Này anh đẹp trai, sao anh nỡ đi vào làn xe buýt nhanh?

(Kiến Thức) - Người đi ô tô cá nhân tôi nghĩ họ phải lịch sự lắm, bởi chắc chắn họ phải là người có tiền, có địa vị và học thức ở mức độ nào đó.

Này anh đẹp trai, sao anh nỡ đi vào làn xe buýt nhanh?
Vì theo quan niệm của những kẻ bình dân như tôi, những ai đi ô tô riêng đều là những người làm ăn phát đạt, những ông sếp công ty này công ty nọ, thì chắc họ cũng phải làm gương cho nhân viên và mọi người xung quanh mình noi theo chứ?
Ấy vậy mà chiều về trên phố, dòng xe đang lao như điện thì bác tài phanh đánh kẹt. Vâng, chuyến xe buýt nhanh của tôi vừa phanh gấp vì "cụ" ô tô đằng trước vừa lấn làn một cách cực kỳ vô ý thức.
Cú lấn làn khiến tôi suýt nữa bị chửi là đồ... dê xồm vì lỡ chặt ôm eo cô em cực xinh đứng phía trước khi đang chờ xuống xe.
Nói tếu vậy thôi chứ thực lòng tôi cảm thấy hình như ở Việt Nam những anh nào càng đi ô tô đẹp lại càng là người người sai làn nhiều nhất. Bởi tôi để ý cái làn buýt nhanh trên đường tôi về, cứ một đoạn, một đoạn nhỏ lại có vài anh camri lấn làn mạnh bạo. Bác tài có tuýt đến cháy còi thì anh ô tô đằng trước vẫn "cứ đường nhà bố kệ bố, bố đi chứ mày là gì mà bố phải tránh?".
Nay anh dep trai, sao anh no di vao lan xe buyt nhanh?
Ảnh minh họa: Zing.vn
Cái văn hóa "mạnh ai nấy đi" này nghe nhiều rồi, nói nhiều rồi nhưng trước đây thường chỉ là mấy anh xe máy thôi. Sao giờ nó lại lấn sang cả những người trí thức và thành đạt ấy thế nhỉ?
Lạ quá, lạ lắm, văn hóa lùn giờ nó lại bị lây lan rồi sao? Tôi nhớ lời bố căn dặn "con ạ, mình nghèo nhưng nhân cách mình phải sáng, mình đói nhưng văn hóa mình phải no, đừng như những kẻ côn đồ đi đâu cũng là nhà, đi đâu cũng là sân con ạ". Bố tôi vẫn dặn tôi như thế, nên dù nghèo dù đói tôi cũng luôn giữ lấy cái đạo nghĩa, gia phong, cái văn hóa lịch sự trước tất thảy.
Nhưng chính điều này khiến tôi có cảm giác mình đã trở thành một kẻ lạc lõng trước thời cuộc.
Bởi tôi thấy văn hóa thời nay nó rất khác với những gì bố tôi thường dạy, vốn được truyền lại qua rất nhiều thế hệ, từ những bài học vỡ lòng như "giấy rách phải giữ lấy lề".
Nhưng tôi tự nhủ, bất luận điều gì xảy ra, tôi cứ phải giữ cho mình cái văn hóa "nhà quê" ấy, và sẽ lại dạy cho con mình hiểu khi nào nó đủ lớn.
Con ạ, hãy giữ cho được lòng tự trọng, đừng nhăm nhe đường nào cũng là đường của mình, thích tạt đâu thì tạt như nhiều cậu thanh niên đi ô tô sang đẹp bây giờ con nhé...
Theo quy định, tại làn đường dành cho xe buýt nhanh đều có biển cảnh báo, phía dưới có vạch sơn kẻ đường. Trong trường hợp xảy ra ùn tắc, người điều khiển giao thông có quyền cho các phương tiện đi vào làn xe buýt nhanh để giải tỏa ùn tắc, giảm áp lực giao thông.
Tuy nhiên khi hai làn bên cạnh làn xe buýt nhanh thông thoáng mà các phương tiện vẫn cố tình đi vào làn xe buýt nhanh thì sẽ bị cảnh sát giao thông xử phạt. Tại các nút giao, nhà chờ đều có lắp hệ thống camera giám sát, lực lượng chức năng sẽ căn cứ hình ảnh ghi lại để phạt nguội.
Theo Nghị định 46, nếu người điều khiển ôtô chạy vào đường cấm, đường ngược chiều, chạy sai làn, trên vỉa hè sẽ bị phạt từ 800.000 đến 1.200.000 đồng.

