Người được tiêm vắc xin, nhiễm nhưng không mắc COVID-19?

Theo các chuyên gia, người tiêm vắc xin COVID-19 vẫn có thể bị nhiễm virus SARS-CoV-2 nhưng mức độ nhiễm nhẹ hơn hoặc không triệu chứng. Người đã tiêm đầy đủ, nếu mắc COVID-19, biến chứng nặng và tử vong cũng ít hơn. 

Người được tiêm vắc xin, nhiễm nhưng không mắc COVID-19?
Đợt dịch thứ 4 tại Việt Nam vẫn diễn biến phức tạp và lan rộng ra nhiều tỉnh thành, điều này khiến nhiều người đã tiêm vắc xin COVID-19 lo lắng liệu họ có bị nhiễm virus SARS-CoV-2 hay mắc COVID-19 hay không. Thậm chí có nhiều luồng ý kiến cho rằng, người đã tiêm có thể nhiễm nhưng không mắc COVID-19.
Nguoi duoc tiem vac xin, nhiem nhung khong mac COVID-19?
Tiêm vắc xin COVID-19 tại Bệnh viện E. Ảnh Trần Hải. 
Trao đổi cùng GS.TS Nguyễn Anh Trí, nguyên Viện trưởng Viện Huyết học và Truyền máu Trung ương, Đại biểu Quốc hội khóa XV, ông cho rằng, việc đã tiêm vắc xin COVID-19 nguy cơ nhiễm cũng như mắc COVID-19 vẫn có nhưng khác biệt so với khi chưa tiêm.
Vị chuyên gia phân tích, sau khi tiêm vắc xin COVID-19, người tiêm vẫn có nguy cơ nhiễm virus vì một số lý do như sau: 
Sau khi tiêm vắc xin cần có một khoảng thời gian khoảng 15 ngày trở lên để cơ thể sản sinh kháng thể. Khi kháng thể đạt được nồng độ nhất định mới có thể giúp phòng chống virus. Và, từ lúc tiêm đến khi đạt được nồng độ đảm bảo, thời gian đó người đã tiêm có thể nhiễm.
Lý do thứ hai là do các biển đổi của các chủng virus mới. Các nghiên cứu cho thấy, biến chủng Delta chỉ khác bộ gen gốc khoảng 25%, nên các protein bên ngoài không thay đổi nhiều, Vì thế, các loại vắc xin thế giới chế tạo ra trước đó vẫn đang còn hiệu quả. Nhưng cũng không tránh được nếu biến chủng thay đổi đến 80% thì vắc xin có thể không hiệu quả. Đây là điều tự nhiên, không phải do vắc xin sản xuất kém chất lượng.
Lý do khác đó là không có bất kỳ loại vắc xin nào đạt hiệu quả tuyệt đối. Dù tỉ lệ % nhiễm ít thì vẫn có nguy cơ...
GS.TS Nguyễn Anh Trí nhấn mạnh, dù vắc xin không bảo vệ 100% đối với người tiêm, nhưng các nghiên cứu cho thấy, nếu bị nhiễm virus thì không có triệu chứng nặng nề như chưa tiêm. Trường hợp mắc COVID-19 thì biến chứng nặng và tử vong cũng ít hơn so với không tiêm vắc xin. Đây cũng là ý kiến của GS.TS Nguyễn Anh Trí phát biểu tại Diễn đàn Quốc hội vừa qua.
Nguoi duoc tiem vac xin, nhiem nhung khong mac COVID-19?-Hinh-2
GS.TS Nguyễn Anh Trí.  
Trước đây, trả lời báo chí và người dân, bác sĩ Bạch Thị Chính, Giám đốc y khoa Hệ thống trung tâm tiêm chủng VNVC cũng cho rằng, không có vắc xin nào đạt hiệu quả 100%. Nếu bạn tiêm đủ liều vắc xin ngừa COVID-19 theo quy định thì sẽ phòng được 60-95%, tùy từng loại vắc xin và khả năng đáp ứng của từng người.
Tuy nhiên những người tiêm vắc xin vẫn có thể bị nhiễm nhưng mức độ nhiễm nhẹ hơn hoặc không triệu chứng. Trong trường hợp bạn tiêm đầy đủ sẽ ngừa được bệnh nặng, phải nhập viện và nguy cơ tử vong.
Cũng về vấn đề này TS. Phạm Quang Thái, Trưởng Văn phòng tiêm chủng miền Bắc, Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương cho biết, tiêm vắc xin COVID-19 là biện pháp phòng bệnh chủ động rất quan trọng.
Người đã được tiêm vắc xin COVID-19, đặc biệt là những người mới chỉ được tiêm 1 mũi vẫn rất cần phải thực hiện nghiêm các biện pháp phòng chống dịch khác, đặc biệt là biện pháp 5K.
“Lý do là vì vắc xin không bảo vệ tuyệt đối nhất là khả năng bảo vệ việc mang mầm bệnh, điều này có nghĩa là một số người đã tiêm vắc xin có thể không bị mắc bệnh nhưng vẫn có khả năng trở thành người mang virus và lây bệnh cho người khác”, TS. Phạm Quang Thái cho biết.
Theo khuyến cáo của Bộ Y tế, việc tiêm vắc xin COVID-19 là biện pháp chủ động rất quan trọng nhất. Tuy nhiên, người tiêm vắc xin COVID-19 phải cần ý thức về tầm quan trọng về việc hạn chế các hành vi nguy cơ, đồng thời thực hiện nghiêm các biện pháp phòng chống dịch bệnh theo quy định, trong đó có 5K.

