Nguyên Thủ tướng Phan Văn Khải: Cả một đời vì nước, vì dân

(Kiến Thức) - Nguyên Thủ tướng Phan Văn Khải luôn được những người từng làm việc với ông đánh giá cao trong việc ổn định nền kinh tế Việt Nam, sống cả một cuộc đời vì nước, vì dân…

Nguyên Thủ tướng Phan Văn Khải: Cả một đời vì nước, vì dân
Những ngày qua cả nước đau buồn khi biết tin, nguyên Thủ tướng Phan Văn Khải từ trần. Tại quê nhà nguyên Thủ tướng ở xã Tân Thông Hội (huyện Củ Chi, TP.HCM), các lãnh đạo và nguyên lãnh đạo Đảng và Nhà nước, lãnh đạo TP HCM đại diện các đoàn thể, tổ chức cùng hàng nghìn người dân đã đến thắp hương kính viếng. Ai nấy đều thương tiếc cho vị lãnh đạo Chính phủ hết lòng vì dân, vì nước. Người có nhiều đóng góp cho đất nước và là người có tầm nhìn chiến lược, góp phần quan trọng vào sự phát triển của hệ thống kinh tế nước nhà. Ngoài ra, những người dân sinh sống tại quê hương cũng nhận định, nguyên Thủ tướng Phan Văn Khải là người sống giản dị, chan hòa, gần gũi với bà con chòm xóm.
Nguyên Thủ tướng Phan Văn Khải. Ảnh: TTXVN

