

Vietcombank và CB được áp dụng các biện pháp hỗ trợ theo quy định tại Luật các tổ chức tín dụng, các quy định của pháp luật có liên quan được các cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.

Vietcombank là một ngân hàng có vị thế chủ đạo trong hệ thống ngân hàng tại Việt Nam, có tiềm lực tài chính vững mạnh, việc chuyển giao bắt buộc CB cho Vietcombank được kỳ vọng sẽ giúp phục hồi CB, đồng thời đảm bảo quyền lợi hợp pháp của các cổ đông và cán bộ công nhân viên Vietcombank; thể hiện sự tin tưởng của Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước vào uy tín, năng lực, kinh nghiệm của Vietcombank; khẳng định vai trò của Vietcombank đối với việc thực hiện chủ trương của Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước, qua đó giúp ổn định thị trường tài chính, tiền tệ, tăng cường lòng tin của nhà đầu tư và công chúng với hệ thống ngân hàng.

Hiện Vietcombank có qui mô vốn hoá trên 500 ngàn tỷ đồng. 

VCB tăng trần phiên 28/2, vốn hóa vượt 540 nghìn tỷ đồng

(Vietnamdaily) - Cổ phiếu VCB bật trần sau khi Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank, VCB) công bố nghị quyết HĐQT phê duyệt phương án phân phối lợi nhuận năm 2022.

Theo nguyên tắc phê duyệt của Ngân hàng Nhà nước, Vietcombank thống nhất phương án chia cổ tức bằng cổ phiếu từ nguồn lợi nhuận còn lại sau thuế, trích các quỹ năm 2022.

Cụ thể, lợi nhuận sau thuế riêng lẻ kiểm toán năm 2022 của Vietcombank đạt hơn 29,387 tỷ đồng. Sau khi trích lập quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ (1.469,5 tỷ đồng), quỹ dự phòng tài chính (2.939 tỷ đồng) và quỹ khen thưởng, phúc lợi (3.291 tỷ đồng), Ngân hàng sẽ dùng toàn bộ hơn 21.680 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế còn lại để chia cổ tức bằng cổ phiếu cho cổ đông.

Như vậy, với vốn điều lệ hiện tại gần 55.891 tỷ đồng và giá trị chia cổ tức bằng cổ phiếu hơn 21.680 tỷ đồng, ước tính tỷ lệ thực hiện quyền chia cổ tức bằng cổ phiếu của Vietcombank sẽ là 38,79%/vốn điều lệ, tương đương phát hành thêm khoảng 2,17 tỷ cổ phiếu để trả cổ tức cho cổ đông hiện hữu.

Sau khi hoàn tất chia cổ tức năm 2022, vốn điều lệ của Vietcombank sẽ tăng thêm 21.680 tỷ đồng, lên mức hơn 77.571 tỷ đồng.

VCB tang tran phien 28/2, von hoa vuot 540 nghin ty dong
 

Tính đến ngày 31/12/2023, Vietcombank có 2 cổ đông lớn là NHNN nắm giữ hơn 4,18 tỷ cổ phiếu, tương ứng tỷ lệ 74,8% vốn và Mizuho Bank nắm giữ gần 0,84 tỷ cổ phiếu, tỷ lệ sở hữu 15%.

Như vậy, sau khi phát hành cổ phiếu trả cổ tức để tăng vốn, tỷ lệ sở hữu của 2 cổ đông lớn vẫn giữ nguyên nhưng số cổ phần nắm giữ sẽ tăng thêm, gồm NHNN sẽ nắm giữ hơn 5,8 tỷ cổ phiếu VCB và Mizuho Bank nắm gần 1,2 tỷ cổ phiếu VCB.

Phản ánh vào tin tức trên, trong phiên giao dịch 28/2, cổ phiếu VCB của Vietcombank bất ngờ tăng mạnh lên giao dịch ở vùng giá cao nhất lịch sử 94.000 - 95.000 đồng/cp (giá đã điều chỉnh theo cổ tức), vượt đỉnh cũ 93.400 đồng ghi nhận vào cuối tháng 7/2023. VCB đã tăng mạnh và chốt cuối phiên tại giá trần 97.400 đồng/cổ phiếu.

Với giá đóng cửa hôm nay, Vietcombank cũng lập đỉnh vốn hóa mới, đạt 540,5 nghìn tỷ đồng.

Vietcombank: Các nguồn thu giảm, tiền gửi khách hàng tăng trưởng âm, nợ xấu tăng

(Vietnamdaily) - Vietcombank ghi nhận một quý làm ăn không mấy khả quan khi cả nguồn thu chính và ngoài lãi đều sụt giảm. Nhờ giảm dự phòng mà lãi ròng vẫn tăng trưởng nhưng nợ xấu lại đi lên.

Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank, HOSE: VCB) ghi nhận thu nhập lãi thuần quý 2/2024 sụt giảm 1% so cùng kỳ, về mức 13.908 tỷ đồng.

Lãi thuần từ hoạt động dịch vụ cũng giảm 8% khi đạt 1.499 tỷ đồng. Hãy kinh doanh ngoại hối cũng giảm 22% về còn 1.161 tỷ đồng. Hoạt động khác lao dốc 91% về vỏn vẹn 24 tỷ đồng. Thậm chí mua bán chứng khoán kinh doanh lỗ hơn 1,3 tỷ đồng...

Vietcombank chi hàng nghìn tỷ đồng nắm 4,51% vốn Eximbank

(Vietnamdaily) - Vietcombank đã trở thành cổ đông lớn thứ 2 của Eximbank với việc mua vào hơn 78,79 triệu cổ phiếu EIB, tương ứng với tỷ lệ 4,51% vốn.

Ngân hàng TMCP Xuất nhập khẩu Việt Nam (Eximbank, HoSE: EIB) vừa công bố danh sách cổ đông sở hữu từ 1% vốn điều lệ trở lên, được cập nhật đến ngày 10/10/2024.

Đáng chú ý, danh sách lần này có sự xuất hiện của Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank, HoSE: VCB), với việc mua vào hơn 78,79 triệu cổ phiếu, tương ứng với tỷ lệ 4,51% vốn. Như vậy, Vietcombank trở thành cổ đông lớn thứ hai tại Eximbank.

Đọc nhiều nhất

Tin mới