Lý do nào giúp HVN 'ngược dòng' tăng 4,1% trong phiên VN-Index giảm mạnh 23 điểm?

(Vietnamdaily) - Giữa lúc thị trường lao dốc trong phiên 7/2 thì cổ phiếu HVN của hãng hàng không Vietnam Airlines vẫn giữ được sắc xanh với mức tăng ấn tượng.

Phiên giao dịch 7/2 kết thúc với mức giảm của chỉ số VN-Index đến 2,2% (-23 điểm), nhiều cổ phiếu của các nhóm ngành chìm trong sắc đỏ.

HVN của Vietnam Airlines là một trong những cổ phiếu hiếm hoi neo ở sắc xanh với mức tăng mạnh đến 4,1% lên mức 12.650 đồng/cp. Đáng kể, khối ngoại mạnh tay gom ròng HVN với khối lượng lên hơn 100.000 đơn vị.

Ly do nao giup HVN 'nguoc dong' tang 4,1% trong phien VN-Index giam manh 23 diem?
 HVN tăng đến 4,1% trong phiên 7/2.

Thị giá HVN tăng mạnh trong bối cảnh doanh nghiệp này có khả năng bị huỷ niêm yết bắt buộc vì 3 năm lỗ liên tiếp và có vốn chủ âm.

Tính chung năm 2022, tổng doanh thu của HVN đạt gần 71.000 tỷ đồng, tăng gấp 2,5 lần so với cả năm 2021 và tương đương 70%. Tuy nhiên, giá nhiên liệu bay cùng tỷ giá tăng mạnh khiến HVN vẫn lỗ trước thuế 10.091 tỷ đồng; lợi nhuận sau thuế âm 10.369 tỷ qua đó nâng mức lỗ luỹ kế tại thời điểm 31/12/2022 lên hơn 34.000 tỷ đồng, là năm lỗ thứ 3 liên tiếp của HVN.

Ly do nao giup HVN 'nguoc dong' tang 4,1% trong phien VN-Index giam manh 23 diem?-Hinh-2
 HVN cất cánh giữa lúc thị trường đỏ lửa.

Nếu bị hủy niêm yết, cổ phiếu HVN vẫn có thể giao dịch tại thị trường UPCoM. Theo quy định của HoSE, để niêm yết trở lại, doanh nghiệp cần giải quyết hết khoản lỗ lũy kế.

Năm 2019, ngay trước khi COVID-19 bùng phát, Vietnam Airlines có lãi hợp nhất 2.537 tỷ đồng. Lợi nhuận kỷ lục từ trước đến nay là 2.659 tỷ đồng, được ghi nhận vào năm 2017.

Như vậy, để xóa sạch số lỗ lũy kế 34.200 tỷ tại ngày cuối năm 2022, Vietnam Airlines sẽ cần khoảng 13 năm liên tiếp có lãi ngang với mức đỉnh trước dịch.

Cũng trong diễn biến khác, Vietnam Airlines vừa mời các đơn vị tư vấn lập và triển khai phương án chuyển nhượng vốn của hãng tại Công ty TNHH MTV Nhiên liệu hàng không Việt Nam (Skypec).

Theo tìm hiểu, Skypec (tiền thân là Công ty Xăng dầu Hàng không Việt Nam) thành lập và chính thức đi vào hoạt động năm 1993, chính thức hoạt động theo mô hình TNHH một thành viên từ ngày 1/7/2010, với số vốn điều lệ 400 tỷ đồng do Vietnam Airlines là chủ sở hữu.

Hiện công ty mẹ Vietnam Airlines đang nắm 100% vốn tại Skypec. Tổng giám đốc Vietnam Airlines Lê Hồng Hà đồng thời là Chủ tịch hội đồng thành viên của Skypec.

Giai đoạn 2016 - 2018, doanh thu của Skypec tăng trưởng trên dưới 40% mỗi năm. Skypec ghi nhận kết quả kinh doanh cao nhất vào năm 2019 với hơn 29.200 tỷ đồng doanh thu (chiếm tới 30% doanh thu của Vietnam Airlines); 653 tỷ đồng lợi nhuận.

Về triển vọng trong năm tới, Chứng khoán SSI đánh giá triển vọng của ngành hàng không nói chung và Vietnam Airlines nói riêng tương đối tích cực khi COVID-19 được hầu hết quốc gia coi là bệnh đặc hữu, Trung Quốc mở cửa trở lại, giá nhiên liệu giảm, công suất khai thác cải thiện.

SSI cho rằng cổ phiếu hàng không là nhóm thích hợp để theo dõi trong trung hạn, khi doanh thu và lợi nhuận cải thiện.

ACV ước lãi quý 4 giảm 25% dù doanh thu gấp 5 lần cùng kỳ

(Vietnamdaily) - Tính riêng quý 4/2022, doanh thu của ACV khoảng 5.361 tỷ đồng tăng gấp 5 lần cùng kỳ. Lợi nhuận trước thuế là 306 tỷ đồng giảm 25%.
 

Tại Hội nghị Tổng kết công tác Đảng, hoạt động sản xuất kinh doanh năm 2022 và triển khai phương hướng, nhiệm vụ năm 2023, Tổng Công ty Cảng Hàng không Việt Nam (ACV) cho biết đã hoàn thành, vượt chỉ tiêu kế hoạch sản xuất kinh doanh năm 2022.

Vietnam Airlines có thể lỗ khoảng 9.200 tỷ đồng năm 2022

(Vietnamdaily) - Vietnam Airlines đã giảm lỗ so với kế hoạch gần 70 tỷ đồng, như vậy, cả năm 2022, công ty mẹ Vietnam Airlines có thể vẫn lỗ khoảng hơn 9.200 tỷ đồng.

Tại hội nghị tổng kết năm 2022 và triển khai kế hoạch năm 2023, Tổng giám đốc Vietnam Airlines Lê Hồng Hà cho biết năm 2022, Vietnam Airlines vận chuyển hơn 18 triệu lượt khách, đạt 107,8% kế hoạch và 211.900 tấn hàng hóa.

Full Power ôm lỗ luỹ kế hơn 1.200 tỷ đồng đến cuối năm 2022

(Vietnamdaily) - Lũy kế cả năm 2022, doanh thu thuần của Full Power đạt gần 3,2 tỷ đồng, giảm đến 87% so năm trước. Sau khi trừ các chi phí khác, công ty vẫn lỗ gần 14 tỷ đồng, lỗ gấp đôi so với số lỗ gần 7 tỷ đồng của cùng kỳ.

CTCP Full Power (FPC) công bố báo cáo tài chính quý 4/2022 với doanh thu thuần chỉ vỏn vẹn 1 tỷ đồng, khiêm tốn so với 13 tỷ đồng của cùng kỳ. 

Theo đó, lợi nhuận gộp đạt mức 905 triệu đồng. Kỳ này, Full Power vẫn tiếp tục gánh hơn 2 tỷ đồng chi phí tài chính, cao hơn 10% so cùng kỳ.

Đọc nhiều nhất

Tin mới