Lời mời Mao Trạch Đông thăm Đài Loan của Tưởng Giới Thạch

Không tìm được người liên lạc thích hợp, cuối cùng, Tưởng Giới Thạch đã quyết định sử dụng một phương thức đặc biệt để “phát tín hiệu” cho phía Mao Trạch Đông.

Lời mời Mao Trạch Đông thăm Đài Loan của Tưởng Giới Thạch
Năm 1949, Đảng Cộng sản Trung Quốc của Mao Trạch Đông đánh bại phe Quốc dân Đảng, thành lập nước Trung Quốc mới, Tưởng Giới Thạch mang tàn quân chạy ra Đài Loan. Kể từ đó, với tư cách là lãnh tụ của hai phe đối lập, Tưởng Giới Thạch và Mao Trạch Đông không gặp mặt nhau nữa. Tuy nhiên, điều đó hoàn toàn không có nghĩa hai người không bao giờ tiếp xúc với nhau…
Không muốn chia tách
Năm 1950, chiến tranh Triều Tiên bùng nổ, quân Mỹ đưa hạm đội số 7 vào cảng biển Đài Loan. Ngày 27 tháng 6, Truman lấy lý do Đảng Cộng sản Trung Quốc chiếm Đài Loan sẽ đe dọa sự an nguy của cả khu vực Thái Bình Dương, đưa ra luận điệu “chưa quyết định chủ quyền của Đài Loan”. Lúc này, Tưởng Giới Thạch cực kỳ mâu thuẫn.
Một mặt, với binh lực còn lại, Tưởng không thể giữ được Đài Loan, do đó, Tưởng rất muốn có được sự giúp đỡ từ phía Mỹ. Tuy nhiên, Tưởng cũng nhìn thấy rất rõ âm mưu muốn chia cắt Trung Quốc của Mỹ, và luận điệu “chưa quyết định chủ quyền của Đài Loan” là một minh chứng rất rõ.
Sau khi đắn đo cân nhắc, cuối cùng, Tưởng hạ quyết tâm, tìm cách đưa hạm đội số 7 ra khỏi cảng Đài Loan, đồng thời kiên quyết lập trường “một Trung Quốc duy nhất”. Ngày 28 tháng 6, được Tưởng Giới Thạch ủy quyền, Ngoại trưởng Quốc dân Đảng Diệp Công Siêu tuyên bố, một mặt tiếp nhận kế hoạch phòng thủ của phía Mỹ với Đài Loan nhưng đồng thời cũng khẳng định rõ: Đài Loan là một phần lãnh thổ của Trung Quốc.
Và dù cho Quốc dân Đảng có chấp nhận kế hoạch phòng thủ của phía Mỹ thì điều đó cũng không ảnh hưởng tới việc Quốc dân Đảng giữ vững lập trường toàn vẹn lãnh thổ Trung Quốc. Khi Mao Trạch Đông nhận được tin này đã nói rằng, ít ra, Tưởng Giới Thạch vẫn còn chút lương tâm, không muốn chia cắt Trung Quốc, không muốn trở thành tội nhân thiên cổ.
Tháng 12 năm 1954, Mỹ và Quốc dân Đảng ký thỏa thuận phòng ngự chung nhằm ngăn chặn sự tấn công của chính quyền Mao Trạch Đông. Để thể hiện sự phản đối của mình, Mao Trạch Đông quyết định đánh đòn phủ đầu đối với Mỹ và Tưởng. Ngày 18 tháng 1 năm 1955, Mao ra lệnh cho quân đội Trung Quốc tấn công đảo Giang Sơn - hòn đảo được cho là cửa ngõ vào Đài Loan.
Mao Trạch Đông và Tưởng Giới Thạch gặp nhau ở Trùng Khánh trước nội chiến.
 Mao Trạch Đông và Tưởng Giới Thạch gặp nhau ở Trùng Khánh trước nội chiến.
Tưởng Giới Thạch và quân Mỹ cực kỳ hoang mang. Một mặt, Tưởng liên tục tăng cường binh lực tại eo biển Đài Loan, một mặt kêu gọi sự chi viện từ quốc tế. Tuy nhiên, người Mỹ muốn nhân cơ hội này để tách Đài Loan ra khỏi Trung Quốc, thành lập “hai nước Trung Quốc” với hai chế độ khác nhau.
