Tại sao tên lửa Iskander của Nga “vồ” được HIMARS khi đang cơ động?

Tại sao tên lửa Iskander của Nga “vồ” được HIMARS khi đang cơ động?

Tên lửa đạn đạo chiến thuật Iskander nổi tiếng là có khả năng tấn công nhanh, nhưng không thể theo kịp với mức độ cơ động của pháo phản lực HIMARS. Nhưng tại sao tên lửa Iskander lại “vồ” được HIMARS?

Thông tin về việc Quân đội Nga đã phá hủy thành công hệ thống pháo phản lực cơ động cao HIMARS mà Mỹ cung cấp cho Ukraine đã được cả 3 nước liên quan là Nga, Ukraine và Mỹ xác nhận.
Thông tin về việc Quân đội Nga đã phá hủy thành công hệ thống pháo phản lực cơ động cao HIMARS mà Mỹ cung cấp cho Ukraine đã được cả 3 nước liên quan là Nga, Ukraine và Mỹ xác nhận.
Điều thú vị là đây là lần đầu tiên các quốc gia này cùng xác nhận việc phá hủy HIMARS kể từ khi xung đột bắt đầu; khi trước đó, chỉ có Nga tuyên bố đã phá hủy nhiều  hệ thống HIMARS, nhưng không được Ukraine và Mỹ công nhận.
Điều thú vị là đây là lần đầu tiên các quốc gia này cùng xác nhận việc phá hủy HIMARS kể từ khi xung đột bắt đầu; khi trước đó, chỉ có Nga tuyên bố đã phá hủy nhiều hệ thống HIMARS, nhưng không được Ukraine và Mỹ công nhận.
Tuy nhiên chiến thuật mà Nga sử dụng để phá hủy HIMARS, đã đặt ra một loạt câu hỏi mới và những thắc mắc như vậy đang tỏ ra khá phổ biến ở Ukraine, với những lời kêu gọi tiến hành một cuộc điều tra chính thức, đang “vang vọng” khắp các hành lang quyền lực.
Tuy nhiên chiến thuật mà Nga sử dụng để phá hủy HIMARS, đã đặt ra một loạt câu hỏi mới và những thắc mắc như vậy đang tỏ ra khá phổ biến ở Ukraine, với những lời kêu gọi tiến hành một cuộc điều tra chính thức, đang “vang vọng” khắp các hành lang quyền lực.
Theo các nguồn tin của Ukraine, vũ khí được cho là Nga sử dụng để phá hủy hệ thống HIMARS chính là tên lửa đạn đạo chiến thuật phóng từ mặt đất Iskander. Giả thiết này đặt ra những lo ngại đặc biệt.
Theo các nguồn tin của Ukraine, vũ khí được cho là Nga sử dụng để phá hủy hệ thống HIMARS chính là tên lửa đạn đạo chiến thuật phóng từ mặt đất Iskander. Giả thiết này đặt ra những lo ngại đặc biệt.
Người kêu gọi điều tra vụ việc trên là ông Roman Kostenko, Thư ký Ủy ban Quốc hội Ukraine, phụ trách an ninh, quốc phòng và tình báo quốc gia. Luận điểm của ông xoay quanh khoảng thời gian cần thiết để tên lửa đạn đạo của Nga nhắm mục tiêu chính xác vào HIMARS.
Người kêu gọi điều tra vụ việc trên là ông Roman Kostenko, Thư ký Ủy ban Quốc hội Ukraine, phụ trách an ninh, quốc phòng và tình báo quốc gia. Luận điểm của ông xoay quanh khoảng thời gian cần thiết để tên lửa đạn đạo của Nga nhắm mục tiêu chính xác vào HIMARS.
Lý do đằng sau mối lo ngại của ông nằm ở tính cơ động của HIMARS – một bệ phóng tên lửa có tính cơ động cao, có thể phóng đạn và cơ động ngay lập tức khỏi trận địa, để di chuyển đến vị trí khác, nhằm tránh đối phương phản pháo.