Nguyên Thủ tướng Phan Văn Khải. Ảnh: TTXVN 

Người cả một đời vì dân, vì nước
Trả lời trên báo chí, khi nói về nguyên Thủ tướng Phan Văn Khải, ông Nguyễn Đình Hương - nguyên Phó Trưởng ban Tổ chức Trung ương cho biết, nguyên Thủ tướng Phan Văn Khải là người tích cực và kiên quyết xây dựng thể chế theo tinh thần đổi mới, phát huy khả năng của mọi thành phần kinh tế, đặc biệt là kinh tế tư nhân, đi đôi với mở cửa, hội nhập quốc tế.
Theo lời ông Nguyễn Đình Hương, nguyên Thủ tướng Phan Văn Khải là người có ý chí và tâm huyết, nhiệt tình trong việc xây dựng thể chế và chỉ đạo thực hiện. Ông đã tận dụng được kinh nghiệm của Việt Nam và nắm bắt được yêu cầu đối với Việt Nam trong hội nhập quốc tế để xây dựng thể chế kinh tế Việt Nam. Dưới thời của nguyên Thủ tướng Phan Văn Khải, những bộ luật căn bản trong thời kỳ đầu của quá trình đổi mới và mở cửa được xây dựng.
Chính phủ nhiệm kỳ Thủ tướng Phan Văn Khải đã có công rất lớn khi ban hành Luật Doanh nghiệp đồng thời bãi bỏ hàng trăm loại "giấy phép mẹ", "giấy phép con"; hoàn thành những vòng đàm phán gay go trong tiến trình Việt Nam gia nhập WTO; để lại cho nhiệm kỳ sau một nền kinh tế đang tăng trưởng GDP trên 8% (trong hai năm 2005-2006) và một Việt Nam có vị thế được coi trọng trên trường quốc tế.
Nguyên Chủ tịch nước Trương Tấn Sang khi nói về bác Sáu Khải đã nói rằng: “Ông Sáu Khải là vị lãnh đạo có tư duy kinh tế tốt, có đóng góp rất nhiều cho quá trình đổi mới kinh tế của chúng ta, rất là tốt, để lại dấu ấn sâu, đậm nét. Đó là ấn tượng sâu nhất, tôi không thể nào quên được.Ngoài đóng góp toàn diện cho sự nghiệp chung trên các lĩnh, mỗi vị lãnh đạo có một thế mạnh, năng lực riêng. Thế mạnh của ông Sáu Khải là tư duy kinh tế tốt, nhiều đóng góp lớn, có thành quả ngay khi ở TP HCM làm Chủ tịch UBND TP HCM và đặc biệt là ở cương vị đứng đầu Chính phủ. Thành tựu đổi mới có nhiều thế hệ lãnh đạo đóng góp công sức, nhưng ông Sáu Khải có đóng góp rất quan trọng về mặt đổi mới kinh tế, bởi ông Sáu Khải trong suốt quá trình cống hiến chủ yếu làm công tác chính quyền, hành pháp”.
Cũng theo lời nguyên Chủ tịch nước Trương Tấn Sang, ông Sáu Khải là người gần gũi, thân tình, chia sẻ, kể cả khi giữ trọng trách Thủ tướng Chính phủ.
Ông Phạm Thế Duyệt, nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cho biết: Khi tôi làm công tác Mặt trận Tổ quốc cũng có nhiều kỷ niệm với ông Sáu Khải. Vào năm 2000 chúng tôi phát động Ngày vì người nghèo. Ông Trần Đức Lương lúc đó là Chủ tịch nước đã ra lời kêu gọi, còn tôi phát động. Chính phủ và các bộ, ngành hưởng ứng thúc đẩy. Ông Sáu Khải rất hoan nghênh công việc của Mặt trận Tổ quốc. Các chương trình như xóa đói giảm nghèo, xóa nhà tranh vách đất, làm nhà đại đoàn kết đều được ông hết sức ủng hộ. Có những lúc ông đích thân phát biểu rồi thu băng để phát trên màn hình lúc giao lưu tổng kết chương trình, chính vì thế chương trình có sức nặng lớn.
Ông Lê Trí Tập, Nguyên Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam và cán bộ, công chức tỉnh Quảng Nam nhớ mãi ngày đầu chia tách tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng. Ngày đó, nhiều người từ Đà Nẵng vào Quảng Nam làm việc; không có chỗ ở, mọi người ăn ngủ tại nơi làm việc, lấy bàn làm giường ngủ, ông Tập mạnh dạn đề xuất Chính phủ cho cơ chế cấp đất ở cho cán bộ, công chức. Thủ tướng Phan Văn Khải đồng ý ngay.
