Vai trò của thận trong cơ thể
Thận có 4 chức năng chính: giữ cân bằng dịch trong cơ thể, các chất khoáng mà cơ thể cần để duy trì hoạt động bình thường, nhất là chất kali để kiểm soát hoạt động của thần kinh và cơ, quá nhiều hay quá ít kali cũng có thể gây ra yếu cơ và vấn đề cho tim; loại bỏ các sản phẩm giáng hóa của protein (trong thực phẩm) như urê, creatinine (tạo ra trong tiến trình vận động cơ bắp); giải phóng một số hormon thiết yếu vào máu như renin (điều hòa huyết áp), erythropoietin (EPO) giúp tủy xương tạo hồng cầu và hoạt hóa vitamin D để hấp thụ canxi trong thức ăn nhằm tăng cường cho xương.
Ảnh minh họa. |
Cách kiểm tra thận
Lấy một ít nước tiểu đổ vào một ly nước sạch, nếu nước trong ly vẫn trong, sạch sẽ chứng tỏ cơ thể khỏe mạnh; Nếu nước trong ly chuyển sang vẩn đục hoặc có váng mỡ nổi trên mặt nước thì phần nhiều là mắc bệnh thận.
Dấu hiệu bệnh thận
– Chế độ uống nước vẫn bình thường mà tiểu đêm nhiều hơn 3 lần.
– Đi tiểu kiểu nhỏ giọt, không nhiều.
– Sáng sớm ngủ dậy mắt sưng.
– Không nâng được vật nặng, lên đến tầng 3 chân đã bủn rủn hết sức.
– Cảm thấy mỏi lưng khi ngồi ghế xem tivi quá 2 giờ.
– Cảm thấy mỏi chân nếu đứng làm cơm trong bếp quá 1 giờ.
– Chỉ muốn nhắm mắt nghỉ ngơi, không muốn suy nghĩ, thiếu tập trung.
– Khi gội đầu, tóc rụng nhiều.
Ai có nguy cơ bị bệnh thận mạn tính và suy thận
Một số người dễ phát triển bệnh thận, nếu có bệnh đái tháo đường, tăng huyết áp, viêm cầu thận, bệnh di truyền như thận đa nang, hội chứng Alport; nhiễm khuẩn, nghẽn tắc hay bệnh bẩm sinh đường tiết niệu; bệnh Lupus ban đỏ hệ thống; bệnh phì đại và ung thư tuyến tiền liệt; dùng thuốc giảm đau chống viêm không steroid (NSAID) dài hạn như ibuprofen, ketoprofen và một số thuốc kháng sinh.
Bệnh thận thường không gây ra triệu chứng gì cho tới khi đã tiến triển. Để phát hiện sớm bệnh thận có ba cách: thử nước tiểu, thử máu, đo huyết áp thường xuyên.