Mời bạn đọc xem video: Phong toả chợ đầu mối phía nam. 

Bộ Y tế tiếp tục khuyến cáo về phản ứng phụ sau tiêm vắc xin AstraZeneca

(Kiến Thức) - Dù nhiều nước trên thế giới đang tạm ngừng tiêm vắc xin AstraZeneca, Việt Nam vẫn tiếp tục chương trình tiêm chủng vắc xin ngừa COVID-19. Các ca phản ứng phụ sau tiêm chủng ở nước ta đều được xử trí kịp thời, sức khỏe ổn định.

Bộ Y tế tiếp tục khuyến cáo về phản ứng phụ sau tiêm vắc xin AstraZeneca
Thông tin từ Chương trình Tiêm chủng Mở rộng quốc gia cho biết, có thêm 4.260 người được tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19 trong ngày 15/3. Báo cáo nhanh từ các điểm tiêm chủng cho thấy, đã ghi nhận thêm các trường hợp phản ứng phụ sau tiêm chủng với các dấu hiệu như sốt, sưng đau tại chỗ tiêm, phát ban, đau cơ, đau đầu, tiêu chảy… tương tự triệu chứng thông thường như thông báo của nhà sản xuất vắc xin AstraZeneca.
Bo Y te tiep tuc khuyen cao ve phan ung phu sau tiem vac xin AstraZeneca
Sau đúng một tuần triển khai tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19, tổng cộng 15.865 người đã được tiêm vắc xin AstraZeneca ở Việt Nam. 
Như vậy, sau đúng một tuần triển khai tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19, tổng cộng 15.865 người đã được tiêm ở 12 tỉnh/thành phố: Hải Dương, Hà Nội, Hưng Yên, Bắc Ninh, Bắc Giang, Hải Phòng, TPHCM, Gia Lai, Long An, Đà Nẵng, Hoà Bình và Khánh Hoà.
Đối tượng được tiêm vắc xin AstraZeneca bao gồm: cán bộ, nhân viên y tế đang trực tiếp điều trị bệnh nhân COVID-19, các nhân viên y tế thực hiện các nhiệm vụ như lấy mẫu bệnh phẩm, xét nghiệm, truy vết, thành viên các tổ COVID-19 cộng đồng và Ban Chỉ đạo phòng chống dịch.
Các thông điệp tư vấn và hướng dẫn theo dõi phản ứng sau tiêm của loại vắc xin mới này được các cán bộ y tế truyền tải cho từng người đi tiêm chủng. Vì vậy, các dấu hiệu bất thường về sức khỏe sau tiêm vắc xin COVID-19 cần được người đi tiêm chủng thông báo ngay cho các cơ sở y tế để ngành y tế kịp thời xử lý theo đúng quy định, giúp những trường hợp có phản vệ độ 2 và 3 sớm ổn định sức khoẻ.
Ngày đầu tiên ngay sau khi triển khai, một số người đã thông báo tình trạng đau tại chỗ tiêm, nhức đầu, chóng mặt, mệt mỏi, thậm chí buồn ngủ. Dấu hiệu này kéo đến ngày hôm sau ở khoảng một nửa số trường hợp với hiện tượng đau đầu, đau nhức cơ thể, mệt mỏi.
Quan trọng đây là các triệu chứng thường gặp sau chủng ngừa của phần lớn các vắc xin và đặc biệt là sau khi tiêm vắc xin COVID-19. Phần lớn mọi người đều ổn sau khi dùng thuốc hạ sốt, giảm đau thông thường. Với nhiều trường hợp, hiện tượng này mất đi ngay vào sáng hôm sau, cảm giác như chưa có sự khó chịu sau tiêm chủng như vậy.
Trước khi đưa vắc xin vào triển khai, tất cả các điểm tiêm chủng được Sở Y tế, Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật kiểm tra, giám sát chặt chẽ và đảm bảo đầy đủ các tiêu chuẩn theo quy định.
Đặc biệt trong những ngày đầu mới triển khai, tất cả các điểm tiêm chủng đều có sự giám sát, hỗ trợ của Bộ Y tế và các Viện Vệ sinh Dịch tễ/Viện Pasteur.
Trong quá trình triển khai, người đến tiêm chủng đều được khám sàng lọc trước tiêm chủng và yêu cầu khai báo về tình tạng sức khỏe, bệnh nền và các mũi tiêm chủng trong thời gian gần đây để cán bộ y tế đưa ra chỉ định phù hợp.
Đồng thời người đến tiêm chủng được tư vấn đầy đủ về tác dụng và những sự cố bất lợi có thể xảy ra, những dấu hiệu bất thường về sức khỏe cần thông báo cho cán bộ y tế. Trên thực tế, tất cả các dấu hiệu bất thường về sức khỏe sau tiêm đều được theo dõi và báo cáo.
Bo Y te tiep tuc khuyen cao ve phan ung phu sau tiem vac xin AstraZeneca-Hinh-2
Nhiều quốc gia châu Âu và Đông Nam Á quyết định dừng tiêm chủng vắc xin AstraZeneca.

