Nga chuẩn bị triển khai Iskander tầm bắn 1000 km cho chiến trường Ukraine

Nga chuẩn bị triển khai Iskander tầm bắn 1000 km cho chiến trường Ukraine

Nga đang chuẩn bị sản xuất hàng loạt một biến thể mới của hệ thống tên lửa đạn đạo chiến thuật Iskander-M, với tầm bắn lên đến 1.000 km.

Ngày 24/7/2024, trang Military Russia công bố thông tin về sự tồn tại của một loại tên lửa đạn đạo tầm trung mới, phát triển dựa trên thiết kế của hệ thống  Iskander-M. Tên lửa này được phát triển bởi Cục Thiết kế Chế tạo Máy Kolomna, với tên gọi không chính thức Iskander-1000 và mã hiệu NATO SS-X-33.
Ngày 24/7/2024, trang Military Russia công bố thông tin về sự tồn tại của một loại tên lửa đạn đạo tầm trung mới, phát triển dựa trên thiết kế của hệ thống Iskander-M. Tên lửa này được phát triển bởi Cục Thiết kế Chế tạo Máy Kolomna, với tên gọi không chính thức Iskander-1000 và mã hiệu NATO SS-X-33.
Sự xuất hiện của loại tên lửa này khiến giới quân sự và chính trị gia phương Tây đặc biệt quan tâm. Liệu Nga có đang chuẩn bị một chiến lược mới sau khi Hiệp ước Các lực lượng hạt nhân tầm trung (INF) bị xóa bỏ?
Sự xuất hiện của loại tên lửa này khiến giới quân sự và chính trị gia phương Tây đặc biệt quan tâm. Liệu Nga có đang chuẩn bị một chiến lược mới sau khi Hiệp ước Các lực lượng hạt nhân tầm trung (INF) bị xóa bỏ?
Trước năm 2019, Nga chịu sự ràng buộc của INF - hiệp ước ký kết năm 1987 giữa Liên Xô và Mỹ nhằm cấm phát triển các loại tên lửa mặt đất có tầm bắn từ 500 đến 5.500 km. Vì thế, Iskander-M được thiết kế với tầm bắn tối đa 500 km để tuân thủ hiệp ước.
Trước năm 2019, Nga chịu sự ràng buộc của INF - hiệp ước ký kết năm 1987 giữa Liên Xô và Mỹ nhằm cấm phát triển các loại tên lửa mặt đất có tầm bắn từ 500 đến 5.500 km. Vì thế, Iskander-M được thiết kế với tầm bắn tối đa 500 km để tuân thủ hiệp ước.
Tuy nhiên, Mỹ đã đơn phương rút khỏi INF vào năm 2019, cáo buộc Nga vi phạm thỏa thuận này. Sự kiện này đã mở đường để Nga có thể phát triển các loại tên lửa tầm trung mới, trong đó có Iskander-1000.
Tuy nhiên, Mỹ đã đơn phương rút khỏi INF vào năm 2019, cáo buộc Nga vi phạm thỏa thuận này. Sự kiện này đã mở đường để Nga có thể phát triển các loại tên lửa tầm trung mới, trong đó có Iskander-1000.
Iskander-1000 có ngoại hình tương tự Iskander-M nhưng có thân đẩy lớn hơn và đầu đạn ngắn hơn. Hệ thống phóng vẫn giữ nguyên thiết kế của Iskander-M, giúp Nga tận dụng hạ tầng sẵn có. Để tăng tầm bắn lên gấp đôi, Nga có thể đã sử dụng các giải pháp như: tăng 10-15% lượng nhiên liệu đẩy; cải tiến động cơ tên lửa; sử dụng vật liệu nhẹ hơn và cải tiến hệ thống điều hướng.
Iskander-1000 có ngoại hình tương tự Iskander-M nhưng có thân đẩy lớn hơn và đầu đạn ngắn hơn. Hệ thống phóng vẫn giữ nguyên thiết kế của Iskander-M, giúp Nga tận dụng hạ tầng sẵn có. Để tăng tầm bắn lên gấp đôi, Nga có thể đã sử dụng các giải pháp như: tăng 10-15% lượng nhiên liệu đẩy; cải tiến động cơ tên lửa; sử dụng vật liệu nhẹ hơn và cải tiến hệ thống điều hướng.
Bên cạnh đó, Nga có thể đã chủ động giới hạn tầm bắn của Iskander-M trước đây để tuân thủ INF, và giờ chỉ cần nâng cấp nhẹ để đạt tầm bắn thực sự của nó. Khi tầm bắn tăng, độ chính xác của tên lửa có thể giảm do sai số trong hệ thống điều hướng quán tính (INS). Tuy nhiên, Nga có thể đã khắc phục bằng cách tích hợp hệ thống định vị vệ tinh kháng nhiễu, cũng như sử dụng hệ thống dẫn đường radar so sánh ảnh mục tiêu. Nhờ đó, Iskander-1000 có thể có độ chính xác cao hơn cả Iskander-M, đặc biệt là khi đối đầu với các hệ thống phòng không hiện đại.
