Món ngon bổ dưỡng, chữa bệnh từ vừng

(Kiến Thức) - Vừng rất bổ, cực tốt đối với người sức yếu đang cần bồi dưỡng. Bạn có thể chế biến một số món ăn từ vừng để bồi bổ và chữa bệnh.

Món ngon bổ dưỡng, chữa bệnh từ vừng
Vừng chứa nhiều omega – 3. Omega – 3 giúp giảm cholesterol, hạ huyết áp và cải thiện chức năng nhận thức. Vừng là thực phẩm tốt với người bị bệnh tim mạch.
Hạt vừng chứa các hợp chất sesamin và sesamolin, có thể giúp hạ huyết áp và bảo vệ gan. Các chất xơ trong vừng có thể giúp ngăn ngừa táo bón. Hạt vừng là một nguồn cung cấp vitamin E. Chúng cũng chứa vitamin B1, sắt, magiê và các khoáng chất khác. Đặc biệt, hàm lượng vitamin E trong hạt vừng rất lớn, đứng hàng đầu trong các loại thực phẩm. 
Trong 100g vừng đen có tới 5,14mg vitamin E. Vitamin E có tác dụng chống oxy hóa, ngăn chặn sự phá hủy tế bào của các gốc tự do, cải thiện tuần hoàn máu, phòng trị bệnh xơ vữa động mạch và tai biến mạch máu não, làm chậm quá trình lão suy, tăng cường sự phân tiết của tuyến sinh dục và dịch vị, điều hòa trung khu thần kinh, dự phòng bệnh đục thủy tinh thể và thoái hóa điểm vàng.
Mon ngon bo duong, chũa bẹnh tu vung
 
Đông y coi vừng đen là một vị thuốc bổ, có vị ngọt, tính bình, tác dụng  đại bổ can thận, chống lão suy, làm đen râu tóc, sáng mắt... Nó thường được dùng chữa các chứng suy nhược như tóc bạc sớm, huyễn vận (hoa mắt chóng mặt do duy nhược), lưng gối đau mỏi, táo bón...
Vừng có thể giúp hạ huyết áp. Các nhà nghiên cứu cho thấy, người có huyết áp cao sử dụng 35g dầu vừng mỗi ngày (không sử dụng các loại dầu khác) thì sau 45 ngày sẽ giảm huyết áp xuống mức bình thường.
Vừng cũng có thể trì hoãn hoặc giảm bớt những tác hại của bệnh Alzheimer. Ăn hạt vừng giúp giảm đáng kể những tổn hại và suy thoái thần kinh trong não.
Cháo vừng: Vừng đen 6g, sao thơm để riêng. Gạo tẻ 30g, cho vào nồi thêm nước nấu thành cháo. Khi cháo chín cho vừng vào khuấy đều, thêm chút đường cho vừa khẩu vị. Dùng làm món ăn điểm tâm buổi sáng, có tác dụng bổ ngũ tạng, mạnh gân cốt, nhuận tràng và bổ sung vitamin E cho cơ thể.
Vừng đen ngó sen: Vừng đen, bột ngó sen, gạo tẻ, củ mài, đường kính trắng, tất cả liều lượng bằng nhau. Vừng đen, gạo tẻ và củ mài sao riêng cho chín, sau đó tán thành bột mịn; cuối cùng trộn đều với bột ngó sen và đường kính, cất vào lọ nút kín dùng dần. Mỗi lần uống khoảng 30 – 40g bột thuốc, hòa vào nước sôi như pha sữa bột. Bột này có tác dụng bổ dưỡng cả về trí lực và thể lực đối với người già và trẻ nhỏ.
Canh vừng giấm trứng gà: Vừng đen 30g, giấm ăn 30g, thêm lòng trắng một quả trứng gà, nấu thành món canh, ngày ăn 2 lần. Có tác dụng chữa tăng huyết áp và làm giảm cholesterol trong máu.

Mục sở thị từng bước làm chè trôi nước vừng đen

(Kiến Thức) - Bên cạnh bánh trôi, chay, trôi mùa đông hãy ra tăng sự phong phú của các loại chè nóng truyền thống bằng chè trôi nước vừng đen thơm ngon hấp dẫn.

Mục sở thị từng bước làm chè trôi nước vừng đen
 
Cần chuẩn bị đủ nguyên liệu gồm: vừng đen, lạc, đường, mứt bí, bột nếp, gừng, bơ tan.
 Cần chuẩn bị đủ nguyên liệu gồm: vừng đen, lạc, đường, mứt bí, bột nếp, gừng, bơ tan.

Bánh vừng đen chữa tiểu đường

(Kiến Thức) - Bài bánh hoa hòe, đậu phụ, vừng đen là một trong các phương thức dùng hoa trị liệu tiểu đường của Đông y.

Bánh vừng đen chữa tiểu đường
Hỏi: Mẹ tôi bị bệnh tiểu đường, có người mách làm bánh hoa hòe vừng đen sẽ giúp cải thiện bệnh nhưng tôi không biết cách chế và tác dụng thực sự của nó? - Lê Hồng Minh (Phú Xuyên).
Ảnh minh họa.
Ảnh minh họa. 

Xem gấu chó sướng ngây ngất khi được thả tự do

(Kiến Thức) - Được thả về với thiên nhiên hoang dã, chú gấu chó con không giấu được vẻ mừng vui khôn xiết.

Xem gấu chó sướng ngây ngất khi được thả tự do
Chân dung Kala – chú gấu chó nhỏ đáng ngưỡng mộ nhất mới được thả tự do, trở về với thiên nhiên.
 Chân dung Kala – chú gấu chó nhỏ đáng ngưỡng mộ nhất mới được thả tự do, trở về với thiên nhiên.

Đọc nhiều nhất

Tin mới