Để đạt được mục đích này, người Mỹ đã tìm mọi cách để “quốc tế hóa” vấn đề Đài Loan.Tổng thống Mỹ khi đó là Eisenhower đã vội vàng hô hào Liên Hợp Quốc “ngăn chặn cuộc chiến duyên hải ở Trung Quốc”. Tuy nhiên, Tưởng Giới Thạch không hề muốn điều này xảy ra.
Khi biết rằng Tưởng Giới Thạch có cách suy nghĩ khác với người Mỹ trong vấn đề thống nhất Trung Quốc, Mao Trạch Đông đã quyết định tranh thủ sự ủng hộ của các quốc gia Đông Âu và Liên Xô để đánh bại âm mưu quốc tế hóa vấn đề Đài Loan của Mỹ. Trong “Bức thư gửi đồng bào Đài Loan” sau đó, Mao cũng nói rõ ràng ý mình với Tưởng rằng “không thể tin được người Mỹ”. Quả thực, chỉ ít lâu sau đó, Mỹ đã trở mặt với Tưởng.
Vào cuối thập niên 50 của thế kỷ trước, dù đặt dưới chế độ quân phiệt của Quốc dân Đảng, nhưng tại Đài Loan đã xuất hiện những người đòi dân chủ, bao gồm cả các thành viên của Quốc dân Đảng, yêu cầu phải bầu cử để chọn ra tổng thống.
Trên thực tế, Mỹ chính là người đứng sau các phong trào dân chủ đó. Chính quyền Mỹ thấy rằng, họ và Tưởng Giới Thạch không hợp trong vấn đề tách Đài Loan thành Trung Quốc thứ hai, do vậy, đã nảy ra ý định đưa một người mới lên làm tổng thống tại Đài Loan để dễ sai khiến hơn.
Nhờ sự vận động của phía Mỹ, Đài Loan bắt đầu có những hoạt động tiến cử các ứng viên cho chiếc ghế tổng thống. Có người tiến cử Trần Thành, có người tiến cử Hồ Thích. Hồ Thích là một người thuộc phái thân Mỹ, tuy nhiên, họ Hồ lại là một nhà văn, chưa từng có kinh nghiệm chính trị, do đó khả năng thắng trong bầu cử tổng thống là không lớn. Vì thế, chính quyền Mỹ quyết định đứng sau ủng hộ cho Trần Thành.
Phía Mỹ hy vọng rằng, sau khi Trần Thành đắc cử sẽ thực hiện một bước quá độ, tước bỏ quyền lực của Tưởng Giới Thạch, sau đó ép Trần Thành thực hiện ý đồ “hai nước Trung Quốc” của mình. Tưởng Giới Thạch hiểu rất rõ ý đồ của Mỹ, vì vậy, ngoài mặt, Tưởng đồng ý thực hiện bầu cử dân chủ, song thực tế, trước sau, chưa bao giờ có ý định từ bỏ quyền lực.
Vào thời điểm đó, Mao Trạch Đông nhận định rằng, đối với Trung Quốc, thì Tưởng Giới Thạch làm tổng thống ở Đài Loan vẫn có lợi hơn. Trong một lần tiếp khách nước ngoài, Mao từng nói rằng: “Ở Đài Loan, Tưởng Giới Thạch hay Hồ Thích hay Trần Thành làm tổng thống thì tốt? Tôi cho rằng, Tưởng Giới Thạch làm tổng thống là tốt hơn cả. Tuy tại các hoạt động quốc tế, nếu như có ông ta thì chúng tôi không tham gia, nhưng để ông ta làm tổng thống thì vẫn tốt hơn… ”.
Người liên lạc
Do Tưởng và Mao có cùng quan điểm chỉ có một Trung Quốc duy nhất nên trong nhiều vấn đề, hai người “không hẹn mà gặp”. Lại thêm việc Mao Trạch Đông công khai ủng hộ Tưởng làm tổng thống ở Đài Loan, do vậy, Tưởng bắt đầu có ý định đặt quan hệ đặc thù với Mao Trạch Đông. Bản thân Mao cũng muốn lợi dụng Tưởng để thực hiện việc “giải phóng Đài Loan trong hòa bình”, vì thế, cũng đồng ý liên lạc với Tưởng.