Lý do đằng sau mối lo ngại của ông nằm ở tính cơ động của HIMARS – một bệ phóng tên lửa có tính cơ động cao, có thể phóng đạn và cơ động ngay lập tức khỏi trận địa, để di chuyển đến vị trí khác, nhằm tránh đối phương phản pháo.
“Việc chuẩn bị phóng đạn của hệ thống Iskander khá tốn thời gian… Tôi hy vọng phân tích của chuyên gia làm rõ tại sao điều này xảy ra - rõ ràng là HIMARS đã bắn từ một trận địa bí mật và đối phương đã phát hiện vị trí và theo dõi hoạt động của HIMARS”, ông Kostenko thông báo với truyền thông Ukraine.
“Việc chuẩn bị phóng đạn của hệ thống Iskander khá tốn thời gian… Tôi hy vọng phân tích của chuyên gia làm rõ tại sao điều này xảy ra - rõ ràng là HIMARS đã bắn từ một trận địa bí mật và đối phương đã phát hiện vị trí và theo dõi hoạt động của HIMARS”, ông Kostenko thông báo với truyền thông Ukraine.
Một cuộc điều tra kỹ lưỡng về vụ việc này là rất quan trọng, vì nó có khả năng khiến lợi thế của HIMARS bị đảo ngược. Bí mật của vấn đề không phải là về việc Iskander của Nga có thể nhắm mục tiêu HIMARS chính xác đến mức nào, mà là về thời gian?
Một cuộc điều tra kỹ lưỡng về vụ việc này là rất quan trọng, vì nó có khả năng khiến lợi thế của HIMARS bị đảo ngược. Bí mật của vấn đề không phải là về việc Iskander của Nga có thể nhắm mục tiêu HIMARS chính xác đến mức nào, mà là về thời gian?
Dù tên lửa Iskander có khả năng phóng đạn nhanh tới cỡ nào, thì thời gian tối thiểu cần thiết từ khi triển khai bệ phóng vào trận địa, đến khi đạn bay đến mục tiêu, ít nhất là mất 20 phút, thậm chí có thể kéo dài hàng giờ. Do vậy nhà chức trách Ukraine bắt phải làm sáng tỏ vụ việc.
tên lửa Iskander có khả năng phóng đạn nhanh tới cỡ nào, thì thời gian tối thiểu cần thiết từ khi triển khai bệ phóng vào trận địa, đến khi đạn bay đến mục tiêu, ít nhất là mất 20 phút, thậm chí có thể kéo dài hàng giờ. Do vậy nhà chức trách Ukraine bắt phải làm sáng tỏ vụ việc.
Việc xác định chính xác thời gian Nga ngắm và phóng tên lửa đạn đạo Iskander là thông tin mật - không phải thông tin có thể tìm thấy trên mạng và tất cả chỉ là phỏng đoán. Tuy nhiên, chúng ta có thể biết về quy trình phóng tên lửa đạn đạo thông qua những hiểu biết chung.
Việc xác định chính xác thời gian Nga ngắm và phóng tên lửa đạn đạo Iskander là thông tin mật - không phải thông tin có thể tìm thấy trên mạng và tất cả chỉ là phỏng đoán. Tuy nhiên, chúng ta có thể biết về quy trình phóng tên lửa đạn đạo thông qua những hiểu biết chung.
Hệ thống tên lửa Iskander, vốn nổi tiếng về tính cơ động và thời gian phản ứng nhanh, nhưng phải được cơ động đến trận địa phóng thích hợp sau khi mục tiêu được chọn và xác nhận. Thời gian di chuyển có thể thay đổi từ vài phút đến vài giờ, phụ thuộc nhiều vào khoảng cách đến trận địa phóng và điều kiện địa hình.
