Tuyển công chức: Muốn thi thật, thủ trưởng phải có tài

(Kiến Thức) - Dù cho rằng việc tuyển con CB thay vì tuyển người làm CB không phổ biến, theo bà Bùi Thị An, điều đó làm méo mó việc thi tuyển công chức hiện nay.

Tuyển công chức: Muốn thi thật, thủ trưởng phải có tài
Bà Bùi Thị An, Đoàn Đại biểu Quốc hội Hà Nội nói về thi tuyển công chức hiện nay:
Có nhiều thủ trưởng nghiêm túc lắm!
- Bà đánh giá thế nào về công tác thi tuyển công chức ở ta hiện nay?
Trong công tác tổ chức cán bộ, công tác con người là quan trọng nhất. Các nghị quyết đã chỉ ra đó là nguyên nhân của mọi nguyên nhân. Công tác này gồm các khâu đào tạo, bồi dưỡng, bổ nhiệm, tuyển dụng. Khi làm tốt tất cả các khâu đó, chúng ta sẽ có được đội ngũ cán bộ đáp ứng được yêu cầu cuộc sống.
Tuy nhiên, trên thực tế thì công tác tuyển dụng hiện nay vẫn còn bộc lộ nhiều vấn đề mà dư luận và báo chí cũng đã chỉ ra. Đó là việc tổ chức thi tuyển chưa thật sự công khai, minh bạch, chưa chọn đúng người có tài đức; vẫn còn có sự nể nang trong tuyển dụng. Thậm chí ở đâu đó có chuyện tuyển dụng con cán bộ chứ không phải tuyển người vào làm cán bộ.
- "Tuyển dụng con cán bộ chứ không phải tuyển người vào làm cán bộ", hình như bà định nói trường hợp ở Cục Quản lý cạnh tranh, Bộ Công Thương mà báo chí phản ánh mới đây, khi mà đại đa số người trúng tuyển đều có người thân cận làm trong chính cơ quan đó hoặc giữ một chức vụ nhất định trong bộ máy nhà nước?
- Trường hợp này tôi có biết qua báo chí, tôi không nắm rõ nên không thể đưa ra bình luận. Nhưng dư luận về việc tuyển dụng như thế là có đấy, dù có thể nó chỉ chiếm một phần rất nhỏ.
- Nhưng nếu không có lửa thì làm gì có khói? Có người còn bảo, chuyện ở Cục Quản lý cạnh tranh bị phát hiện chỉ là phần nổi của tảng băng chìm trong việc thi tuyển công chức thôi đấy, thưa bà?
- Để xem nhận định ấy có chính xác không thì tôi cần phải có số liệu, phải đi thẩm định. Nhưng đúng là dư luận thì có. Tuy nhiên, tôi biết có những đồng chí thủ trưởng nghiêm túc lắm. Bản thân họ không xuất phát từ lợi lộc gì để can thiệp vào chuyện thi cử đâu mà làm rất công khai, minh bạch, nghiêm minh.
- Có nghĩa hiện nay, nhiều thủ trưởng lựa chọn người vì những lợi lộc mà họ nhận được?
- Cái đó chắc chắn có. Nhưng tôi tin là vẫn còn rất nhiều thủ trưởng gương mẫu, vừa có tâm vừa có tầm.
Thi hình thức buộc dân phải lo xa
Bà Bùi Thị An, Đoàn Đại biểu Quốc hội Hà Nội.
 Bà Bùi Thị An, Đoàn Đại biểu Quốc hội Hà Nội.
- Tôi có người em vừa tốt nghiệp Đại học và sắp tới tham gia thi tuyển công chức ở tỉnh. Nhiều bạn bè của tôi biết tin này đã hỏi tôi "có người thân làm trong đó (cơ quan mà em tôi sẽ thi tuyển) không mà đòi thi?". Bà sẽ chia sẻ với tôi điều gì?
- Thực ra, tâm lý này không phải là hiếm. Thậm chí bây giờ, nhiều gia đình khi định hướng cho con cái chuyện học hành đã lo đến đầu ra rồi, xem rằng họ có người thân quen nào làm ở đâu, lĩnh vực nào để hướng con cái học ngành đó. Dù nó không đúng quy luật phát triển nhưng cũng thể hiện một phần thực trạng xã hội hiện nay, khi việc thi tuyển công chức ở đâu đó vẫn chỉ mang tính hình thức nên buộc người ta phải biết lo xa.
