Quy trách nhiệm để hạn chế lãng phí

(Kiến Thức) - Nhà hát huyện Đan Phượng với tổng vốn đầu tư 117,41 tỷ đồng được phê duyệt khi chưa có nguồn vốn bố trí, không thực hiện quy trình thẩm định vốn. 

Quy trách nhiệm để hạn chế lãng phí
Quy trach nhiem de han che lang phi
Nhà hát huyện Đan Phượng. 
Nhà hát huyện Đan Phượng với tổng vốn đầu tư 117,41 tỷ đồng được phê duyệt khi chưa có nguồn vốn bố trí, không được thực hiện quy trình thẩm định vốn. Đó là kết quả thanh tra của TP Hà Nội công bố mới đây. Việc xây dựng nhà hát này một lần nữa lại đặt ra vấn đề lãng phí trong sử dụng ngân sách.
Thực ra, xây dựng nhà hát để phục vụ đời sống văn hóa - tinh thần của người dân là nên làm. Bởi như nhiều nhà quản lý và nhà nghiên cứu đã chỉ ra, chúng ta sẽ không thể có được những thiết chế văn hóa (bảo tàng, nhà hát, thư viện...) nếu chúng ta không xây dựng. Song, nhà hát đã cấp thiết đến mức chính quyền huyện Đan Phượng cho làm một cách vội vàng khi chưa có nguồn vốn, phớt lờ quy trình thẩm định vốn chưa? Có đến mức không có nhà hát thì người dân trong huyện không có chỗ vui chơi, giải trí không? Câu trả lời là không, bởi báo chí đã phản ánh, nhà hát nằm đối diện Trung tâm Thể dục - Thể thao huyện và nhiều năm qua, trung tâm này gần như "đắp chiếu" do thiếu kinh phí duy trì.
Chuyện nhà văn hóa huyện xây dựng hơn trăm tỷ đồng gợi cho nhiều người liên tưởng về những khu chợ hàng chục tỷ đồng bỏ hoang, những công trình văn hóa vừa xây xong đã hỏng hóc, những trụ sở cơ quan công quyền hoành tráng mọc lên giữa vùng đất còn nhiều khó khăn... Đó là sự lãng phí ngân sách đã được báo chí, dư luận lên tiếng lâu nay song dường như vẫn chưa đủ sức "thức tỉnh" nhiều địa phương khác. Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã từng nói trong buổi tiếp xúc cử tri ở Hà Nội hồi tháng 5/2013 rằng: "Lãng phí nhiều khi còn nguy hại hơn cả tham nhũng, lớn hơn cả tham nhũng vì không đong đếm được. Các quy định hiện nay đều khẳng định rõ sẽ xử lý nghiêm, vừa qua cũng đã có chỉ đạo, chấn chỉnh ở nhiều lĩnh vực". 
Thực tế, tham nhũng, lãng phí đang dần bào mòn niềm tin của người dân vào cán bộ, cơ quan quản lý. Bởi nếu làm một phép quy đổi, số tiền từ việc xây dựng các công trình chưa cấp thiết này mà được dùng để làm đường sá, trường học, nâng cấp bệnh viện... sẽ giúp ích cho dân chúng biết nhường nào!
Do đó, để không còn điệp khúc "nhà hát trăm tỷ" bỏ hoang, "chợ hàng chục tỷ" bỏ hoang... thì rất cần sự vào cuộc sát sao hơn nữa từ phía những người có trách nhiệm. Cần phải xem các công trình xây dựng đã thực sự cấp thiết chưa hay để 3, 5, 10 năm sau khi kinh tế phát triển xây dựng cũng chưa muộn? Ai thực sự là người được hưởng lợi khi xây dựng các công trình này? Trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, đơn vị, địa phương như thế nào trong việc để xảy ra lãng phí ngân sách?... Chừng nào xảy ra lãng phí mà không truy rõ được trách nhiệm của người liên quan thì chừng đó, câu chuyện chống thất thoát, lãng phí sẽ vẫn còn là cả một chặng đường dài, gây nhức nhối xã hội.

Xây nhà hát Thăng Long 4.500 tỷ: Chưa tính toán chiến lược?