Hệ thống tên lửa Iskander, vốn nổi tiếng về tính cơ động và thời gian phản ứng nhanh, nhưng phải được cơ động đến trận địa phóng thích hợp sau khi mục tiêu được chọn và xác nhận. Thời gian di chuyển có thể thay đổi từ vài phút đến vài giờ, phụ thuộc nhiều vào khoảng cách đến trận địa phóng và điều kiện địa hình.
Khi đến trận địa phóng, kíp chiến đấu phóng tên lửa Iskander phải thực hiện kiểm tra điều kiện kỹ thuật của tên lửa, xác định các điều kiện khí tương, nạp tọa độ mục tiêu vào tên lửa. Bước này có thể mất vài phút hoặc kéo dài đến một giờ.
Khi đến trận địa phóng, kíp chiến đấu phóng tên lửa Iskander phải thực hiện kiểm tra điều kiện kỹ thuật của tên lửa, xác định các điều kiện khí tương, nạp tọa độ mục tiêu vào tên lửa. Bước này có thể mất vài phút hoặc kéo dài đến một giờ.
Sau khi hoàn thành mọi công tác chuẩn bị chiến đấu, lệnh phóng tên lửa có thể được phát ra; tên lửa rời bệ phóng, bay tới tọa độ mục tiêu đã định. Thời gian bay của tên lửa phụ thuộc vào khoảng cách đến mục tiêu, nhưng với tầm bắn tối đa 500km và tốc độ tối đa 6,7 Mach, Iskander có thể tiếp cận các mục tiêu xa nhất trong vòng chưa đầy 10 phút.
Sau khi hoàn thành mọi công tác chuẩn bị chiến đấu, lệnh phóng tên lửa có thể được phát ra; tên lửa rời bệ phóng, bay tới tọa độ mục tiêu đã định. Thời gian bay của tên lửa phụ thuộc vào khoảng cách đến mục tiêu, nhưng với tầm bắn tối đa 500km và tốc độ tối đa 6,7 Mach, Iskander có thể tiếp cận các mục tiêu xa nhất trong vòng chưa đầy 10 phút.
Theo một số phân tích, rất có thể Quân đội Nga đã có thông tin về hệ thống HIMARS xuất hiện trong khu vực và trận địa tên lửa Iskander đã bố trí sẵn sàng phóng đạn. Tọa độ HIMARS liên tục được UAV trinh sát của Nga cập nhật và truyền về sở chỉ huy của quân Nga theo thời gian thực.
Theo một số phân tích, rất có thể Quân đội Nga đã có thông tin về hệ thống HIMARS xuất hiện trong khu vực và trận địa tên lửa Iskander đã bố trí sẵn sàng phóng đạn. Tọa độ HIMARS liên tục được UAV trinh sát của Nga cập nhật và truyền về sở chỉ huy của quân Nga theo thời gian thực.
So với hệ thống tên lửa mặt đất Iskander của Nga, thì HIMARS thể hiện tính cơ động vượt trội do trọng lượng nhẹ hơn. Cho đến thời điểm này, các lực lượng Ukraine đã sử dụng HIMARS một cách hiệu quả. Quá trình này rất đơn giản: trước tiên kíp chiến đấu xác định tọa độ của mục tiêu, xác định trận địa phóng và tên lửa đã nạp đạn sẵn.
So với hệ thống tên lửa mặt đất Iskander của Nga, thì HIMARS thể hiện tính cơ động vượt trội do trọng lượng nhẹ hơn. Cho đến thời điểm này, các lực lượng Ukraine đã sử dụng HIMARS một cách hiệu quả. Quá trình này rất đơn giản: trước tiên kíp chiến đấu xác định tọa độ của mục tiêu, xác định trận địa phóng và tên lửa đã nạp đạn sẵn.
Sau khi cơ động vào trận địa phóng, khẩu đội HIMARS nhanh chóng lấy hướng bắn, sau đó phóng đạn và khẩn trương ngụy trang lại xe và nhanh chóng cơ động khỏi trận địa phóng, đến vị trí phía sau an toàn hơn để tái nạp đạn. Việc phóng đạn của HIMARS thường tiến hành vào ban đêm để giữ bí mật khi cơ động.