Có đất rồi nhưng không có tiền làm nhà, tỉnh lại xin Trung ương và Thủ tướng Phan Văn Khải đồng ý cho Quảng Nam mượn tiền giúp cán bộ ổn định chỗ ở. Trong lúc khó khăn như thế, chính cách giải quyết linh hoạt và hợp tình của Thủ tướng Phan Văn Khải mà anh em cán bộ tỉnh Quảng Nam nhanh chóng ổn định cuộc sống, yên tâm gắn bó xây dựng quê hương.
Cuộc đời cách mạng của nguyên Thủ tướng Phan Văn Khải sẽ luôn được người dân trân trọng và ghi nhớ, đặc biệt là những người con vùng đất Tân Thông Hội, cũng như Đất Thép Thành Đồng Củ Chi. Những cống hiến của ông Sáu Khải có thể cô đọng bằng hai câu đối của chính ông, được khắc trên bức Bình Phong tại cổng Di tích lịch sử đình Tân Thông:
“Vì đất nước quyết ra đi thời trai trẻ
Yêu làng quê xin cống hiến lúc tuổi già”.
Thủ tướng của doanh nghiệp
Tờ VOV điện tử đã dẫn lời Tiến sĩ Vũ Quốc Tuấn, Thành viên Ban cố vấn của nguyên Thủ tướng Phan Văn Khải chia sẻ, nguyên Thủ tướng Phan Văn Khải là người được đào tạo bài bản, làm việc có nề nếp, đặc biệt là biết lắng nghe. Ông thường xuyên làm việc với Ban nghiên cứu, mỗi tuần làm việc một lần để lắng nghe những góp ý, tư vấn, đặc biệt là tìm những giải pháp tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp.
Ngay từ năm đầu tiên khi luật doanh nghiệp năm 2000 có hiệu lực, nguyên Thủ tướng Phan Văn Khải đã xóa bỏ hơn 240 giấy phép con. Mặc dù để xóa bỏ được những giấy phép này không đơn giản, phải làm việc với các Bộ, ngành, đôi khi phải đấu tranh rất quyết liệt mới bỏ được.
Trong suốt thời kỳ ông Phan Văn Khải làm Thủ tướng, được giới doanh nghiệp, doanh nhân gọi là "Thủ tướng của doanh nghiệp". Ông cũng là người đầu tiên tổ chức nhiều hoạt động, mở ra những vấn đề tháo gỡ khó khăn, tháo bỏ giấy phép con cho doanh nghiệp.
Là người có thời gian làm việc lâu năm với nguyên Thủ tướng Phan Văn Khải trong vai trò Trưởng ban Nghiên cứu của Thủ tướng, trao đổi với báo chí, ông Trần Đức Nguyên đánh giá cố Thủ tướng là người “không ham mê quyền lực” và “lúc nào trong đầu óc cũng chỉ muốn làm cách nào giúp cho nước, cho dân”.
“Lúc nào trong đầu óc ông cũng chỉ muốn làm cách nào giúp cho nước, cho dân. Ngay cả khi đi nước ngoài, ông luôn tìm hiểu người ta làm ra làm sao để học hỏi, tìm cách áp dụng vào nước mình”, ông Nguyên nói.
Đại biểu Quốc hội Trương Trọng Nghĩa từng là thành viên Ban nghiên cứu của Thủ tướng Phan Văn Khải chia sẻ rằng, nguyên Thủ tướng Phan Văn Khải là người có trí nhớ và khả năng thuyết trình tốt. “Nhưng ông Khải khiêm tốn, biết cách lắng nghe, ông nghe nhiều hơn nói. Đó là một đặc điểm rất quý”, ông Nghĩa nói.
“Chúng tôi trong Ban nghiên cứu, có khi nói lời thẳng thắn, đối với vị lãnh đạo cao cấp, nhiều khi khó nghe. Tuy nhiên, với các khuyết điểm trong bộ máy Nhà nước, chúng tôi trình bày rất thẳng thắn hoặc khuyến nghị các chính sách khác với chính sách đương thời. Những ý kiến tổng kết, tiếp thu sau đó cho thấy ông lắng nghe thực chất”, ông Trương Trọng Nghĩa nhớ lại.
Trong nhiệm kỳ Thủ tướng của mình, ông Phan Văn Khải cũng đối mặt với nhiều thách thức về việc cắt bỏ các thủ tục hành chính. Theo ông Nghĩa, khi kêu gọi, các bộ chần chừ, kêu hoài không giảm thủ tục được bao nhiêu. Tuy nhiên, chính ông Phan Văn Khải là người kiên quyết cắt giảm một cách dứt khoát.
Tiến sỹ Cao Sỹ Kiêm, nguyên Thống đốc Ngân hàng nhà nước Việt Nam chia sẻ, nguyên Thủ tướng Phan Văn Khải là người trầm tính, có trách nhiệm cao, giải quyết công việc thận trọng, tinh thần làm việc đến cùng. Ông luôn xác định xây dựng hệ thống pháp luật đưa nền kinh tế phát triển theo hướng thị trường, là nền tảng quan trọng nhất để đất nước phát triển.

