Méo mó sự học

(Kiến Thức) - Ở các nước người ta “học gì thi nấy”, ở ta ngược lại “thi gì học nấy”. Đó là hiện tượng nguy hiểm.

Méo mó sự học
Meo mo su hoc
 Ảnh minh họa.
Dân tộc ta từ xưa tới nay hiếu học lắm, học để làm người. Cứ nói đến việc học và dạy học là người ta rất tôn trọng, bởi vì việc học nói chung rất trong sáng và thiêng liêng. Dù cho có khó khăn đến đâu các bậc cha mẹ cũng cố lo cho con học được “mấy chữ để nó làm người”, cho nên việc học đã được nhân loại “xã hội hóa từ rất sớm”.
Việc tôn trọng cái chữ, kính thầy yêu trò đã trở thành truyền thống lâu đời của toàn dân tộc. Truyền thống ấy vẫn còn nhưng nó đã phần nào bị làm méo mó đi bởi rất nhiều những biến động trong xã hội. Những năm gần đây động cơ học tập có những biểu hiện không lành mạnh, người ta học để làm người là phụ mà học để kiếm tiền là chính. Vì học để kiếm tiền cho nên cái gì cần, cái gì làm ra tiền thì người ta đổ xô vào để học, cái gì không kiếm được tiền người ta chỉ học cho qua loa, học để chiếu lệ, thiếu điểm, thiếu bằng cấp thì mua, thì gian lận. 
Mặt khác, ở các nước người ta “học gì thi nấy”, ở ta ngược lại “thi gì học nấy”. Đó là hiện tượng nguy hiểm, biết vậy nhưng người ta cứ làm vì nó mang lại cho người ta tiền, mang lại cho người ta lợi ích trước mắt. Tôi không dám đổ lỗi cho các thầy, càng không dám đổ lỗi cho học trò, đây là lỗi chung của toàn xã hội.
Đạo đức xuống cấp, xã hội xuống cấp ảnh hưởng xấu đến phẩm chất và đạo đức của thầy và trò. Thầy có đức có tài mới dạy được trò có đức có tài, trò có ngoan mới học được cái đức cái tài của thầy. Trong một bộ phận không nhỏ cán bộ đảng viên thoái hóa biến chất hiện nay không loại trừ đội ngũ các thầy. Trong số thanh niên hư hỏng hiện nay không loại trừ thành phần là học trò. Đương nhiên vẫn còn nhiều thầy và trò có phẩm chất đạo đức tốt, nhưng “con sâu làm rầu nồi canh” và nếu nhiều con sâu thì sẽ làm hỏng nồi canh. 
Tôi đồng cảm với tâm trạng của nhà văn Tạ Duy Anh trong bài “Lòng tốt đang là thứ... dị biệt” có nhấn mạnh yếu tố then chốt vẫn là giáo dục. Nói thẳng ra nền giáo dục của chúng ta bị thoái hóa nghiêm trọng. Khi chúng ta không dạy cho trẻ những điều cơ bản nhất là phải thật thà trung thực, có lòng trắc ẩn, biết chia sẻ với người xung quanh và việc dạy đó không chỉ bằng lời thuyết giảng mà phần lớn phải là sự làm gương của người lớn... thì hệ quả sẽ tạo ra những thế hệ vô cảm, coi việc giúp người khác là chuyện của ai chứ không phải của mình, thậm chí việc làm tốt có thể bị chế giễu. Và rồi muốn làm người tốt cũng khó.

Chỉ mong đổi mới nhanh nhanh

(Kiến Thức) - Chỉ mong đổi mới giáo dục được đưa ra nhanh nhanh, sớm năm nào hay năm ấy, để những đứa trẻ đỡ khổ vì học. 

