NASA phát hiện hệ sao thần kỳ chứa lỗ đen cực lớn

Các nhà thiên văn học đã tìm thấy một hệ sao nhỏ chứa lỗ đen cực lớn mà đến nay vẫn chưa thể giải thích được bằng nguyên lý lỗ đen bởi theo nguyên lý hiện tượng trên là sai.

NASA phát hiện hệ sao thần kỳ chứa lỗ đen cực lớn
Cục hàng không vũ trụ quốc gia Mỹ (NASA) cho biết, trong lúc các nhà khoa học đang quan sát sự hội tụ của hệ sao đã phát hiện ra một hiện tượng thiên văn học thần kỳ của hệ sao nhỏ chứa lỗ đen cực lớn.
Đây là hệ sao được mang tên Was 49. Hệ sao này hình thành từ hệ sao lớn Was 49a và hệ sao ngắn Was 49b (hệ sao nhỏ). Hệ sao ngắn Was 49b di chuyển xung quanh hệ sao lớn Was 49a.
NASA phat hien he sao than ky chua lo den cuc lon
Các nhà khoa học tham gia vào các mô hình lỗ đen phát xạ nguồn năng lượng mạnh. 
Các nhà khoa học cho rằng, hệ sao ngắn Was 49b cách trung tâm của hệ sao lớn Was 49a khoảng 26.000 năm ánh sáng. Mặc dù thể tích của nó nhỏ nhưng lại có thể phát ra tia X cực lớn. Vì vậy nó thu hút được sự chú ý.
Các nhà khoa học tiên đoán, hệ sao Was 49b mặc dù nhỏ nhưng chắc phải chứa một lỗ đen siêu lớn, nếu không sẽ không thể giải thích nổi.
Nhà thiên văn học Nathan Secrest nói “Đây là sự hợp nhất rất đặc biệt của hệ sao, nó trái với nguyên lý hợp nhất hệ sao mà chúng ta từng biết”.
Các nhà khoa học sử dụng các công cụ quan sát như kính viễn vọng quang phổ hạt nhân NuSTAR , kính thiên văn Không gian X-quang Chandra, vệ tinh Swift để xác định kích thước của Was 49a và Was 49b.
Kết quả quan sát của NuSTAR và Kính thiên văn Sloan cho thấy lỗ đen siêu to chiếm 2% khối lượng hệ sao Was 49b, và bằng vài trăm lần khối lượng lỗ đen bình thường khác trong hệ sao cùng loại.
Scorsley nói: "Vì vậy, chúng tôi không nghĩ tới trong hệ sao ngắn lại có lỗ đen siêu lớn như vậy”. Hơn nữa, những biểu hiện khác của hai hệ sao này cũng ngoài tưởng tượng. Các nhà khoa học từng nghĩ rằng, khi hai hệ sao hội tụ, hệ sao lớn thường linh hoạt, phát ra nhiều ánh sáng mạnh hơn. Nhưng hiện tượng quan sát được của hệ sao Was 49 lại trái ngược hoàn toàn với lý thuyết trước đây. Hệ sao ngắn Was 49b lại biểu hiện linh hoạt hơn, trong khi đó hệ sao lớn Was 49a lại trở nên tương đối an tĩnh.
NASA phat hien he sao than ky chua lo den cuc lon-Hinh-2
Kính viễn vọng Không gian Hubble quan sát một cảnh hai hệ sao va chạm. 
Hiện các nhà khoa học đang tìm kiếm nhiều giải thích hợp lý, tất cả đều không thể giải thích tại sao hệ sao nhỏ tại sao lại chứa một hố đen siêu lớn như vậy. Nhưng họ thực sự thấy đây là một hiện tượng không thể nào lý giải được.
Nhà khoa học Scorsley cho biết, phát hiện này có ý nghĩa cực kỳ quan trọng để các nhà khoa học biết đến hiện tượng lỗ đen siêu lớn mới này.

Kinh khiếp lỗ đen "ăn thịt" sao suốt hơn 10 năm không nghỉ

(Kiến Thức) - Mới đây, một lỗ đen nuốt chửng sao suốt 10 năm không ngừng nghỉ vừa được tìm thấy.

Kinh khiếp lỗ đen "ăn thịt" sao suốt hơn 10 năm không nghỉ
Kinh khiep lo den
Các nhà khoa học thuộc Đài quan sát Chandra X-ray của NASA và vệ tinh Swift vừa công bố thông tin về một lỗ đen nuốt chửng sao không ngừng nghỉ suốt hơn 10 năm có tên khoa học là  XJ1500 + 0154 cách Trái đất chúng ta tới 1,8 tỷ năm ánh sáng. Nguồn ảnh: Google.

Cận cảnh "ăn thịt" sao kỳ quái của lỗ đen IRAS 13224-3809

(Kiến Thức) - Lỗ đen IRAS 13224-3809 trở thành lỗ đen kỳ lạ nhất vừa được các nhà khoa học phát hiện.

Cận cảnh "ăn thịt" sao kỳ quái của lỗ đen IRAS 13224-3809
Can canh
Đối tượng thiên văn mới nhất mà chúng tôi muốn nhắc tới trong bài viết này đó chính là lỗ đen IRAS 13224-3809 do Cơ quan Vũ trụ Châu Âu trực tiếp phát hiện. Nguồn ảnh: Phys.

Lỗ đen “khủng” trong Dải Ngân hà gây xôn xao

(Kiến Thức) - Lỗ đen "khủng" vừa công bố nhận được sự quan tâm của giới khoa học.

Lỗ đen “khủng” trong Dải Ngân hà gây xôn xao
Cụ thể, Kính thiên văn Event Horizon sẽ bắt tay cùng bốn Kính thiên văn lớn nhất trên thế giới sẽ đồng loạt quan sát lỗ đen "khủng" nằm trong Dải Ngân hà có tên khoa học là Sagittarius A. 
Sự kiện này bắt đầu từ 6/4 và sẽ kết thúc vào ngày 14/4/2017.

Đọc nhiều nhất

Tin mới