Khám phá di tích lịch sử nổi tiếng nhất Vĩnh Long

(Kiến Thức) - Mang danh nghĩa tôn vinh Nho giáo, Văn Thánh Miếu Vĩnh Long thực chất là điểm hoạt động văn hóa đề cao các bậc tiền hiền và giáo dục lòng yêu nước.

Khám phá di tích lịch sử nổi tiếng nhất Vĩnh Long
Kham pha di tich lich su noi tieng nhat Vinh Long
Nằm ở phường 4, thành phố Vĩnh Long, Văn Thánh Miếu Vĩnh Long là một trong ba Văn Thánh Miếu của vùng Nam Bộ, được nhà Nguyễn xây dựng nhằm đề cao Nho giáo.

Ảnh để đời về miền Tây Nam Bộ 10 năm trước (2)

(Kiến Thức) - Nông dân Gò Công bắt ếch, rừng dừa nước sông Tiền, chợ búa ở Châu Đốc... là loạt ảnh khó quên về miền Tây Nam Bộ năm 2007 của Ian Berry.

Ảnh để đời về miền Tây Nam Bộ 10 năm trước (2)
Anh de doi ve mien Tay Nam Bo 10 nam truoc (2)
Những người nông dân gặt lúa ở cánh đồng ở Gò Công, trên đường đi Mỹ Tho, Tiền Giang, miền Tây Nam Bộ năm 2007. Ảnh: Ian Berry/ Magnum Photos.

Số phận trái ngược của ba tòa Văn miếu đất Nam Bộ

(Kiến Thức) - Vùng đất Nam Bộ ngày nay còn tồn tại ba tòa Văn miếu, nằm ở các tỉnh Vĩnh Long, Đồng Tháp và Đồng Nai. Số phận các công trình này ra sao?

Số phận trái ngược của ba tòa Văn miếu đất Nam Bộ
So phan trai nguoc cua ba toa Van mieu dat Nam Bo
Nằm ở phường 4, thành phố Vĩnh Long, Văn Thánh Miếu Vĩnh Long  được nhà Nguyễn xây dựng từ năm  1864-1866 nhằm đề cao Nho giáo. Tuy vậy, sau khi khánh thành, tòa Văn miếu này đã trở thành điểm hoạt động văn hóa đề cao các bậc tiền hiền và giáo dục lòng yêu nước.

Đọc nhiều nhất

Cán bộ Kiểm sát hát karaoke “ôm”, lãnh đạo Thi hành án nghi vào nhà nghỉ... hiểu luật vi phạm, xử sao cho đáng?

Cán bộ Kiểm sát hát karaoke “ôm”, lãnh đạo Thi hành án nghi vào nhà nghỉ... hiểu luật vi phạm, xử sao cho đáng?

(Kiến Thức) - Hai vụ việc mới đây liên quan đến cán bộ Viện Kiểm sát huyện đi hát karaoke "ôm", và clip quan hệ trong nhà nghỉ nghi là lãnh đạo ngành Thi hành án Hậu Giang khiến dư luận lắc đầu ngán ngẩm khi những người làm luật lại vi phạm luật, quy định ngành và cả đạo đức.
3 cán bộ vỡ nợ: Trách nhiệm Sacombank thế nào?

3 cán bộ vỡ nợ: Trách nhiệm Sacombank thế nào?

Liên quan đến 3 cán bộ Sacombank vỡ nợ, các luật sư cho rằng, nếu 3 cán bộ này lợi dụng chức vụ và uy tín của ngân hàng, chiếm dụng tiền của khách hàng thì Sacombank phải có trách nhiệm bồi thường cho khách hàng.
"Ổ dịch" Covid-19 Bệnh viện Bạch Mai: "Dập dịch" thế nào hiệu quả?

"Ổ dịch" Covid-19 Bệnh viện Bạch Mai: "Dập dịch" thế nào hiệu quả?

(Kiến Thức) - BV Bạch Mai có 5 trường hợp dương tính Covid-19 và đang có dấu hiệu lây chéo. Trong khi đó, lượng người ra vào viện mỗi ngày lên tới 6.000-8.000 vào khám bệnh, hiện nay khoảng 3.000-3.500 người. Dư luận cho rằng, cần có biện pháp mạnh để kiểm soát dịch bệnh, thậm chí phong tỏa bệnh viện để không gây bùng dịch.

Tin mới