Chỉ mong đổi mới nhanh nhanh
Đi đón con ở trung tâm học thêm, tôi thấy một ông bố cũng đang chờ con. Cô bé vừa tan học, leo lên sau xe, ông bố liền đưa cho một túi, trong thấy có cái bánh mỳ với hộp sữa, rồi giục, ăn nhanh, còn 25 phút nữa đến ca sau, mà giờ này đường đông nhỡ tắc lại muộn học. Mấy phụ huynh cùng cảnh đứng đấy đều ái ngại. Có người thở dài: Có tiền thì cho con đi du học cho đỡ khổ. Cứ kéo dài tình cảnh này cả bố mẹ cả con đều vất vả.
Ảnh minh họa.
 Ảnh minh họa.
Hôm vừa rồi tôi đi họp phụ huynh, cô giáo kể, có em đến lớp ngủ ngon lành. Cô gọi mới giật mình ngơ ngác không biết mình đang ở đâu. Em bảo, đêm trước thức học đến 2h vì 10h mới đi học thêm về, 11h mới ngồi được vào bàn học bài ở lớp. Cô nhắc bố mẹ nên lựa chọn nơi học thêm, không nên thấy thầy nào hay, cô nào giỏi cũng bắt con đi học, khiến lịch học thêm kín mít, các con không có thời gian nghỉ ngơi, làm sao đảm bảo sức khoẻ.

Tuyển công chức: Muốn thi thật, thủ trưởng phải có tài

(Kiến Thức) - Dù cho rằng việc tuyển con CB thay vì tuyển người làm CB không phổ biến, theo bà Bùi Thị An, điều đó làm méo mó việc thi tuyển công chức hiện nay.

Tuyển công chức: Muốn thi thật, thủ trưởng phải có tài
Bà Bùi Thị An, Đoàn Đại biểu Quốc hội Hà Nội nói về thi tuyển công chức hiện nay:
Có nhiều thủ trưởng nghiêm túc lắm!
- Bà đánh giá thế nào về công tác thi tuyển công chức ở ta hiện nay?

Vụ trực thăng UH-1 rơi: Những người vợ khóc cạn nước mắt

(Kiến Thức) - Những người vợ, người con của các chiến sĩ hy sinh trong vụ trực thăng UH-1 rơi dường như không thể chịu đựng được nỗi đau thương, mất mát quá lớn.

Vụ trực thăng UH-1 rơi: Những người vợ khóc cạn nước mắt
Suốt từ sáng qua, kể từ khi xảy ra vụ tai nạn trực thăng UH-1 rơi ở huyện Bình Chánh khiến 4 sĩ quan tử nạn, cả khu phố nhỏ trên đường Thăng Long, Giải Phóng, phường 4, quận Tân Bình chìm trong đau thương. Đây là khu phố mà gia đình Thượng tá Trần Văn Đức và thượng tá Đỗ Văn Chính - 2 trong 4 chiến sĩ tử nạn trong vụ tai nạn trên, đang sinh sống.
Vu truc thang UH-1 roi: Nhung nguoi vo khoc can nuoc mat
 Người vợ của thượng tá Chính khóc ngất suốt từ sáng qua gọi tên chồng
Trong căn nhà của Thượng tá Chính, vợ ông không chịu nổi trước mất mát quá lớn, liên tục khóc ngất từ hôm qua tới giờ. 

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Cuộc chiến đến từ lương tâm

Cuộc chiến đến từ lương tâm

(Kiến Thức) - "Hoạt động trong lĩnh vực thuốc, sức khoẻ mà không có lương tâm khó có thể thành công...", ông Hoàng Minh Châu, Tổng Giám đốc Công ty Nam Dược chia sẻ.
Độc và lạ

Độc và lạ

(Kiến Thức) - Tết năm nay thật lắm những trái cây độc lạ: dưa hấu hình thỏi vàng, hình chữ nhật, bưởi hình trái hồ lô, lê hình người... giá cao ngất ngưởng. 
Thất bại và sự thừa nhận

Thất bại và sự thừa nhận

(Kiến Thức) - Việc Hà Nội phải dỡ bỏ dải phân cách cứng sau gần 4 năm gây bao tai nạn và bức xúc cho người dân đã tạm nguôi đi...
Quy trách nhiệm để hạn chế lãng phí

Quy trách nhiệm để hạn chế lãng phí

(Kiến Thức) - Nhà hát huyện Đan Phượng với tổng vốn đầu tư 117,41 tỷ đồng được phê duyệt khi chưa có nguồn vốn bố trí, không thực hiện quy trình thẩm định vốn.