Ngăn chặn hóa chất độc trong bún: được hay không?

(Kiến Thức) - Trước tình trạng nhiều cơ sở sử dụng hóa chất sản xuất bún ở TPHCM, nhiều người đặt nghi vấn: liệu có lặp lại câu chuyện phở formol trước đây?

Ngăn chặn hóa chất độc trong bún: được hay không?
Sản xuất bún bằng hóa chất chế biến gỗ
Trong hội nghị triển khai các quy định về an toàn vệ sinh thực phẩm (ATVSTP) đối với ngành nghề sản xuất kinh doanh bún và bánh tươi trên địa bàn tổ chức mới đây, PGS.TS Nguyễn Tấn Bỉnh, Giám đốc Sở Y tế TPHCM cho biết, gần đây một số cơ sở sản xuất bún, bánh canh, bánh ướt lạm dụng hóa chất đã bị phát hiện. 
ThS.BS Nguyễn Thị Huỳnh Mai, Phó trưởng Chi cục ATVSTP TPHCM: Quan trọng là cơ quan chức năng có duy trì được thường xuyên và có biện pháp chế tài đủ mạnh không, còn chờ đợi sự "giác ngộ" của người sản xuất là điều không thể.
Tinopal là hóa chất công nghiệp không được phép sử dụng trong thực phẩm. Tinopal được Mỹ xếp vào danh mục các hóa chất cấm dùng trong chế biến thực phẩm, nó được dụng trong sản xuất giấy, vải... Còn axit oxalic dùng trong công nghiệp chế biến gỗ, lạm dụng chất này có thể gây tử vong. Do vậy, việc sử dụng hai chất trên để sản xuất bún, bánh là không thể chấp nhận, gây nguy hiểm cho sức khỏe người sử dụng.
GS Chu Phạm Ngọc Sơn, Chủ tịch Hội Hóa học TPHCM cho hay, Công ty Sắc ký Hải Đăng bắt đầu kiểm nghiệm hóa chất Tinopal từ cuối tháng 6 vừa qua. Qua một tháng kiểm nghiệm cho thấy, Tinopal là chuỗi khá nhiều chất. Tinopal nhằm làm tăng độ trắng (nó không phải là chất tẩy trắng), mà là làm tăng độ sáng quang học. Chất này được rao bán trên mạng, chủ yếu dùng trong công nghiệp sản xuất bột giấy, bột giặt. Tất cả các loại chất huỳnh quang tăng sáng là dùng trong công nghiệp, không được dùng trong thực phẩm vì chúng bám rất chặt vào sản phẩm, khó phát hiện. Chỉ có Việt Nam mới sử dụng Tinopal trong sản xuất các sản phẩm từ bột, chứ nước ngoài không ai sử dụng. Acid oxalic gây sạn thận, người làm bún  dùng chất này để giữ cho sản phẩm lâu ôi thiu. 
Tinopal có trong bún làm tăng độ trắng, độ sáng quang học.
Tinopal có trong bún làm tăng độ trắng, độ sáng quang học. 
Có kiểm soát được thường xuyên?
Bà Lê Thị Ngọc Đào, Phó Giám đốc Sở Công Thương TPHCM chia sẻ: Quản lý kinh doanh bún tươi là trách nhiệm quản lý của Sở Công Thương. Sở đã xây dựng kế hoạch thanh kiểm tra quyết liệt và sẽ công bố các cơ sở sản xuất có sử dụng phụ gia độc hại. Các cơ quan chức năng đã bắt buộc các cơ sở sản xuất bún, bánh tươi phải ký cam kết không được dùng hóa chất, phụ gia độc hại và khuyến khích các cơ sở sử dụng bao bì mẫu mã trên sản phẩm. Thực hiện từ siêu thị đến các chợ, ban quản lý chợ phải ký cam kết về vấn đề này. 
ThS.BS Nguyễn Thị Huỳnh Mai, Phó trưởng Chi cục ATVSTP TPHCM cho biết, nếu các cơ sở tuân thủ đúng quy trình sản xuất thì không cần phải sử dụng hóa chất phụ gia. Nhiều người cho rằng, vấn đề không phải là không thể kiểm soát được mà quan trọng là cơ quan chức năng có duy trì được thường xuyên và có biện pháp chế tài đủ mạnh không, còn chờ đợi sự "giác ngộ" của người sản xuất là điều không thể.
Một dạo, báo chí rộ lên chuyện phở có formol vượt mức cho phép, người dân hoang mang, các cơ quan chức năng ráo riết vào cuộc, một thời gian lại trở về bình lặng. Lần này lại bún có hóa chất độc hại, cơ quan chức năng rất tích cực ngăn chặn nhưng người tiêu dùng băn khoăn: Liệu có lặp lại kịch bản cũ?
Sở Công Thương TPHCM đã phối hợp với quản lý thị trường kiểm tra 201 cơ sở sản xuất bún, bánh tươi tại thành phố. Lập biên bản xử phạt 17 cơ sở, với hơn 235 triệu đồng. Lấy 33 mẫu bún tươi, bánh, có 19 mẫu âm tính, còn lại đang chờ kết quả và sẽ công bố với cơ quan truyền thông.