Vào ngày 5 tháng 5 năm 1956, trong một lần tiếp khách nước ngoài, Chu Ân Lai đã nhờ người này chuyển lời tới Tưởng Giới Thạch rằng: “Nếu như Tưởng đồng ý đem trả Đài Loan về cho tổ quốc thì đó là một công lao lớn, nhân dân Trung Quốc sẽ tha thứ cho ông ta”. Tưởng Giới Thạch sau khi nghe được câu này đã dự định sẽ sớm liên lạc với chính quyền Mao Trạch Đông.
Cuối những năm 50, đầu những năm 60 của thế kỷ trước, hai phe Quốc dân Đảng và Đảng Cộng sản đã có những nỗ lực nhằm người trung gian có thể thực hiện liên lạc giữa hai bên. Và người được lựa chọn chính là Tào Tụ Nhân.
Họ Tào là một nhà văn hóa có năng lực hoạt động chính trị, trước đây từng có mối quan hệ khá thân thiết với các nhân vật lãnh đạo của cả Quốc dân Đảng lẫn Đảng Cộng sản, bản thân Tào cũng thể hiện thái độ khá trung lập khi đứng giữa hai phe. Chính vì thế, khi nước Trung Quốc mới thành lập, Tào không nhận bất cứ vị trí công tác nào, cũng không chạy ra Đài Loan theo Tưởng mà tới Hồng Kông.
Theo lệnh của Tưởng Giới Thạch, vào những năm 50, Tưởng Kinh Quốc đã hai lần tìm gặp Tào Tụ Nhân. Một lần, Tưởng Kinh Quốc phái một thuyền quân sự nhỏ, bí mật đếnHồng Kông đón Tào tới Đài Loan để bàn việc làm thế nào để thiết lập được đường dây liên lạc giữa Quốc dân Đảng và Đảng Cộng sản.
Một lần khác, Tưởng Kinh Quốc tự mình tới Hồng Kông để gặp Tào Tụ Nhân, tiếp tục bàn với Tào về việc nối liên lạc với Đảng Cộng sản. Sau khi Tào Tụ Nhân nhận lời với Tưởng Giới Thạch, Tưởng đã mời Tào tới Đài Bắc. Tại Công viên Dương Minh, Tưởng Giới Thạch và Tưởng Kinh Quốc đã gặp mặt Tào. Trong cuộc gặp đó, Tưởng đã nói với Tào về ý định nối liên lạc với Đảng Cộng sản, đồng thời nói: “Lần này ông về đại lục phải làm sao tìm hiểu cho rõ ý đồ thực sự của phía họ”.
Tháng 7 năm 1956, Tào Tụ Nhân về tới Bắc Kinh. Ngày 16 tháng 7, Chu Ân Lai gặp Tào tại Di Hòa Viên. Sau khi nghe Tào tường thuật lại cuộc gặp với Tưởng Giới Thạch và đề xuất “Hợp tác Quốc Cộng lần thứ 3”, Chu Ân Lai nói, lần thứ 3 Quốc – Cộng hợp tác là để thống nhất Trung Quốc. Ngày 3 tháng 10 năm đó, Mao Trạch Đông cũng gặp Tào Tụ Nhân để nói về việc hợp tác lần thứ 3 của hai phe Quốc – Cộng.
Sau lần đó, Tào Tụ Nhân thường xuyên đi lại giữa đại lục và Đài Loan, trở thành người truyền tin giữa hai bên. Mỗi lần Tào về đại lục, Mao Trạch Đông, Chu Ân Lại lại gặp Tào nói chuyện rất thân mật. Mao Trạch Đông và Chu Ân Lai đều hứa rằng, sau khi giải quyết được vấn đề Đài Loan sẽ có chế độ đãi ngộ tốt với Tưởng Giới Thạch. Sau đó, Tào Tụ Nhân lại quay trở lại Đài Loan, đem những gì mà Mao đã nói báo lại cho cha con Tưởng Giới Thạch.
Nhờ công sức nhiều năm của Tào Tụ Nhân, hai phe Quốc – Cộng bắt đầu có lòng tin ở đối phương. Tuy nhiên, không lâu sau đó, cuộc “Đại Cách mạng Văn hóa” tại đại lục nổ ra, rất nhiều người thuộc các đảng phái dân chủ đều bị lực lượng Hồng vệ binh phản động vu cáo hãm hại. Tưởng Giới Thạch ở Đài Loan nhận được những thông tin này bắt đầu cảm thấy nghi ngờ với những chính sách của chính quyền Mao Trạch Đông. Vì thế, Tưởng Giới Thạch quyết định đơn phương cắt đứt liên lạc với phía đại lục.