Bên cạnh đó, Nga có thể đã chủ động giới hạn tầm bắn của Iskander-M trước đây để tuân thủ INF, và giờ chỉ cần nâng cấp nhẹ để đạt tầm bắn thực sự của nó. Khi tầm bắn tăng, độ chính xác của tên lửa có thể giảm do sai số trong hệ thống điều hướng quán tính (INS). Tuy nhiên, Nga có thể đã khắc phục bằng cách tích hợp hệ thống định vị vệ tinh kháng nhiễu, cũng như sử dụng hệ thống dẫn đường radar so sánh ảnh mục tiêu. Nhờ đó, Iskander-1000 có thể có độ chính xác cao hơn cả Iskander-M, đặc biệt là khi đối đầu với các hệ thống phòng không hiện đại.
Một trong những lý do quan trọng khiến Nga phát triển Iskander-1000 là mở rộng khả năng tấn công sâu vào lãnh thổ Ukraine. Các mục tiêu chiến lược ở miền Tây Ukraine, bao gồm căn cứ không quân, kho tiếp tế, trung tâm chỉ huy, hiện nằm ngoài tầm bắn của Iskander-M.
Một trong những lý do quan trọng khiến Nga phát triển Iskander-1000 là mở rộng khả năng tấn công sâu vào lãnh thổ Ukraine. Các mục tiêu chiến lược ở miền Tây Ukraine, bao gồm căn cứ không quân, kho tiếp tế, trung tâm chỉ huy, hiện nằm ngoài tầm bắn của Iskander-M.
Ngoài ra, phương Tây đã và đang viện trợ máy bay F-16 và Mirage-2000 cho Ukraine, và các chiến đấu cơ này có thể đóng tại các căn cứ ở miền Tây. Với Iskander-1000, Nga có thể tấn công chúng trước khi kịp quay về hầm trú ẩn. Bên cạnh đó, Iskander-1000 có thể được Nga sử dụng như một con bài mặc cả để đàm phán với phương Tây về việc hạn chế vũ khí tầm trung.
Ngoài ra, phương Tây đã và đang viện trợ máy bay F-16 và Mirage-2000 cho Ukraine, và các chiến đấu cơ này có thể đóng tại các căn cứ ở miền Tây. Với Iskander-1000, Nga có thể tấn công chúng trước khi kịp quay về hầm trú ẩn. Bên cạnh đó, Iskander-1000 có thể được Nga sử dụng như một con bài mặc cả để đàm phán với phương Tây về việc hạn chế vũ khí tầm trung.
Mặc dù Ukraine và phương Tây phủ nhận sự tồn tại của Iskander-1000, nhưng các bằng chứng cho thấy Nga đã sẵn sàng đưa loại tên lửa này vào biên chế. Điều này có thể làm thay đổi đáng kể cục diện chiến trường Ukraine cũng như ảnh hưởng đến chiến lược phòng thủ của NATO.
Mặc dù Ukraine và phương Tây phủ nhận sự tồn tại của Iskander-1000, nhưng các bằng chứng cho thấy Nga đã sẵn sàng đưa loại tên lửa này vào biên chế. Điều này có thể làm thay đổi đáng kể cục diện chiến trường Ukraine cũng như ảnh hưởng đến chiến lược phòng thủ của NATO.
Việc Nga phát triển một loại tên lửa tầm trung với khả năng tấn công chính xác từ xa đặt ra thách thức không nhỏ đối với phương Tây. Liệu Mỹ và NATO có đáp trả bằng cách triển khai thêm các hệ thống phòng thủ hay tên lửa tầm trung tại châu Âu? Tất cả vẫn còn ở phía trước. (Nguồn ảnh: RIA Novosti, TASS, Wikipedia, Globallookpress)
Việc Nga phát triển một loại tên lửa tầm trung với khả năng tấn công chính xác từ xa đặt ra thách thức không nhỏ đối với phương Tây. Liệu Mỹ và NATO có đáp trả bằng cách triển khai thêm các hệ thống phòng thủ hay tên lửa tầm trung tại châu Âu? Tất cả vẫn còn ở phía trước. (Nguồn ảnh: RIA Novosti, TASS, Wikipedia, Globallookpress)
The Eurasian Times

GALLERY MỚI NHẤT