Thời tiết giao mùa có những thay đổi đột ngột con người dễ mắc các bệnh mạn tính. Do vậy, chúng ta nên sử dụng các món ăn bổ dưỡng thích hợp nhằm tăng cường thể chất, phòng ngừa bệnh tật, có lợi cho sức khoẻ.
Sau đây xin giới thiệu một số món ăn bổ dưỡng:
Canh gà: Theo quan niệm của y học cổ truyền, món canh gà dùng để bồi bổ cơ thể. Các nhà chuyên môn cho rằng canh gà - nhất là gà mái - có những thành phần dinh dưỡng đặc thù, có thể làm cho máu của niêm mạc hầu họng và phế quản tuần hoàn, tăng bài tiết các chất dịch, tẩy sạch virut đường hô hấp kịp thời, có hiệu quả phòng trị đối với bệnh cảm cúm, viêm phế quản...
Canh hoa bách hợp, nhân sen với thịt nạc: Căn cứ tình trạng sức khỏe mỗi người về béo gầy, tuổi tác để chọn đúng tỷ lệ hoa bách hợp, nhân hạt sen, thịt nạc (mỗi thứ chừng 30 - 100g) sao cho phù hợp để nấu món canh. Cứ cách một đến hai ngày nấu ăn một lần giúp bổ tì vị. Món canh này rất có lợi đối với người có triệu chứng về hệ thần kinh.
Canh nấm: Trong canh nấm chứa nhiều chất dinh dưỡng như Fe, Mg, vitamin nhóm B..., rất nhiều loại nấm còn chứa một số hoạt chất sinh học, giúp tăng cường sức miễn dịch cơ thể. Chẳng hạn nấm hương, nấm đông cô, không chỉ có vị thơm ngon, mà còn là thức ăn phù hợp cho người thiếu máu do thiếu sắt, bệnh còi xương ở trẻ em...
Canh cá chép đậu đỏ: Lấy chừng 500g cá chép tươi, 100g đậu đỏ hạt nhỏ cho cùng lượng phù hợp gừng, vỏ quýt nấu canh, mỗi tuần nấu ăn hai ba lần. Ăn nhiều sẽ khắc phục được căn bệnh suy nhược cơ thể, suy thận, bí tiểu...
Bồ câu trắng: Chọn con bồ câu trắng mới nở, vặt sạch lông, cho vào ba kích thiên, hoài sơn, câu quất, mỗi thứ 15 - 20g, cho nước lã vào đun ninh nhừ. Mỗi tuần làm một hai bữa, ăn vào sẽ khỏe mạnh. Lưu ý món thức ăn thuốc này thường háo, người có tính nhiệt, thận có vấn đề không nên dùng.
Mật ong: Trong y học cổ truyền mật ong có tác dụng nhuận phổi, bổ tỳ, nhuận tràng, giải độc. Mỗi lần dùng 10-30g. Uống vào sẽ chữa được táo bón, tăng huyết áp, bệnh tim, bệnh loét dạ dày, bệnh kết hạt phổi, hệ thần kinh... Nếu dùng bên ngoài thì chữa được các bệnh hàn, lở loét... Còn nếu thường xuyên bị táo bón có thể lấy 60g mật ong, 150g sữa bò, một chút ít nước ép hành đun chín, buổi sáng ăn vào khi đói là hiệu quả nhất. Cách điều trị này rất tốt với người cao tuổi thường xuyên bị táo bón.
Canh rong biển: Rong biển chứa nhiều iod, giúp tạo ra kích tố tuyến giáp trạng, xúc tiến các chuyển hóa trong cơ thể, cũng như làm cho máu chảy dưới da tăng nhanh, giúp bạn có cảm giác ấm vào mùa lạnh.
Canh rau: Các loại rau tươi chứa nhiều thành phần kiềm tính, dễ tan trong canh, dùng canh rau giúp cho máu trong cơ thể mang tính kiềm yếu, cân bằng độ kiềm toan trong máu, giúp cơ thể tránh cảm giác mệt mỏi, cũng như làm cho các chất bẩn và độc tố tích tụ trong tế bào được tái hòa tan, rồi bài tiết ra ngoài theo đường tiểu.