Lời mời bí mật
Vào những năm cuối đời, Tưởng Giới Thạch thường xuyên nhớ tới những ngày tháng khi còn ở đại lục, lại muốn liên lạc với đại lục. Ngày 21 tháng 2 năm 1972, một tháng trước khi Tưởng nhậm chức tổng thống Đài Loan lần thứ 5, Mao Trạch Đông trong cuộc gặp với Tổng thống Mỹ Nixon đã gọi Tưởng là “bạn cũ”.
Thông tin này nhanh chóng được lan truyền khắp nước Mỹ và Hồng Kông. Trong cuộc nói chuyện giữa Mao Trạch Đông và Nixon, có một câu nói của Mao khiến Tưởng Giới Thạch suy nghĩ rất lâu. Mao nói: “Trên thực tế, quan hệ của chúng tôi và ông ấy lâu dài hơn rất nhiều so với các ông”.
Lúc bấy giờ, Tưởng Giới Thạch cũng như Đài Loan đang dần bị cô lập. Trên trường quốc tế, không gian hoạt động của phe Cộng sản càng ngày càng lớn, trong khi đó, không gian hoạt động của Đài Loan càng ngày càng nhỏ. Ngay cả tổng thống các nước Mỹ, Nhật, những nước trước đây từng ủng hộ Quốc dân Đảng của Tưởng cũng đều tới thăm Trung Quốc.
Trước tình huống này, Tưởng Giới Thạch bắt đầu cảm thấy do dự trong việc xử lý mối quan hệ giữa Đảng Cộng sản và Quốc dân Đảng. Tưởng Giới Thạch cho rằng, vào thời điểm hiện tại, nếu như chủ động đề xuất liên lạc với phía đại lục thì có phần giống như mình thất bại và đầu hàng.Tuy nhiên, Tưởng lại cũng không muốn kéo dài tình trạng ngày càng xấu đi của Đài Loan như hiện tại.
Đương lúc Tưởng Giới Thạch do dự thì phía Mao Trạch Đông đã chủ động tiến hành những động thái chào đón. Tại đại lục, chính quyền Mao Trạch Đông tổ chức kỷ niệm sự kiện ngày 28 tháng 2 - sự kiện nổi dậy chống chính quyền Quốc dân Đảng của người dân Đài Loan năm 1947.
Liêu Thừa Chí khi tham gia hoạt động này đã nhấn mạnh rằng, “yêu nước là một nhà, yêu nước không phân biệt trước sau” và “hoan nghênh người dân Đài Loan tới đại lục tham quan, thăm bạn bè thân hữu, bảo đảm sự an toàn đi lại của họ”. Vào năm 1975, chính quyền Đảng Cộng sản Trung Quốc cũng ra lệnh đặc xá cho hàng trăm tội phạm chiến tranh cũng như các đặc vụ của Quốc dân Đảng, đồng thời sắp xếp công việc cho họ. Những người muốn đi Đài Loan hay Hồng Kông cũng đều được chấp nhận.
Mao Trạch Đông và Tưởng Giới Thạch.
 Mao Trạch Đông và Tưởng Giới Thạch.
Tưởng Giới Thạch sau khi biết được những tin tức nói trên, cảm thấy chính quyền Trung Cộng rất khoan dung đại lượng với những người Quốc dân Đảng, song vẫn không chủ động liên lạc. Nguyên nhân quan trọng nhất chính là, Tưởng Giới Thạch vẫn chưa tìm được người liên lạc thích hợp.Tào Tụ Nhân đã qua đời từ năm 1972. Đúng thời điểm đó, Mao Trạch Đông đã chủ động phái người tới Đài Loan. Người được Mao phái tới chính là Chương Sĩ Chiêu.
Chương Sĩ Chiêu cũng là một người có mối quan hệ tốt với các lãnh đạo cao cấp của cả hai phía Quốc dân Đảng lẫn Đảng Cộng sản. Tuy nhiên, Chương đã nhiều năm ở đại lục và làm việc, do vậy, không có nhiều liên hệ với Tưởng Giới Thạch.