Xây nhà hát Thăng Long 4.500 tỷ: Chưa tính toán chiến lược?
Nếu bỏ phiếu, tôi tin dân phản đối

TP Hà Nội sẽ khởi công xây dựng Nhà hát Thăng Long vào 10/10/2015, với tổng số vốn khoảng 4.500 tỷ đồng. Là một người nghiên cứu văn hóa, ông đón nhận thông tin này thế nào?

Độc đáo mâm cỗ ngày Tết ba miền

(Kiến Thức) - Ngày Tết, nhà nào cũng chuẩn bị một mâm cỗ thật đẩy đủ dâng lên bàn thờ gia tiên. Hãy xem mâm cỗ 3 miền có gì khác nhau.

Độc đáo mâm cỗ ngày Tết ba miền
Su khac nhau giua mam co ngay tet ba mien
Tục ăn Tết, bày mâm cỗ Tết dâng cúng tổ tiên từ lâu đã là một phong tục đáng quý đặc trưng của người Việt. Đó là cách con cháu thể hiện sự tưởng nhớ, lòng biết ơn đối với ông bà, tổ tiên của mình. Điều kiện địa lý, vùng miền đã mang đến nhiều điểm khác biệt rõ rệt trong mâm cỗ ngày Tết nhưng nét đặc trưng cơ bản mà miền nào cũng phải có trong mâm cỗ là cơm và xôi, đặc biệt là bánh chưng, bánh tét ăn kèm với các loại dưa muối đặc trưng của từng miền. 
Su khac nhau giua mam co ngay tet ba mien-Hinh-2
Miền Bắc. Mâm cỗ Tết cổ truyền ở miền Bắc theo lệ là bốn bát, bốn đĩa, cỗ lớn thì 6 bát, 6 đĩa hoặc 8 bát, 8 đĩa. Bốn bát, bốn dĩa gồm: bát giò heo hầm măng, bát bóng thả, bát miến, bát mọc.  
Su khac nhau giua mam co ngay tet ba mien-Hinh-3
Bốn đĩa gồm: đĩa thịt gà, đĩa thịt lợn, đĩa giò lụa, đĩa chả quế. Rồi có thể thêm thịt đông, dưa hành, nộm thập cẩm. Món tráng miệng đặc trưng miền Bắc thì có các loại mứt, ô mai hoặc món chè kho thơm mùi gừng, đỗ. 
Su khac nhau giua mam co ngay tet ba mien-Hinh-4
Miền Nam. So với miền Bắc, mâm cỗ miền Nam có nhiều đồ nguội hơn do tính chất thời tiết nơi đây nắng nóng. Mâm cỗ miền Nam thay bánh chưng bằng bánh tét, dưa hành thay bằng củ kiệu. Bát canh nấu măng khô sẽ được thay bằng măng tươi, canh mọc được thay bằng bát canh khổ qua nhồi thịt.  

Đặc sản ngon nức tiếng Cần Thơ

(Kiến Thức) - Không chỉ nổi tiếng với những miệt vườn hấp dẫn, đặc sản Cần Thơ còn khiến du khách nhớ mãi không quên.

Đặc sản ngon nức tiếng Cần Thơ
Dac san ngon nuc tieng Can Tho
 Nem nướng Cái Răng. Ảnh: Zing

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Cuộc chiến đến từ lương tâm

Cuộc chiến đến từ lương tâm

(Kiến Thức) - "Hoạt động trong lĩnh vực thuốc, sức khoẻ mà không có lương tâm khó có thể thành công...", ông Hoàng Minh Châu, Tổng Giám đốc Công ty Nam Dược chia sẻ.
Độc và lạ

Độc và lạ

(Kiến Thức) - Tết năm nay thật lắm những trái cây độc lạ: dưa hấu hình thỏi vàng, hình chữ nhật, bưởi hình trái hồ lô, lê hình người... giá cao ngất ngưởng. 
Thất bại và sự thừa nhận

Thất bại và sự thừa nhận

(Kiến Thức) - Việc Hà Nội phải dỡ bỏ dải phân cách cứng sau gần 4 năm gây bao tai nạn và bức xúc cho người dân đã tạm nguôi đi...