Hoàng đế Trung Hoa tuyển phi tần dựa trên 3 tiêu chuẩn nào?

Đây là 3 tiêu chuẩn cơ bản nhất và quan trọng nhất khi Hoàng đế Trung hoa áp dụng vào các cuộc tuyển chọn phi tần.

Hoàng đế Trung Hoa tuyển phi tần dựa trên 3 tiêu chuẩn nào?
Vào thời cổ đại, có thể nói mục đích lớn nhất trong đời của rất nhiều người phụ nữ là được nhập cung và trở thành phi tử của Hoàng đế Trung Hoa. Tuy nhiên, để trở thành phi tần là điều không hề dễ dàng, phải đáp ứng đủ 3 tiêu chuẩn lớn dưới đây.
Đầu tiên là bối cảnh xuất thân, tiêu chuẩn này là cơ bản nhất. Trước thời nhà Minh, hầu hết các phi tần trong hậu cung đều là con gái của vương công đại thần, những người phụ nữ bình thường vốn dĩ không có cơ hội "trèo cao". 
Thậm chí, nếu một vị Hoàng đế nào đó đột nhiên sủng hạnh một cô gái xuất thân dân gian thì người đó cũng không đủ tư cách để bước vào hậu cung và trở thành phi tần cao quý.
Tuy nhiên cũng có ngoại lệ, chẳng hạn như Chu Nguyên Chương, tức Minh Thái Tổ, luôn e sợ các đại thần dựa vào phi tần trong cung mà kiểm soát triều chính.
Có lẽ vì thế nên ông thường tuyển chọn phi tử từ dân gian. Tuy nói là chọn từ dân gian nhưng thấp nhất cũng là con gái của các quan lại địa phương.
Thậm chí, ngay cả một nữ nhân vô cùng diễm lệ nhưng không may có xuất thân không tốt thì cơ hội được bước vào hoàng cung gần như là số 0.
Xuất thân đồng nghĩa với cuộc đời người cha, nếu người cha đã từng phạm tội thì xem như con gái sẽ không thể trở thành phi tử của Hoàng đế.
Hoang de Trung Hoa tuyen phi tan dua tren 3 tieu chuan nao?
Ảnh minh họa. 

Tiêu chuẩn thứ 2 là phẩm chất đạo đức và tài năng học vấn. Nói cho cùng, cái gọi là phi tử cũng chỉ là ám chỉ những người có thể lấy lòng Hoàng đế. Và muốn lấy lòng Hoàng đế thì ít nhất cũng phải có tài hoa.

Các nữ nhân ngày xưa luôn phải thông thạo cầm kỳ thi họa, nếu chỉ có tướng mạo xinh đẹp mà không có tài nghệ thì cũng khó có thể trở thành phi tần. Mà nếu có cơ hội thì cũng khó có được địa vị cao trong hậu cung.

Về vấn đề này thì rất nhiều nữ nhân thường dân bị loại. Ngoại hình có thể do di truyền từ trưởng bối nhưng cầm kỳ thi họa không phải là thứ mà những đứa bé nghèo khó có cơ hội học được.

Còn con gái gia đình quan lớn đều có lợi thế về mặt này, từ lúc còn bé học sẽ được dạy dỗ cẩn thận để có thể thông thạo nhiều kĩ năng.

Phẩm hạnh cũng là một tiêu chuẩn để tuyển chọn phi tần. Một cô gái có nhân phẩm quá kém thì không thể trở thành phi tử được.

Trong các đợt tuyển tú nữ sẽ có người chuyên trách kiểm tra kĩ lưỡng khía cạnh này. Tiêu chuẩn thứ 2 đã loại đi không ít nữ nhân muốn bước vào hậu cung.

Hoang de Trung Hoa tuyen phi tan dua tren 3 tieu chuan nao?-Hinh-2
Ảnh minh họa. 
 