Dẫu vậy, với uy tín trước đây, khi Chương Sĩ Chiêu tới Đài Loan vẫn nhận được sự đối đãi rất trọng hậu của Tưởng Giới Thạch. Lúc bấy giờ, Chương Sĩ Chiêu đã 92 tuổi, người đang mắc bệnh nặng, tuy nhiên, Chương vẫn nhận sự ủy thác của Mao Trạch Đông và Chu Ân Lai, đồng ý trở thành người liên lạc để nối lại quan hệ giữa Đài Loan và đại lục.
Để bảo đảm an toàn và sức khỏe cho Chương Sĩ Chiêu, Chu Ân Lai khi đó đã phải sắp xếp cả một đoàn vệ sĩ, bác sĩ, y tá, thư ký, đầu bếp, bảo mẫu… đi theo Chương. Tháng 5 năm 1973, Chương Sĩ Chiêu lên máy bay tới Hồng Kông. Tại đây, Chương tìm kiếm lại các mối quan hệ trước đây của mình nhằm nối lại liên lạc với Đài Loan. Sau một thời gian nỗ lực, cuối cùng, Chương Sĩ Chiêu cũng liên lạc được với phía Quốc dân Đảng.
Lúc đó, Chương đã vui vẻ phái con gái của mình là Chương Hàm Chi quay trở lại Bắc Kinh, báo cáo tình hình với Mao Trạch Đông và Chu Ân Lai rằng: Sơ bộ đã có được liên lạc với các bên, nhiều nhất ở lại Hồng Kông trong 3 tháng sẽ hoàn thành nhiệm vụ được giao, quay trở lại Bắc Kinh.
Không ngờ, cô con gái quay về Bắc Kinh chưa được bao lâu, ngày 1 tháng 7, do quá lao lực, Chương Sĩ Chiêu đã qua đời tại Hồng Kông. Chương Sĩ Chiêu đột ngột qua đời, việc liên lạc giữa hai bên Quốc – Cộng lần đó cũng bị dừng lại.
Tuy nhiên, bản thân Tưởng Giới Thạch không vì thế mà từ bỏ nỗ lực liên lạc giữa hai bên. Không tìm được người liên lạc thích hợp, cuối cùng, Tưởng Giới Thạch đã quyết định sử dụng một phương thức đặc biệt để “phát tín hiệu” cho phía Mao Trạch Đông.
Sau Tết Nguyên Đán năm 1975, Tưởng Giới Thạch bí mật tìm tới gặp một “lão thần” Quốc dân Đảng là Trần Lập Phu, sai ông ta bí mật tới Hồng Kông, thông qua các kênh bí mật để truyền đạt ý định của mình rằng: Muốn mời Mao Trạch Đông tới thăm Đài Loan.
Sau khi nhận được tin tức này, Mao Trạch Đông rất vui. Tuy nhiên, khi đó, sức khỏe của Mao Trạch Đông đã không còn được tốt như trước, còn Chu Ân Lai cũng đang mắc bệnh nặng, cả hai người đều không thể tự mình tới thăm Đài Loan theo lời mời của Tưởng được.
Cuối cùng, Mao Trạch Đông đã cho tìm Đặng Tiểu Bình, căn dặn: Cậu có thể thay tôi đi thăm Đài Loan, hai phía có thể nhân cơ hội này, nhanh chóng hiện thực hóa các mối liên hệ. Trần Lập Phu khi biết Mao Trạch Đông dự định phái Đặng Tiểu Bình tới thăm đài Loan cũng rất vui.Để phối hợp sự liên hệ giữa hai bên, Trần Lập Phu còn cho xuất bản bài viết “Nếu như tôi là Mao Trạch Đông”.
Bài viết của Trần có đoạn viết: “Hoan nghênh Mao Trạch Đông hoặc Chu Ân Lai tới thăm Đài Loan để nối lại đàm phán với Tưởng Giới Thạch, tạo phúc cho nhân dân”. Tuy nhiên, trong lúc Trần Lập Phu đang nỗ lực tìm cách nối lại liên hệ với đại lục thì ngày 5 tháng 4 năm 1975, Tưởng Giới Thạch qua đời. Việc nối lại quan hệ giữa Đài Loan và đại lục một lần nữa lại bị đứt đoạn.

