Thời cổ đại, bất kể là tiểu thư con quan, quý nữ nhà giàu hay dân thường, phụ nữ đều có địa vị rất thấp, không thể làm chủ vận mệnh của mình.
Chiến tranh đến rồi đi, kẻ mạnh sẽ là kẻ chiến thắng. Người thắng thường giết chết hết nam nhân, nhưng nữ nhân sẽ để lại, đặc biệt là mỹ nhân, luôn được chú ý, ưu ái hơn những người khác. Nói cách khác, mỹ nhân cùng vàng bạc châu báu, dê bò lương thực như nhau, bị xem như chiến lợi phẩm, bị vơ vét không sót chút gì.
Ảnh minh họa. |
Ngày đó vong quốc, Hoa Nhị phu nhân còn gọi Từ Tuệ phi, đang là đệ nhất sủng phi của Hậu Thục Hậu chủ Mạnh Sưởng, đột nhiên trở thành nô lệ, buộc phải theo Mạnh Sưởng đến Biện Kinh quy phục nhà Tống.
Chẳng bao lâu sau, Mạnh Sưởng đột ngột qua đời, Hoa Nhị phu nhân với sắc diễm lệ lạ thường, lại thêm tài năng về thi ca, văn chương, ăn nói, đã lọt vào mắt xanh của Tống Thái Tổ Triệu Khuông Dận.
Một thời gian ngắn sau cái chết của Mạnh Sưởng, Hoa Nhị phu nhân được nạp vào làm phi của Tống Thái Tổ. Say mê nhan sắc, tài năng của mỹ nhân, Tống Thái Tổ ngày đêm sủng ái, yêu chiều Hoa Nhị phu nhân.
Nắm bắt lấy cơ hội, mỹ nhân sắc nước hương trời họ Từ trổ hết tài năng phụng bồi, hầu hạ vị hoàng đế khai quốc nhà Tống, cuộc sống của nàng từ đó có thể coi là vô cùng sung sướng, muốn gì được nấy, cực kỳ vừa lòng.
Thế nhưng, Hoa Nhị phu nhân lại không biết đủ. Tự cho là thông minh, biết tính toán, Hoa Nhị phu nhân bước chân lên con đường gai góc bi thảm không có đường lùi. Vì nàng và Tống Thái Tổ không có con, để củng cố địa vị của mình, Hoa Nhị phu nhân quyết định nhúng tay vào chuyện Tống Thái Tổ lập Thái tử.
Nàng đã tự tay vẽ ảnh của chồng và thờ cúng không ngờ bị thái tổ bắt gặp nên đã nhanh trí nói dối đây là ảnh Trương Tiên, chỉ có cầu Trương Tiên mới có con. Chuyện này lan ra, các phi tần trong cung đều đến cung của Hoa Nhị dâng hương và quỳ lạy trước ảnh của Mạnh Sưởng với hi vọng có thể sinh được hoàng tử và hưởng phú quý. Thậm chí khi chuyện lan ra ngoài nhân gian, có rất nhiều phụ nữ cũng vẽ tranh, đốt hương quỳ lạy "Trương Tiên" để cầu tự.
Điều này khiến Tấn vương Triệu Quang Nghĩa vô cùng phật ý. Chàng là vị hoàng tử đa mưu túc trí lại có tài năng quân sự. Trước nay, Triệu Quang Nghĩa vẫn luôn cảm thấy, sau khi phụ hoàng qua đời, vị trí hoàng đế chắc chắn sẽ thuộc về mình. Chuyện Hoa Nhị phu nhân nhúng tay vào lập Thái tử (trữ quân), Triệu Quang Nghĩa cực kỳ ghi hận, quyết định tìm cách trừ khử nàng.
Trong một lần đi săn, Triệu Quang Nghĩa lấy lý do trượt tay bắn lệch, mũi tên găm thẳng vào tim Hoa Nhị phu nhân, giết chết nàng.
Mà cũng kỳ lạ, mỹ nhân trong lòng bị bắn chết, Tống Thái Tổ cũng không hề tính toán truy cứu thêm chuyện này, thậm chí còn không tỏ ra đau buồn, luyến tiếc. Cứ như vậy, Hoa Nhị phu nhân chết đi một cách không rõ ràng, rất thảm, kết thúc cuộc đời của một hồng nhan.