Ai được tiêm vắc xin COVID-19?

(Kiến Thức) -  Quyết định 2995 về Hướng dẫn tạm thời khám sàng lọc trước tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19 của Bộ Y tế vừa được đưa ra ngày 18/6 cho thấy người đến tiêm vắc xin sẽ được phân loại thành 4 nhóm, đó là người đủ điều kiện, người cần thận trọng, đối tượng phải trì hoãn và nhóm chống chỉ định tiêm vắc xin COVID-19.

Ai được tiêm vắc xin COVID-19?
Ai duoc tiem vac xin COVID-19?

Vắc-xin ngừa COVID-19 tại Việt Nam: Ai sẽ là người được tiêm thử nghiệm?

Ngày 10/12, Học viện Quân y sẽ lựa chọn người tiêm thử nghiệm vắc-xin COVID-19 do Công ty Nanogen sản xuất.

Vắc-xin ngừa COVID-19 tại Việt Nam: Ai sẽ là người được tiêm thử nghiệm?
Được biết, hiện nay vắc-xin ngừa COVID-19 đã hoàn tất các đánh giá, thử nghiệm trên động vật và đạt các tiêu chuẩn để thử nghiệm trên người, sau khi đánh giá tại 2 cơ quan chuyên môn uy tín ở trong và ngoài nước.

Điều gì xảy ra với cơ thể sau khi tiêm vắc xin COVID-19?

(Kiến Thức) - Sau khi tiêm vắc xin COVID-19, bạn có thể có một số tác dụng phụ, đó là những dấu hiệu bình thường mà cơ thể bạn đang trong giai đoạn phát huy hiệu quả và xây dựng hàng rào bảo vệ.

Điều gì xảy ra với cơ thể sau khi tiêm vắc xin COVID-19?
Việc tiêm vắc xin COVID-19 sẽ giúp bảo vệ chúng ta khỏi nguy cơ mắc bệnh. Sau khi tiêm vắc xin, chúng ta có thể gặp phải một số tác dụng phụ, là những dấu hiệu bình thường cho thấy cơ thể bạn đang xây dựng hàng rào bảo vệ. Các tác dụng phụ này có thể gây ảnh hưởng đến khả năng thực hiện các hoạt động hàng ngày, nhưng sẽ biến mất sau vài ngày. Một số người không gặp tác dụng phụ.
Dieu gi xay ra voi co the sau khi tiem vac xin COVID-19?
Bác sĩ BV Thanh Nhàn được tiêm vắc xin COVID-19 sáng ngày 9/3. Ảnh: SKĐS. 
Khi ngày càng có nhiều người được tiêm chủng, các chuyên gia y tế đang tìm hiểu thêm về các tác dụng phụ tiềm ẩn của vắc xin. Đó là lý do tại sao Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Mỹ (CDC) liên tục cập nhật danh sách các tác dụng phụ của vắc xin COVID-19.
1. Đau cơ
Ngày 5/3, CDC đã cập nhật hướng dẫn vắc xin để đưa đau cơ vào như một tác dụng phụ tiềm ẩn của vắc-xin COVID-19. Theo CDC, đây là một triệu chứng khác biệt với kiểu đau mà bạn có thể gặp phải ở cánh tay do tiêm.
2. Buồn nôn
Bạn có thể muốn ăn một ít bánh quy mặn sau khi tiêm vắc xin, giờ đây bản cập nhật mới nhất của CDC đã xác định buồn nôn là một tác dụng phụ tiềm ẩn của vắc xin Covid.
3. Vết đỏ ở chỗ tiêm
Trong bản cập nhật ngày 5/3 về hướng dẫn sau khi tiêm vắc xin COVID-19, CDC đã xác định vết đỏ tại chỗ tiêm là một tác dụng phụ mới khác cần chú ý sau khi tiêm. Trong một số ít trường hợp, tác dụng phụ này thậm chí có thể xuất hiện đáng kể sau khi tiêm. Một số người đã bị đỏ, ngứa và đau đáng kể tại chỗ tiêm trong vòng 11 ngày sau khi tiêm vắc xin Moderna.
4. Đau và sưng tại chỗ tiêm
Không chỉ mẩn đỏ, bạn cũng có thể bị đau và sưng ở cánh tay đã tiêm vắc xin. Nếu triệu chứng này nặng lên sau 24 giờ, bạn nên liên hệ với bác sĩ để được tư vấn.
Dieu gi xay ra voi co the sau khi tiem vac xin COVID-19?-Hinh-2
Nếu vết tiêm đau và sưng ngày càng nặng lên sau 24 giờ, bạn nên liên hệ với bác sĩ để được tư vấn. Ảnh minh họa: Sky

COVID-19: Vắc xin Vaxzevria và AstraZeneca giống - khác nhau điểm gì?

(Kiến Thức) - Vaxzevria tiền thân là vắc xin COVID-19 AstraZeneca. Theo thông tin đăng tải trên website của Cơ quan Dược phẩm Châu Âu (EMA) cho biết, vắc xin AstraZeneca của Anh - Thụy Điển được đổi tên thành Vaxzevria vào ngày 25/3.