Sau khi cơ động vào trận địa phóng, khẩu đội HIMARS nhanh chóng lấy hướng bắn, sau đó phóng đạn và khẩn trương ngụy trang lại xe và nhanh chóng cơ động khỏi trận địa phóng, đến vị trí phía sau an toàn hơn để tái nạp đạn. Việc phóng đạn của HIMARS thường tiến hành vào ban đêm để giữ bí mật khi cơ động.
Như vậy, để tên lửa Iskander của Nga tấn công thành công HIMARS, thì họ phải tổ chức hệ thống trinh sát mặt đất và trên không rất tốt, thông tin được liên tục cập nhật theo thời gian thực. Điều này cho thấy Nga đã nâng cấp độ sâu trinh sát, đặc biệt là chỉ huy, dẫn đường và có thể tiêu diệt mục tiêu ngay khi phát hiện.
Như vậy, để tên lửa Iskander của Nga tấn công thành công HIMARS, thì họ phải tổ chức hệ thống trinh sát mặt đất và trên không rất tốt, thông tin được liên tục cập nhật theo thời gian thực. Điều này cho thấy Nga đã nâng cấp độ sâu trinh sát, đặc biệt là chỉ huy, dẫn đường và có thể tiêu diệt mục tiêu ngay khi phát hiện.
Theo thông tin về hệ thống HIMARS của Ukraine vừa bị phá hủy, nằm cách khu vực chiến tuyến 40 km; như vậy trận địa phóng của HIMARS hoàn toàn nằm trong tầm giám sát của các loại UAV trinh sát chiến thuật của Nga như Orlan-10 hay Orion.
Theo thông tin về hệ thống HIMARS của Ukraine vừa bị phá hủy, nằm cách khu vực chiến tuyến 40 km; như vậy trận địa phóng của HIMARS hoàn toàn nằm trong tầm giám sát của các loại UAV trinh sát chiến thuật của Nga như Orlan-10 hay Orion.
Với tầm bắn của tên lửa dẫn đường bằng vệ tinh M31 (loại tên lửa được Ukraine sử dụng nhiều nhất) có tầm bắn tối đa 80 km. Để đảm bảo mức chính xác, tên lửa thường phóng tối đa ở ¾ cự ly phóng tối đa; như vậy HIMARS thường bố trí trận địa phóng cách chiến tuyến từ 20-40 km; như vậy sẽ nằm trong tầm giám sát của UAV trinh sát Nga.
Với tầm bắn của tên lửa dẫn đường bằng vệ tinh M31 (loại tên lửa được Ukraine sử dụng nhiều nhất) có tầm bắn tối đa 80 km. Để đảm bảo mức chính xác, tên lửa thường phóng tối đa ở ¾ cự ly phóng tối đa; như vậy HIMARS thường bố trí trận địa phóng cách chiến tuyến từ 20-40 km; như vậy sẽ nằm trong tầm giám sát của UAV trinh sát Nga.
Việc Nga phá hủy bệ phóng tên lửa tầm xa HIMARS của Ukraine có thể thấy khả năng thu thập thông tin tình báo và khả năng tấn công nhanh trên mặt trận của quân đội Nga đã được cải thiện đáng kể và có thể họ sẽ dần loại bỏ được “hung thần” này của Ukraine trên chiến trường (Nguồn ảnh: CNN, Topwar, RIA Novosti).
Việc Nga phá hủy bệ phóng tên lửa tầm xa HIMARS của Ukraine có thể thấy khả năng thu thập thông tin tình báo và khả năng tấn công nhanh trên mặt trận của quân đội Nga đã được cải thiện đáng kể và có thể họ sẽ dần loại bỏ được “hung thần” này của Ukraine trên chiến trường (Nguồn ảnh: CNN, Topwar, RIA Novosti).

GALLERY MỚI NHẤT