- Bà có cho rằng, việc thi tuyển công chức ở đâu đó vẫn là hình thức, gây bất bình đẳng, phân biệt đối xử khi có những người "thân cô thế cô", họ chẳng có người thân quen làm trong bộ máy Nhà nước, cũng chẳng có tiền để lo chạy việc thì cơ hội đỗ công chức của họ sẽ không cao, dù cho họ có năng lực, trình độ?
- Hiến pháp ghi mọi người có quyền bình đẳng, nghĩa là dù có là con nông dân hay con cán bộ cấp cao thì cũng thế. Thực tế, rất nhiều em đỗ thủ khoa các trường đại học, cao đẳng là con em nông dân và nhận được những chế độ đãi ngộ như học bổng, được đi du học... Tôi cho rằng, nếu thi tuyển công chức cũng làm như thế thì tốt quá. Chúng ta cần phải tạo điều kiện để những người yếu thế trong xã hội (không có người quen làm trong bộ máy nhà nước) mà có năng lực sẽ được ưu tiên vào làm trong cơ quan nhà nước.
- Hình như, bà đang nói đến một điều... lý tưởng?
- Không hẳn vậy đâu. Nếu việc đánh giá hiệu quả của từng đơn vị được làm tốt thì ông thủ trưởng (người đứng đầu cơ quan, đơn vị) sẽ buộc phải tuyển người tài, khi đó không có chuyện chọn người ấm ớ đâu. Hiện nay, chúng ta đã quy định chức năng, nhiệm vụ của từng cơ quan, có báo cáo đánh giá, tổng kết, vậy nhưng vì chưa làm tốt công tác kiểm tra, giám sát nên những quy định đó vẫn chưa thực sự được thực thi và mang lại hiệu quả như mong đợi.
"Có dám thi công chức không?"
- Mới đây, khoảng 4.000 thí sinh thi vào công chức ở Hà Nội trong khi chỉ tiêu gần 500 người; rồi thì cảnh hàng nghìn người xếp hàng thi vào Chi cục Thuế Hà Nội gây tắc đường. Bà nghĩ sao về "hiện tượng" này?
- Trước hết, tôi cho đó là điều nên mừng vì trong số hàng nghìn thí sinh ấy, chúng ta sẽ có nhiều cơ hội để chọn ra những thí sinh ưu tú. Nhưng vấn đề là vì sao người ta đổ xô đi thi công chức như thế? Một phần vì hiện nay vấn đề việc làm rất khó khăn do tình hình kinh tế vẫn chưa khởi sắc nhiều, nhưng một phần khác là vì nếu đỗ vào công chức rồi, người ta cứ ung dung yên vị, chẳng lo bị đào thải, cứ đến hẹn thì được tăng lương, thăng chức.
- Thế phải làm gì để thay đổi tư duy ấy, thưa bà?
Muốn vậy, phải quy định rõ trách nhiệm đối với từng cá nhân, bộ phận trong các cơ quan nhà nước, để khi họ trúng tuyển thì họ phải biết lo lắng, cố gắng thực hiện công việc, nếu không sẽ bị sa thải. Tức là phải làm người ta thay đổi tâm lý, tư tưởng rằng "có dám thi công chức không?". Vì thi vào sẽ có rất nhiều điều kiện ràng buộc.
Nhưng tôi cho rằng, muốn công tác thi tuyển công chức hiệu quả, tránh hình thức thì phải chọn được những thủ trưởng có thực tài, biết vì nhân dân phục vụ. Đó mới là nguyên nhân quan trọng nhất.
- Làm sao để tuyển chọn được những thủ trưởng như thế, thưa bà?
- Muốn vậy chỉ còn cách phải dân chủ, công khai, minh bạch chuyện tuyển dụng, cất nhắc, bổ nhiệm thôi. Khi đã có thủ trưởng thực tài, có tâm thì phải làm tốt việc kiểm tra, giám sát, đánh giá cán bộ công chức; phải để cộng đồng cùng giám sát. Kết quả kiểm tra, giám sát cần phải được công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng.
"Trước đây, khi tôi làm ở Viện Kỹ thuật nhiệt đới thì cũng có chính sách ưu tiên cho con em cán bộ nhưng phải tuân thủ theo các quy định trong thi tuyển, khi mà điểm xấp xỉ nhau chứ không có chuyện vì là con em trong ngành nên bất chấp quy định để tuyển đâu. Chúng tôi là viện nghiên cứu nên phải chọn người có đủ năng lực để đáp ứng công việc".

- Trân trọng cảm ơn bà.