Chính thức phát hiện chất gây ung thư trong bún

Chính thức phát hiện chất gây ung thư trong bún

Phát hiện chất cực độc trong bún

Hôm qua (22/7), Hội Tiêu chuẩn và bảo vệ NTD VN (Vinastas) công bố kết quả kiểm tra ở TPHCM: 80% mẫu bún chứa chất làm trắng huỳnh quang Tinopal cực độc!

Phát hiện chất cực độc trong bún

Trao đổi với báo chí, ông Nguyễn Nam Vinh – Phụ trách Văn phòng Vinastas phía Nam cho biết, thời gian gần đây nhiều nguồn tin phản ánh về tình trạng các loại sản phẩm tươi chế biến từ gạo dùng để ăn liền như: bún; bánh canh; bánh phở, bánh hỏi… (gọi chung là bún) sử dụng chất làm trắng huỳnh quang (Tinopal) để làm trắng bún.

Nhóm các sản phẩm bún này lại được xếp vào danh sách nhóm thực phẩm thường xuyên dùng của người dân nên đang gây nguy hại cho sức khỏe người tiêu dùng, làm hư hại đường tiêu hóa, niêm mạc thành ruột, có thể dẫn đến viêm loét ruột, dạ dày.

Bún ở cả chợ và siêu thị đều phát hiện chất cực độc Tinopal.
 Bún ở cả chợ và siêu thị đều phát hiện chất cực độc Tinopal.

Đặc biệt, Tinopal có thể làm tổn thương những mao mạch khiến cơ thể gặp khó khăn trong việc hấp thụ, tiêu hóa thức ăn và các chất dinh dưỡng. Nếu ăn bún chứa chất huỳnh quang lâu dài sẽ gây suy gan, thận, cơ thể mệt mỏi và cả bệnh ung thư. Tùy theo lượng độc tố vào cơ thể mà có thể gây ngộ độc cấp tính hoặc mãn tính.

Hơn nữa, đây là một chất dùng trong công nghiệp nên chứa các tạp chất gây hại nghiêm trọng cho sức khỏe. Theo kết quả nghiên cứu của tổ chức bảo vệ môi trường Hoa Kỳ (EPA) thì các chất làm trắng quang học ngoài khả năng gây độc, nó còn ảnh hưởng đến sự phát triển và khả năng sinh sản của con người.

Trước tình hình này, Trung tâm Nghiên cứu và Tư vấn về tiêu dùng được Vinastas giao tiến hành khảo sát nhanh các mẫu bún bày bán trên thị trường để cơ quan chức năng vào cuộc kiểm tra, đồng thời cảnh báo sớm đến người tiêu dùng.

Theo ông Đỗ Ngọc Chính – Phó Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu và Tư vấn về tiêu dùng, việc khảo sát được thực hiện trong khoảng thời gian từ ngày 15 đến 25/6/2013.

Tổng cộng có 30 mẫu khảo sát gồm 6 loại: bún, bánh canh, bánh hỏi, bánh phở, bánh cuốn và bánh ướt được mua ngẫu nhiên tại 9 cơ sở bán thực phẩm (gồm 4 siêu thị, 4 chợ ở trung tâm thành phố và 1 cửa hàng). Các mẫu được xác định sự hiện diện của Tinopal bằng đèn cực tím ở khoảng bước sóng 366 nm.