Hình ảnh nguyên Thủ tướng Phan Văn Khải bên các nguyên thủ thế giới

(Kiến Thức) - Trong sự nghiệp chính trị, nguyên Thủ tướng Chính phủ Phan Văn Khải đã tiếp xúc và làm việc với nhiều vị nguyên thủ thế giới, trong đó có Tổng thống Nga Vladimir Putin hay cựu Tổng thống Mỹ George W. Bush…

Hình ảnh nguyên Thủ tướng Phan Văn Khải bên các nguyên thủ thế giới
Hồi năm 2005, nguyên Thủ tướng Phan Văn Khải đã có chuyến thăm lịch sử tới Mỹ nhân dịp kỷ niệm 10 năm bình thường hóa quan hệ Việt - Mỹ. Ảnh: Thủ tướng Phan Văn Khải bắt tay Tổng thống Mỹ George W. Bush tại Nhà Trắng ngày 21/6/2005. Ảnh: Getty Images.
Hồi năm 2005, nguyên Thủ tướng Phan Văn Khải đã có chuyến thăm lịch sử tới Mỹ nhân dịp kỷ niệm 10 năm bình thường hóa quan hệ Việt - Mỹ. Ảnh: Thủ tướng Phan Văn Khải bắt tay Tổng thống Mỹ George W. Bush tại Nhà Trắng ngày 21/6/2005. Ảnh: Getty Images. 
Cựu Tổng thống Mỹ George W. Bush đã mời nguyên Thủ tướng Phan Văn Khải và phái đoàn Việt Nam tham quan Nhà Trắng trong chuyến thăm hồi năm 2005. Ảnh: Whitehouse.
 Cựu Tổng thống Mỹ George W. Bush đã mời nguyên Thủ tướng Phan Văn Khải và phái đoàn Việt Nam tham quan Nhà Trắng trong chuyến thăm hồi năm 2005. Ảnh: Whitehouse.
Nguyên Thủ tướng Phan Văn Khải bắt tay Tổng thống Nga Vladimir Putin hồi năm 2000. Ảnh: Kremlin.ru.
 Nguyên Thủ tướng Phan Văn Khải bắt tay Tổng thống Nga Vladimir Putin hồi năm 2000. Ảnh: Kremlin.ru.
Nguyên Thủ tướng Phan Văn Khải đi cùng lãnh tụ Cuba Fidel Castro tại La Habana trong chuyến công du 4 ngày tới Cuba, bắt đầu từ ngày 29/10/2002. Ảnh: Getty Images.
 Nguyên Thủ tướng Phan Văn Khải đi cùng lãnh tụ Cuba Fidel Castro tại La Habana trong chuyến công du 4 ngày tới Cuba, bắt đầu từ ngày 29/10/2002. Ảnh: Getty Images. 
Từ trái sang phải: Tổng thống Nga Putin, Thủ tướng Singapore Ngô Tác Đống, Thủ tướng Thái Lan Thaksin Shinawatra, Tổng thống Mỹ George W. Bush và nguyên Thủ tướng Phan Văn Khải chụp ảnh lưu niệm tại Viện bảo tàng Khoa học và Công Nghệ sau một cuộc họp của APEC ở Thượng Hải, Trung Quốc, ngày 21/10/2001. Ảnh: Getty Images.
 Từ trái sang phải: Tổng thống Nga Putin, Thủ tướng Singapore Ngô Tác Đống, Thủ tướng Thái Lan Thaksin Shinawatra, Tổng thống Mỹ George W. Bush và nguyên Thủ tướng Phan Văn Khải chụp ảnh lưu niệm tại Viện bảo tàng Khoa học và Công Nghệ sau một cuộc họp của APEC ở Thượng Hải, Trung Quốc, ngày 21/10/2001. Ảnh: Getty Images. 
Nguyên Thủ tướng Phan Văn Khải (trái) bắt tay Thủ tướng Nhật Bản Junichiro Koizumi trước cuộc hội đàm tại thủ đô Tokyo, Nhật Bản, ngày 10/12/2003. Ảnh: Getty.
