Nhà giàu Việt không tiếc tiền mua hải sản nhập khẩu "khủng"

Để mua một con cua hoàng đế Alaska cho bữa ăn, khách hàng phải trả ít nhất 4 triệu đồng. Bào ngư nhập khẩu Australia thậm chí đắt hơn từ 4-7 triệu đồng/kg nhưng chỉ được vài con.

Nhiều cửa hàng kinh doanh hải sản nhập khẩu cho hay không chỉ tôm hùm Mỹ với giá từ 1 triệu đồng/kg, hiện nhiều người Việt giàu có sẵn sàng bỏ ra số tiền lớn hơn gấp nhiều lần để thưởng thức những hải sản cao cấp từ Mỹ, Canada, Hàn Quốc, Australia… mà họ cung cấp.
Chi 4 triệu đồng để mua một con cua hoàng đế
Anh Khoa, đại diện một cửa hàng hải sản nhập khẩu tại quận Tân Phú (TP.HCM), hứng khởi cho biết khi gần đây hoạt động kinh doanh của anh khấm khá hơn.
Nha giau Viet khong tiec tien mua hai san nhap khau
Bộ chân cua hoàng đế nặng 1-2 kg có giá gần 1,5 triệu đồng/kg vẫn đắt khách mua. 
Cung cấp nhiều loại hải sản khác nhau từ cá, tôm, cua, ốc nhưng chủ cửa hàng tiết lộ đây vẫn chưa phải là mặt hàng chủ lực. Nguyên nhân là giá hải sản nội địa do anh cung cấp không chênh lệch nhiều so với các chợ hải sản khác để giữ khách.
“Cửa hàng chỉ có thể lời nhất là những hải sản tiền triệu được nhập khẩu từ châu Mỹ, châu Đại Dương về. Đây là yếu tố khác biệt để cạnh tranh của chúng tôi và may mắn hơn nữa là gần đây hình như người Việt ngày ăn uống sang trọng hơn nên chúng tôi rất mạnh dạn đặt hàng từ nước ngoài về”, anh Khoa nói.
Giới thiệu về những loại hải sản đắt đỏ mà giới nhà giàu Việt ưa chuộng, anh Khoa có thể kể vanh vách về cua hoàng đế, tôm hùm Alaska, ốc vòi voi Canada…
Với giá gần 1,9 triệu đồng/kg, cua hoàng đế Alaska hiện là hải sản có giá cao nhất tại cửa hàng. Trung bình mỗi con cua hoàng đế còn sống mà anh cung cấp nặng từ 2-4 kg.
Anh Khoa quảng cáo loại cua này sống tại vùng biển nước sâu và rất lạnh phía Tây Bắc Canada. Sống trong môi trường hoàn toàn sạch nên thịt cua tươi, ngon và ngọt.
“Để mua nguyên con cho một bữa ăn khách hàng phải trả ít nhất là 4 triệu đồng. Tuy nhiên, vẫn có mức giá rẻ hơn để lựa chọn là cua hoàng đế đông lạnh nguyên con 1,2 triệu đồng/kg”, anh Khoa nói.
Ngoài ra, anh cho hay thêm nhu cầu của khách hàng gần đây khá đa dạng, họ không chỉ yêu cầu cua hoàng đế nguyên con mà chỉ đặt hàng chân và càng cua bởi các bộ phận này nhiều và chắc thịt hơn.
“Mỗi bộ tôi bán gồm có 3 chân và 1 càng, dài từ 50-70 cm gần bằng cánh tay người lớn và nặng khoảng 1-2 kg, giá gần 1,5 triệu đồng/kg. Giá này thậm chí đắt hơn cua nguyên con loại đông lạnh nhưng nhiều người giàu có sẵn sàng bỏ tiền ra để thưởng thức”, anh cho hay.
Người giàu Việt còn chi tiền triệu mua hải sản nào?
Chị M.Trinh (32 tuổi, quận Bình Tân) cho hay với mức thu nhập rủng rỉnh hiện nay, chị bắt đầu để ý hơn đến việc “ăn ngon mặc đẹp” cho bản thân cũng như cả nhà.
Nha giau Viet khong tiec tien mua hai san nhap khau
Mỗi kg bào ngư Hàn Quốc chỉ từ vài đến chục con nhưng có giá từ 2 triệu đồng. 
“Trước đây, gia đình tôi thỉnh thoảng đi ăn hải sản cao cấp tại nhà hàng nhưng hiện để có không khí bếp núc, đầm ấm hơn, tôi cũng thường đến các cửa hàng hải sản nhập khẩu để mua về tự chế biến. Tôm hùm, cua đều cũng rất tươi ngon, giá từ vài triệu đồng là có được bữa ăn đẳng cấp”, chị Trinh nói.
Khách hàng này cũng cho rằng khi cuộc sống tốt hơn, điều kiện và thu nhập tốt hơn nên họ cũng dễ dàng chi tiêu, vung tiền triệu để đáp ứng các nhu cầu ngày càng cao của bản thân.
Khảo sát một số điểm kinh doanh hải sản nhập khẩu tại TP.HCM, đa số cửa hàng cho biết hiện nhu cầu mua sắm, ăn uống của người dân khá cao. Vì vậy, việc bỏ một số tiền tương đối lớn cho một món ăn thời thượng, bổ dưỡng hay thậm chí… thử cho biết là điều dễ hiểu.
“Bào ngư tôi cung cung cấp có hai loại, xuất xứ từ Hàn Quốc và Australia. Thực sự mà nói, giá không hề rẻ, nó chỉ phù hợp với túi tiền của những đại gia nhưng gần đây, nhu cầu của người dân quả thực cao hơn 1-2 năm trước rất nhiều”, chị Út, đại diện một cửa hàng bán hải sản tại quận 10, cho hay.
Để chứng minh cho mức giá chỉ dành cho đại gia, chị nói bào ngư Hàn Quốc gần 2 triệu đồng/kg nhưng chỉ có khoảng 10 con, như vậy, trung bình mỗi con bào ngư này có giá 200.000 đồng. Giá tiền này vẫn chưa thấm vào đâu so với bào ngư Australia 4 triệu đồng/kg (7-8 con), thậm chí bào ngư kích thước lớn hơn có giá đắt hơn gấp 1,5 lần.
“Loại bào ngư này chủ yếu để bồi bổ sức khỏe, hiếm có trường hợp mua ăn chơi, ăn thử cho biết bởi giá rất chát. Vì vậy tôi thường bán cho khách hàng quen rồi dùng được họ tiếp tục giới thiệu. Ăn chơi thì thử cua hoàng đế, tôm hùm Mỹ có giá 1-2 triệu đồng”, chị Út nói.
Ăn nên làm ra nhờ nhu cầu cao của người giàu Việt
Ngoài ra, các cửa hàng hải sản nhập khẩu khác còn bán cả ốc vòi voi hay còn gọi là tu hài Canada. Điểm đặc biệt của loại ốc này là có phần vỏ tương tự con trai, tuy nhiên nhô ra giữa 2 lớp vỏ là một chiếc vòi dài hình trụ với khối lượng từ 1-1,5 kg.
Chủ một điểm bán hải sản khác tại quận 10 cho hay giá ốc vòi voi trung bình 1,5 triệu đồng/kg. Loại này ăn rất bổ, nhất là với cánh đàn ông tuy nhiên khách hàng lẻ cũng ít người mua vì trông hơi… ghê, thay vào đó, các nhà hàng sẽ mua về chế biến.
“Ốc vòi voi thường được chế biến đơn giản bằng cách nướng, nấu chao hoặc ăn theo kiểu sushi chấm với mù tạt của Nhật. Tại nhà hàng, sau khi chế biến, giá của món ăn này sẽ tiếp tục được đội lên cao hơn nữa nhưng họ cứ lấy hàng liên tục nên chắc chắn nhu cầu của giới nhà giàu Việt ngày càng cao”, anh nói.
Chủ cửa hàng chia sẻ trước đây, việc kinh doanh cua hoàng đế Alaska, bào ngư Australia, Hàn Quốc, ốc vòi voi Canada và nhiều loài hải sản nhập khẩu khác chủ yếu cầm chừng tạo điểm nhấn. Tuy nhiên, hiện các cửa hàng như anh đã “ăn nên làm ra” bằng những loại hải sản nhập khẩu đắt đỏ để phục vụ nhu cầu ngày càng cao của người Việt và giới nhà giàu Việt.