Tiêu chuẩn cuối cùng chính là thân thể tướng mạo. Xét đến thân thể, nếu có khiếm khuyết bất kỳ bộ phận nào cũng sẽ bị loại khỏi kỳ tuyển tú ngay tức khắc.
Cơ thể tỏa ra mùi hôi, hôi miệng, răng đen, răng vàng,... đều không được chấp nhận. Đặc biệt, làn da trắng là yêu cầu được quan tâm nhất nhì trong rất nhiều triều đại phong kiến Trung Hoa.
Ngoài ra, mỗi triều đại còn có những yêu cầu riêng và một số điều cực kỳ khắc khe như chiều cao cơ thể và chiều dài đôi chân.
Về tướng mạo, các nữ nhân phải có nhan sắc xuất chúng, ngũ quan ngay ngắn, tóc phải dài và đen nhánh.
Trong chiều dài lịch sử Trung Hoa, có rất ít phi tần xấu xí. Nhưng Giả Nam Phong là một ngoại lệ, bà là Hoàng hậu dưới triều Tấn Huệ, đã thao túng triều đình dẫn đến loạn bát vương kéo dài 16 năm.
Với một số chi tiết khác, mỗi triều đại có 1 yêu cầu khác nhau. Ví dụ như có một số triều đại yêu cầu bàn chân nhỏ, một số thời kỳ lại tuyển chọn nữ có vòng eo quá lớn. Tuổi tác cũng là tiêu chuẩn khác nhau ở từng thời điểm lịch sử.

Đại dịch cúm càn quét toàn cầu năm 1918 khủng khiếp thế nào?

(Kiến Thức) - Đại dịch cúm Tây Ban Nha năm 1918 xảy ra trên quy mô toàn cầu, không chỉ ở châu Âu mà còn ở cả Mỹ, châu Á... Theo ước tính, đại dịch này đã khiến 20 - 50 triệu người thiệt mạng trong tổng số khoảng 500 triệu ca nhiễm bệnh.

Đại dịch cúm càn quét toàn cầu năm 1918 khủng khiếp thế nào?
Đại dịch cúm Tây Ban Nha năm 1918 là một trong những dịch bệnh khủng khiếp nhất mà con người từng đối mặt. Theo ước tính, khoảng 500 triệu người trên thế giới (gần 1/3 dân số thế giới thời điểm ấy) trở thành nạn nhân đại dịch cúm nguy hiểm trên.
 Đại dịch cúm Tây Ban Nha năm 1918 là một trong những dịch bệnh khủng khiếp nhất mà con người từng đối mặt. Theo ước tính, khoảng 500 triệu người trên thế giới (gần 1/3 dân số thế giới thời điểm ấy) trở thành nạn nhân đại dịch cúm nguy hiểm trên.

Giật mình độc chiêu phòng chống đại dịch cúm của người xưa

(Kiến Thức) - Nửa đầu thế kỷ 20, thế giới đối mặt với đại dịch cúm Tây Ban Nha tồi tệ khi khiến 500 triệu người nhiễm bệnh. Trước diễn biến nghiêm trọng của dịch bệnh, người xưa có một số cách phòng chống căn bệnh nguy hiểm này.

Giật mình độc chiêu phòng chống đại dịch cúm của người xưa
Giat minh doc chieu phong chong dai dich cum cua nguoi xua
 Đại dịch cúm Tây Ban Nha diễn ra từ năm 1918 - 1919 được đánh giá là dịch cúm tồi tệ nhất trong lịch sử khi khiến 1/3 dân số thế giới (tức khoảng 500 triệu người) nhiễm bệnh. Trong đó, khoảng 50 triệu người tử vong. Trong ảnh là những bé trai đeo trên cổ một túi nhỏ chứa long não bên trong để phòng chống dịch cúm.

Mỹ xử lý thi thể người chết vì đại dịch cúm 1918 thế nào?

(Kiến Thức) - Từ năm 1918 - 1920, nhiều nước trên thế giới, trong đó có Mỹ đối mặt với đại dịch cúm Tây Ban Nha cướp đi mạng sống của khoảng 50 triệu người. Riêng Mỹ, số nạn nhân tử vong vì đại dịch là 675.000 người. Chính phủ Mỹ lo hậu sự thế nào cho những bệnh nhân tử vong?

Mỹ xử lý thi thể người chết vì đại dịch cúm 1918 thế nào?
My xu ly thi the nguoi chet vi dai dich cum 1918 the nao?
 Đại dịch cúm Tây Ban Nha càn quét và lan rộng ra nhiều nước trên thế giới trong thời gian từ năm 1918 - 1920. Theo thống kê, đại dịch cúm Tây Ban Nha cướp đi sinh mạng của khoảng 50 triệu người dân trên thế giới. 

Đọc nhiều nhất

Tin mới