Kết quả khảo sát cho thấy có tới 24/30 mẫu, chiếm tỷ lệ 80% số lượng mẫu khảo sát có sự hiện diện của chất làm trắng quang học. Phân tích kết quả theo từng loại sản phẩm cho thấy số lượng mẫu có chất làm trắng huỳnh quang cụ thể như: bún 5/9 mẫu (56%); bánh cuốn 0/1 (0/%); bánh ướt 4/4 (100%); bánh hỏi 5/5 (100%), bánh phở 3/4 (75%), bánh canh 7/7 (100%).

Như vậy, có 3 loại mẫu khảo sát gồm: bánh ướt; bánh canh và bánh hỏi với 100% số lượng mẫu khảo sát có sự hiện diện của chất làm trắng huỳnh quang.

Ông Chính cho biết, các hợp chất Tinopal này có khả năng phát huỳnh quang (fluorescence), cho nên chúng hấp thu các ánh sáng vàng của chất liệu mà chất này bám vào và phát ra ánh sáng màu xanh từ đó làm mắt con người nhận thấy sản phẩm sáng trắng hơn.

Các chất làm sáng quang học chuyển ánh sáng của các bước sóng ngắn trong vùng cực tím (UV range) thành các bước sóng dài sáng xanh trong vùng khả kiến (visiable range) và giảm các ánh sáng vàng. Các chất này sẽ bám vào sợi bún và làm cho các sợi bún thấy sáng hơn.

Thực tế, các chất làm sáng quang học này không làm cho bún trắng hơn mà chỉ tạo cảm giác của mắt thấy sáng và trắng hơn, tạo sự hấp dẫn cho người mua. Bên cạnh đó chất Tinopal còn được dùng trong sản xuất bún với mục đích cải thiện độ bóng bề mặt sợi bún, làm cho sợi bún hấp dẫn về mặt hình thức.

Ông Chính cũng khẳng định, qua kết quả khảo sát nhanh trên đòi hỏi phải có những giải pháp tích cực để giải quyết một cách triệt để. Cụ thể, Bộ Y tế là cơ quan quản lý chuyên ngành về phụ gia thực phẩm đã ban hành Thông tư số 27/2012/TT-BYT (ngày 30/11/2012) về “Hướng dẫn việc quản lý phụ gia thực phẩm”. Trong văn bản này quy định “Danh mục phụ gia được phép sử dụng trong sản xuất, chế biến và kinh doanh thực phẩm”.

Để các đối tượng có liên quan nắm vững và thực hiện nghiêm túc, Bộ cần có kế hoạch phổ biến, hướng dẫn thực hiện và kiểm tra, giám sát việc tuân thủ các quy định này.

Ngoài tinopal, bún còn chứa nhiều hóa chất độc hại khác

Trong phân tích các mẫu bún và thực phẩm chế biến từ gạo lấy từ cơ sở sản xuất ở Q.8, TP.HCM, xuất hiện hóa chất cấm formaldehyde và acid oxalic.

Ngoài tinopal, bún còn chứa nhiều hóa chất độc hại khác

Phòng thử nghiệm của GS - TS Chu Phạm Ngọc Sơn - Chủ tịch Hội Hóa học TP.HCM phát hiện, ngoài chất trên, các mẫu bún còn có các hóa chất độc hại khác như sodium sulfite và sodium benzoate vượt ngưỡng cho phép.

Đọc nhiều nhất

Những ca đậu mùa khỉ đang bị bỏ sót

Những ca đậu mùa khỉ đang bị bỏ sót

Gần đây, các nhà khoa học đã bắt đầu tìm hiểu về thời điểm và cách thức lây lan mới của bệnh đậu mùa khỉ - căn bệnh đã bùng phát vào mùa hè năm nay ở Mỹ và nhiều quốc gia khác.

Tin mới

Nam giới ăn gì bổ tinh hoàn?

Nam giới ăn gì bổ tinh hoàn?

Một chế độ dinh dưỡng lành mạnh không chỉ giúp cải thiện sức khỏe toàn diện mà còn nâng cao chức năng tinh hoàn, hỗ trợ quá trình sinh tinh và sản xuất hormone sinh dục.
Cứu sống cụ ông 103 tuổi bị đột quỵ

Cứu sống cụ ông 103 tuổi bị đột quỵ

Sau 12 giờ áp dụng đồng thời 2 phương pháp sử dụng thuốc tiêu huyết và lấy huyết khối, cụ ông 103 tuổi bị đột quỵ đã bình phục hoàn toàn, không để lại di chứng.