COVID-19: Vắc xin Vaxzevria và AstraZeneca giống - khác nhau điểm gì?
Cổng thông tin của Cơ quan Sản phẩm Y tế Thụy Điển tuyên bố, do tình hình đình chỉ sử dụng vắc xin AstraZeneca ở một số quốc gia Châu Âu, vắc xin này đã được đổi tên thành Vaxzevria. Việc đổi tên vắc xin sẽ không kéo theo bất kỳ thay đổi nào khác, nhưng các chuyên gia tiêm chủng cần lưu ý về việc đổi tên, vì thông tin sản phẩm, nhãn và bao bì có thể trông khác đi.
COVID-19: Vac xin Vaxzevria va AstraZeneca giong - khac nhau diem gi?
Vaxzevria tiền thân là vắc xin COVID-19 AstraZeneca. 
Việc thay đổi tên AstraZeneca diễn ra trong bối cảnh có một số báo cáo về các biến chứng ở những người đã tiêm vắc xin. Tuy nhiên, các chuyên gia của EMA nhấn mạnh về tính an toàn và hiệu quả của loại vắc xin này và lưu ý rằng, lợi ích của vắc xin và khả năng bảo vệ người dân không bị COVID-19 vượt xa những rủi ro tiềm ẩn liên quan đến vắc xin.
Ngoài ra, các nhà khoa học sẽ tiếp tục nghiên cứu các tác dụng phụ của vắc xin AstraZeneca, dữ liệu về các tác dụng phụ sẽ được thêm vào thông tin chung về sản phẩm này.
1. Nguồn gốc
Vắc xin COVID-19 AstraZeneca là vắc xin phòng bệnh do virus SARS-CoV2 (COVID-19). Thành phần vắc xin gồm vector Adenovirus tinh tinh tái tổ hợp và mất khả năng sao chép, gắn gen tổng hợp protein gai bề mặt của SARS-CoV2 có tên gọi là Spike (S protein).
Vắc xin COVID-19 của hãng AstraZeneca được nghiên cứu và phát triển bởi đại học Oxford và được Tổ chức Y tế thế giới thông qua chấp thuận sử dụng vắc xin trong trường hợp khẩn cấp vào ngày 15/2/2021. Vắc xin này đã được nhiều quốc gia chấp thuận lưu hành và sử dụng như Argentina, Bahrain, Bangladesh, Brazil, Chile, Việt Nam…. Đến ngày 08/03/2021, vắc xin đã được sử dụng ở 98 quốc gia trên thế giới.
Tại Việt Nam, vắc xin COVID-19 AstraZeneca đã được Bộ Y tế phê duyệt có điều kiện vắc xin cho nhu cầu cấp bách trong phòng, chống dịch bệnh COVID-19 tại Quyết định số 983/QĐ-BYT ngày 01/2/2021.
2. Bảo quản vắc xin
Bảo quản ở 2 – 8°C và không được để đóng băng vắc xin.
Lọ vắc xin chưa mở bảo quản ở 2 – 8°C được phép sử dụng trong vòng 6 tháng kể từ ngày sản xuất. Lọ vắc xin đã mở chỉ được sử dụng trong vòng 6 giờ kể từ khi mở và được bảo quản ở 2– 8 °C. Bảo quản tránh tiếp xúc trực tiếp dưới ánh sáng mặt trời.
3. Lịch tiêm chủng
Vắc xin phòng COVID-19 của AstraZeneca được chỉ định tiêm phòng cho người từ 18 tuổi trở lên.
Lịch tiêm gồm 2 mũi, mũi 2 cách mũi 1 từ 4-12 tuần
4. Liều lượng, đường tiêm:
0,5ml, tiêm bắp.
5. Chỉ định, chống chỉ định:
Chỉ định
Tiêm chủng vắc xin COVID-19 cho một số nhóm đối tượng đặc biệt:
Nhóm người từ 65 tuổi trở lên: Đây là nhóm đối tượng có nguy cơ mắc COVID-19 nặng và tử vong tỷ lệ thuận với tuổi nên được xác định là nhóm đối tượng nguy cơ. Tuy nhiên, dữ liệu an toàn và hiệu quả của vắc xin COVID-19 AstraZeneca trên người từ 65 tuổi trở lên còn hạn chế.
Nhóm người mắc bệnh nền: Người có bệnh nền, bệnh mạn tính là đối tượng có nguy cơ nhiễm và mắc COVID-19 nặng. Tuy nhiên, tiêm vắc xin khi bệnh đã ổn định.
COVID-19: Vac xin Vaxzevria va AstraZeneca giong - khac nhau diem gi?-Hinh-2
Vắc xin phòng COVID-19 của AstraZeneca được chỉ định tiêm phòng cho người từ 18 tuổi trở lên. Ảnh minh họa 

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Nam giới ăn gì bổ tinh hoàn?

Nam giới ăn gì bổ tinh hoàn?

Một chế độ dinh dưỡng lành mạnh không chỉ giúp cải thiện sức khỏe toàn diện mà còn nâng cao chức năng tinh hoàn, hỗ trợ quá trình sinh tinh và sản xuất hormone sinh dục.