Theo Sức khỏe & đời sống
Canh gà: Theo quan niệm của y học cổ truyền, món canh gà dùng để bồi bổ cơ thể. Các nhà chuyên môn cho rằng canh gà - nhất là gà mái - có những thành phần dinh dưỡng đặc thù, có thể làm cho máu của niêm mạc hầu họng và phế quản tuần hoàn, tăng bài tiết các chất dịch, tẩy sạch virut đường hô hấp kịp thời, có hiệu quả phòng trị đối với bệnh cảm cúm, viêm phế quản...
Canh hoa bách hợp, nhân sen với thịt nạc: Căn cứ tình trạng sức khỏe mỗi người về béo gầy, tuổi tác để chọn đúng tỷ lệ hoa bách hợp, nhân hạt sen, thịt nạc (mỗi thứ chừng 30 - 100g) sao cho phù hợp để nấu món canh. Cứ cách một đến hai ngày nấu ăn một lần giúp bổ tì vị. Món canh này rất có lợi đối với người có triệu chứng về hệ thần kinh.
Canh nấm: Trong canh nấm chứa nhiều chất dinh dưỡng như Fe, Mg, vitamin nhóm B..., rất nhiều loại nấm còn chứa một số hoạt chất sinh học, giúp tăng cường sức miễn dịch cơ thể. Chẳng hạn nấm hương, nấm đông cô, không chỉ có vị thơm ngon, mà còn là thức ăn phù hợp cho người thiếu máu do thiếu sắt, bệnh còi xương ở trẻ em...
Canh cá chép đậu đỏ: Lấy chừng 500g cá chép tươi, 100g đậu đỏ hạt nhỏ cho cùng lượng phù hợp gừng, vỏ quýt nấu canh, mỗi tuần nấu ăn hai ba lần. Ăn nhiều sẽ khắc phục được căn bệnh suy nhược cơ thể, suy thận, bí tiểu...
Bồ câu trắng: Chọn con bồ câu trắng mới nở, vặt sạch lông, cho vào ba kích thiên, hoài sơn, câu quất, mỗi thứ 15 - 20g, cho nước lã vào đun ninh nhừ. Mỗi tuần làm một hai bữa, ăn vào sẽ khỏe mạnh. Lưu ý món thức ăn thuốc này thường háo, người có tính nhiệt, thận có vấn đề không nên dùng.
Mật ong: Trong y học cổ truyền mật ong có tác dụng nhuận phổi, bổ tỳ, nhuận tràng, giải độc. Mỗi lần dùng 10-30g. Uống vào sẽ chữa được táo bón, tăng huyết áp, bệnh tim, bệnh loét dạ dày, bệnh kết hạt phổi, hệ thần kinh... Nếu dùng bên ngoài thì chữa được các bệnh hàn, lở loét... Còn nếu thường xuyên bị táo bón có thể lấy 60g mật ong, 150g sữa bò, một chút ít nước ép hành đun chín, buổi sáng ăn vào khi đói là hiệu quả nhất. Cách điều trị này rất tốt với người cao tuổi thường xuyên bị táo bón.
Canh rong biển: Rong biển chứa nhiều iod, giúp tạo ra kích tố tuyến giáp trạng, xúc tiến các chuyển hóa trong cơ thể, cũng như làm cho máu chảy dưới da tăng nhanh, giúp bạn có cảm giác ấm vào mùa lạnh.
Canh rau: Các loại rau tươi chứa nhiều thành phần kiềm tính, dễ tan trong canh, dùng canh rau giúp cho máu trong cơ thể mang tính kiềm yếu, cân bằng độ kiềm toan trong máu, giúp cơ thể tránh cảm giác mệt mỏi, cũng như làm cho các chất bẩn và độc tố tích tụ trong tế bào được tái hòa tan, rồi bài tiết ra ngoài theo đường tiểu.
Theo Sức khỏe & đời sống
[links()]