Ai được tiêm vắc xin COVID-19?

(Kiến Thức) -  Quyết định 2995 về Hướng dẫn tạm thời khám sàng lọc trước tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19 của Bộ Y tế vừa được đưa ra ngày 18/6 cho thấy người đến tiêm vắc xin sẽ được phân loại thành 4 nhóm, đó là người đủ điều kiện, người cần thận trọng, đối tượng phải trì hoãn và nhóm chống chỉ định tiêm vắc xin COVID-19.

Ai được tiêm vắc xin COVID-19?
Ai duoc tiem vac xin COVID-19?

"Không loại trừ có F0 trong hàng nghìn người tiêm vắc xin ở TP.HCM"

Trước tình trạng hàng nghìn người tập trung tiêm vắc xin COVID-19, PGS.TS Trần Đắc Phu cho rằng TP.HCM cần điều chỉnh cách bố trí tiêm phù hợp, khoa học để tránh nguy cơ lây nhiễm.

"Không loại trừ có F0 trong hàng nghìn người tiêm vắc xin ở TP.HCM"
Trước hình ảnh hàng nghìn người tập trung tại nhà thi đấu Phú Thọ (quận 11, TP.HCM) để tiêm vắc xin ngừa COVID-19 mà Zing phản ánh trong ngày 24 và 25/6, nhiều chuyên gia bày tỏ lo ngại về nguy cơ lây nhiễm dịch tại điểm tiêm chủng này.

Đọc nhiều nhất

Những ca đậu mùa khỉ đang bị bỏ sót

Những ca đậu mùa khỉ đang bị bỏ sót

Gần đây, các nhà khoa học đã bắt đầu tìm hiểu về thời điểm và cách thức lây lan mới của bệnh đậu mùa khỉ - căn bệnh đã bùng phát vào mùa hè năm nay ở Mỹ và nhiều quốc gia khác.

Tin mới

Nam giới ăn gì bổ tinh hoàn?

Nam giới ăn gì bổ tinh hoàn?

Một chế độ dinh dưỡng lành mạnh không chỉ giúp cải thiện sức khỏe toàn diện mà còn nâng cao chức năng tinh hoàn, hỗ trợ quá trình sinh tinh và sản xuất hormone sinh dục.
Cứu sống cụ ông 103 tuổi bị đột quỵ

Cứu sống cụ ông 103 tuổi bị đột quỵ

Sau 12 giờ áp dụng đồng thời 2 phương pháp sử dụng thuốc tiêu huyết và lấy huyết khối, cụ ông 103 tuổi bị đột quỵ đã bình phục hoàn toàn, không để lại di chứng.