Hàng nghìn người dân vùng lũ Phú Thọ chưa thể về nhà

Hàng nghìn người dân bị ảnh hưởng bởi mưa lũ ở Phú Thọ phải di dời đến nơi an toàn hiện vẫn chưa thể về nhà.

Liên quan đến tình hình mưa lũ ở Phú Thọ, hai ngày qua, 4 người trong gia đình bà Hà Thị Viện ở khu Bình Dân, xã Thục Luyện, huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ phải ăn bánh mỳ và uống nước lọc, chờ nước rút để về nhà. Căn nhà 2 tầng của gia đình đang bị ngập đến hết tầng 1, đồ đạc trong nhà hầu hết đã bị hư hỏng hoặc trôi theo dòng nước lũ.
Nước trên sông Bứa qua thị trấn Thanh Sơn vẫn đang ở mức cao gần đến đường điện.
Nước trên sông Bứa qua thị trấn Thanh Sơn vẫn đang ở mức cao gần đến đường điện. 
“Muốn mở ra cho nước thoát nhưng không dám mở vì sợ đồ đạc trôi đi hết. Đồ điện, tủ lạnh máy bơm đều bị ngập hết, không biết còn sử dụng được không”, bà Viện chia sẻ.

Đọc nhiều nhất

Tin mới