Nguyên Thủ tướng Phan Văn Khải (trái) bắt tay Thủ tướng Nhật Bản Junichiro Koizumi trước cuộc hội đàm tại thủ đô Tokyo, Nhật Bản, ngày 10/12/2003. Ảnh: Getty. 
Nguyên Thủ tướng Phan Văn Khải (trái) bắt tay cựu Thủ tướng Malaysia Abdullah Ahmad Badawi tại Putrajaya ngày 21/4/2004 trong chuyến thăm chính thức kéo dài ba ngày tới Malaysia nhằm thảo luận về các vấn đề về kinh tế, thương mại song phương. Ảnh: Getty.
 Nguyên Thủ tướng Phan Văn Khải (trái) bắt tay cựu Thủ tướng Malaysia Abdullah Ahmad Badawi tại Putrajaya ngày 21/4/2004 trong chuyến thăm chính thức kéo dài ba ngày tới Malaysia nhằm thảo luận về các vấn đề về kinh tế, thương mại song phương. Ảnh: Getty.
Nguyên Thủ tướng Phan Văn Khải chụp ảnh lưu niệm cùng các nhà lãnh đạo thế giới, trong đó có Tổng thống Nga Putin, Chủ tịch Trung Quốc khi đó là ông Hồ Cẩm Đào, Thủ tướng Australia John Howard và Tổng thống Hàn Quốc Roh Moo-Hyun tại Hội nghị thượng đỉnh APEC ở Bangkok, Thái Lan, ngày 21/10/2003. Ảnh: Getty Images.
 Nguyên Thủ tướng Phan Văn Khải chụp ảnh lưu niệm cùng các nhà lãnh đạo thế giới, trong đó có Tổng thống Nga Putin, Chủ tịch Trung Quốc khi đó là ông Hồ Cẩm Đào, Thủ tướng Australia John Howard và Tổng thống Hàn Quốc Roh Moo-Hyun tại Hội nghị thượng đỉnh APEC ở Bangkok, Thái Lan, ngày 21/10/2003. Ảnh: Getty Images. 
Nguyên Thủ tướng Phan Văn Khải có bài phát biểu tại một diễn đàn doanh nghiệp ở Singapore ngày 9/3/2004. Ảnh: Getty Images.
 Nguyên Thủ tướng Phan Văn Khải có bài phát biểu tại một diễn đàn doanh nghiệp ở Singapore ngày 9/3/2004. Ảnh: Getty Images. 
Nguyên Thủ tướng Phan Văn Khải (phải) và Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long chứng kiến Thủ tướng Thái Lan khi đó là ông Thaksin Shinawatra (giữa) ký thành lập Hiến chương ASEAN tại Hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ 11 ở thủ đô Kuala Lumpur (Malaysia) ngày 12/12/2005. Ảnh: Getty Images.
 Nguyên Thủ tướng Phan Văn Khải (phải) và Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long chứng kiến Thủ tướng Thái Lan khi đó là ông Thaksin Shinawatra (giữa) ký thành lập Hiến chương ASEAN tại Hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ 11 ở thủ đô Kuala Lumpur (Malaysia) ngày 12/12/2005. Ảnh: Getty Images. 
Thủ tướng Nga khi đó là ông Mikhail Fradkov (trái) bắt tay nguyên Thủ tướng Phan Văn Khải trước khi hai nhà lãnh đạo có cuộc hội đàm chính thức tại thủ đô Hà Nội, Việt Nam, ngày 16/2/2006. Ảnh: Getty Images.
 Thủ tướng Nga khi đó là ông Mikhail Fradkov (trái) bắt tay nguyên Thủ tướng Phan Văn Khải trước khi hai nhà lãnh đạo có cuộc hội đàm chính thức tại thủ đô Hà Nội, Việt Nam, ngày 16/2/2006. Ảnh: Getty Images. 