Hà Nội lên tiếng vụ thạc sĩ ở Pháp thi trượt công chức

(Kiến Thức) - “Người học thạc sĩ ở Pháp thi không đỗ công chức ở Thủ đô là chuyện bình thường”, ông Nguyễn Quang Tuấn, Trưởng phòng Tổ chức cán bộ Sở GD&ĐT HN nói.

Hà Nội lên tiếng vụ thạc sĩ ở Pháp thi trượt công chức
Liên quan đến thạc sĩ học ở Pháp thi trượt công chức Hà Nội gây xôn xao dư luận mấy ngày qua, trao đổi với báo chí, lãnh đạo Sở GĐ & ĐT Hà Nội cho rằng đây là chuyện hoàn toàn bình thường.

Bộ Công thương bị thanh tra vụ tuyển công chức

Trước thông tin của báo chí, Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã chỉ đạo các bộ, ngành liên quan làm rõ, chậm nhất tháng 9 phải có kết luận.

Bộ Công thương bị thanh tra vụ tuyển công chức
Chiều tối 28/8, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Nguyễn Văn Nên và đại diện Lãnh đạo một số bộ, ngành Trung ương đã chủ trì họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 8/2014, trả lời câu hỏi của phóng viên các cơ quan báo chí về những vấn đề kinh tế xã hội được dư luận quan tâm thời gian gần đây.
Tóm tắt nội dung phiên họp thường kỳ của Chính phủ diễn ra trong hai ngày 27 và 28/8, Bộ trưởng, Chủ nhiệm VPCP Nguyễn Văn Nên cho biết, tình hình kinh tế nước ta đang trên đà phát triển, mức GDP hiện tại đang ở ngưỡng 5,54%. Với đà phát triển như thế này, dự ước cho tháng 9, hướng các tháng còn lại của năm 2014 mục tiêu tăng trưởng GDP cả năm đạt 5,8% là khả thi.

Hà Nội rực rỡ cờ hoa, hàng dài người chờ viếng Bác

(Kiến Thức) - Sáng nay, hàng nghìn người xếp hàng từ sáng sớm chờ vào lăng viếng Bác Hồ, đường phố trang hoàng rực rỡ, nhịp sống người dân như chậm rãi hơn.

Hà Nội rực rỡ cờ hoa, hàng dài người chờ viếng Bác
Sáng nay 2/9, tại Quảng trường Ba Đình diễn ra nhiều nghi lễ trọng thể chào mừng ngày Quốc khánh. Tâm điểm là lễ thượng cờ long trọng, cùng với lễ viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh của các quan chức cấp cao.
Sáng nay 2/9, tại Quảng trường Ba Đình diễn ra nhiều nghi lễ trọng thể chào mừng ngày Quốc khánh. Tâm điểm là lễ thượng cờ long trọng, cùng với lễ viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh của các quan chức cấp cao. 

Đọc nhiều nhất

Chân dung 15 Bí thư tỉnh, thành vừa được Bộ Chính trị bổ nhiệm

Chân dung 15 Bí thư tỉnh, thành vừa được Bộ Chính trị bổ nhiệm

(Kiến Thức) - Đến thời điểm này đã có 15 tỉnh, thành thay đổi nhân sự bí thư. Trong đó, có một ủy viên Bộ Chính trị, 8 ủy viên TƯ, 5 ủy viên dự khuyết. Đây là những nhân tố được Bộ Chính trị đặt niềm tin sẽ hạt nhân mang lại những thành tựu kinh tế, xã hội cho các địa phương.
Loạt giang hồ đình đám mạng xã hội và hồi kết chẳng như mơ

Loạt giang hồ đình đám mạng xã hội và hồi kết chẳng như mơ

(Kiến Thức) - Những năm qua, hiện tượng giang hồ mạng nổi lên với nhiều hoạt động nhức nhối, ảnh hưởng đến trật tự xã hội và tư tưởng một bộ phận giới trẻ. Điều đáng nói, loạt giang hồ đình đám trên mạng xã hội này lại có hồi kết chẳng như mơ.

Tin mới

Giá điện sinh hoạt mới lên tới 3.700 đồng/kWh

Giá điện sinh hoạt mới lên tới 3.700 đồng/kWh

Bộ Công Thương đề xuất cải tiến cơ cấu biểu giá bán lẻ điện sinh hoạt còn 5 bậc thay vì 6 bậc. Bậc giá điện cao nhất có thể lên tới hơn 3.700 đồng/kWh, cao hơn so với mức cao nhất trong biểu giá hiện hành.