Hé lộ tình tiết đặc biệt trong vụ bắt ông Nguyễn Thanh Hóa

(Kiến Thức) - Bộ Công an cho biết, Đảng ủy Công an Trung ương đã báo cáo Ban Bí thư về vụ án và xin ý kiến về việc khởi tố, bắt tạm giam Nguyễn Thanh Hóa, nguyên Cục trưởng Cục Cảnh sát phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao.

Hé lộ tình tiết đặc biệt trong vụ bắt ông Nguyễn Thanh Hóa
Sau một tuần khởi tố, bắt tạm giam ông Nguyễn Thanh Hóa - nguyên Cục trưởng Cục trưởng Cục Cảnh sát phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao C50, Bộ Công an bị khởi tố, bắt tạm giam, mới đây Bộ Công an đã tiết lộ một số thông tin đặc biệt. 
Theo Bộ Công an, do vụ án có quy mô đặc biệt lớn, tính chất đặc biệt nghiêm trọng, phức tạp, liên quan đến nhiều người, nhiều ngành, nhiều địa phương, dư luận xã hội đặc biệt quan tâm, quá trình điều tra vụ án đã nhận được sự quan tâm chỉ đạo của Ban Bí thư, Thủ tướng Chính phủ và sự phối hợp chặt chẽ của liên ngành tư pháp Trung ương, liên ngành tư pháp tỉnh Phú Thọ, với tinh thần điều tra triệt để, xử lý nghiêm minh, đúng người, đúng tội.

Ông Sáu Khải - người thay đổi thân phận của kinh tế tư nhân Việt

"Bề ngoài không tỏ ra sắc sảo, phong thái không có vẻ hào hoa như các vị Thủ tướng trước và sau mình, nhưng ông Sáu Khải (ông Phan Văn Khải) thực sự là một Thủ tướng 'kỹ trị' nhất", TS Tự Anh viết.

Ông Sáu Khải - người thay đổi thân phận của kinh tế tư nhân Việt
Thủ tướng Phan Văn Khải là một người bình dị, thậm chí bình dân. Bề ngoài không tỏ ra sắc sảo, phong thái không có vẻ hào hoa như các vị Thủ tướng trước và sau mình, nhưng ông thực sự là một Thủ tướng “kỹ trị” nhất, bền bỉ nhất trong nỗ lực xây dựng nền kinh tế thị trường, phát triển khu vực kinh tế tư nhân và thúc đẩy hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam.
Thủ tướng Phan Văn Khải lần đầu thăm Mỹ năm 1997. Ảnh: Whitehouse.
 Thủ tướng Phan Văn Khải lần đầu thăm Mỹ năm 1997. Ảnh: Whitehouse.

Đọc nhiều nhất

Cán bộ Kiểm sát hát karaoke “ôm”, lãnh đạo Thi hành án nghi vào nhà nghỉ... hiểu luật vi phạm, xử sao cho đáng?

Cán bộ Kiểm sát hát karaoke “ôm”, lãnh đạo Thi hành án nghi vào nhà nghỉ... hiểu luật vi phạm, xử sao cho đáng?

(Kiến Thức) - Hai vụ việc mới đây liên quan đến cán bộ Viện Kiểm sát huyện đi hát karaoke "ôm", và clip quan hệ trong nhà nghỉ nghi là lãnh đạo ngành Thi hành án Hậu Giang khiến dư luận lắc đầu ngán ngẩm khi những người làm luật lại vi phạm luật, quy định ngành và cả đạo đức.
3 cán bộ vỡ nợ: Trách nhiệm Sacombank thế nào?

3 cán bộ vỡ nợ: Trách nhiệm Sacombank thế nào?

Liên quan đến 3 cán bộ Sacombank vỡ nợ, các luật sư cho rằng, nếu 3 cán bộ này lợi dụng chức vụ và uy tín của ngân hàng, chiếm dụng tiền của khách hàng thì Sacombank phải có trách nhiệm bồi thường cho khách hàng.
"Ổ dịch" Covid-19 Bệnh viện Bạch Mai: "Dập dịch" thế nào hiệu quả?

"Ổ dịch" Covid-19 Bệnh viện Bạch Mai: "Dập dịch" thế nào hiệu quả?

(Kiến Thức) - BV Bạch Mai có 5 trường hợp dương tính Covid-19 và đang có dấu hiệu lây chéo. Trong khi đó, lượng người ra vào viện mỗi ngày lên tới 6.000-8.000 vào khám bệnh, hiện nay khoảng 3.000-3.500 người. Dư luận cho rằng, cần có biện pháp mạnh để kiểm soát dịch bệnh, thậm chí phong tỏa bệnh viện để không gây bùng dịch.

Tin mới