Bí mật về lời trăn trối của Mao Trạch Đông

Mao Trạch Đông muốn nói điều gì với Diệp Kiếm Anh lúc lâm chung? Là lời từ biệt hay còn chuyện gì muốn ủy thác cho Diệp Kiếm Anh làm hộ?

Bí mật về lời trăn trối của Mao Trạch Đông
Hóa ra không phải.

Khẩu hiệu kinh điển của lãnh đạo Trung Quốc qua các thời kỳ

(Kiến Thức) - Mỗi nhà lãnh đạo lên nắm quyền của Trung Quốc lại chèo lái đất nước này đi theo những chính sách và khẩu hiệu riêng.

Khẩu hiệu kinh điển của lãnh đạo Trung Quốc qua các thời kỳ
1. "Trăm hoa đua nở, trăm nhà đua tiếng" (Bách hoa tề phóng, bách gia tranh minh) là khẩu hiệu chính trong giai đoạn chuyển tiếp ngắn ở Trung Quốc từ năm 1956-1957 do Mao Trạch Đông đề xuất. Khẩu hiệu này nhằm khuyến khích nhiều quan điểm và giải pháp đề xuất khác nhau để giải quyết các vấn đề bức xúc khi đó, để người dân dám phát biểu, dám phê bình, dám tranh luận. Tuy nhiên, một số người lại cho rằng, đây chỉ là cái bẫy để Mao Trạch Đông phát hiện và loại bỏ những nhân vật bất đồng ra khỏi đảng.

1. "Trăm hoa đua nở, trăm nhà đua tiếng" (Bách hoa tề phóng, bách gia tranh minh) là khẩu hiệu chính trong giai đoạn chuyển tiếp ngắn ở Trung Quốc từ năm 1956-1957 do Mao Trạch Đông đề xuất. Khẩu hiệu này nhằm khuyến khích nhiều quan điểm và giải pháp đề xuất khác nhau để giải quyết các vấn đề bức xúc khi đó, để người dân dám phát biểu, dám phê bình, dám tranh luận. Tuy nhiên, một số người lại cho rằng, đây chỉ là cái bẫy để Mao Trạch Đông phát hiện và loại bỏ những nhân vật bất đồng ra khỏi đảng.

2. "Dám nghĩ dám làm" là một trong những câu khẩu hiệu cốt lõi của phong trào "Đại nhảy vọt" do Mao Trạch Đông khởi xướng, hướng tới những đại hợp tác xã, tạo ra nhiều của cải vật chất cho xã hội trong thời gian ngắn.
2. "Dám nghĩ dám làm" là một trong những câu khẩu hiệu cốt lõi của phong trào "Đại nhảy vọt" do Mao Trạch Đông khởi xướng, hướng tới những đại hợp tác xã, tạo ra nhiều của cải vật chất cho xã hội trong thời gian ngắn.  
Câu khẩu hiệu khuyến khích người dân Trung Hoa mạnh dạn tham gia xây dựng kinh tế, xây dựng đất nước. Tuy nhiên, "Đại nhảy vọt" lại bị xem là "Đại nhảy lùi" khi ngày càng kiến kinh tế Trung Quốc lâm vào trì trệ và khủng hoảng.
Câu khẩu hiệu khuyến khích người dân Trung Hoa mạnh dạn tham gia xây dựng kinh tế, xây dựng đất nước. Tuy nhiên, "Đại nhảy vọt" lại bị xem là "Đại nhảy lùi" khi ngày càng kiến kinh tế Trung Quốc lâm vào trì trệ và khủng hoảng.
3. "Diệt Bốn cái cũ" là một khẩu hiệu đấu tranh trong thời kỳ Cách mạng Văn hóa năm 1968. Bốn điều cần tiêu diệt này là tất cả "tư duy cũ", "văn hóa cũ", "thói quen cũ", “phong tục cũ" với mục đích để thoát khỏi những khuôn mẫu Trung Quốc cũ và tạo ra một nề nếp mới. Chiến dịch này được phát triển và thực hiện bởi Hồng vệ binh. Trong ảnh là Một bức tượng phật Bồ tát Trung Quốc từ thời nhà Đường cũng bị phát hủy trong thời kỳ Cách mạng Văn hóa.

3. "Diệt Bốn cái cũ" là một khẩu hiệu đấu tranh trong thời kỳ Cách mạng Văn hóa năm 1968.  Bốn điều cần tiêu diệt này là tất cả "tư duy cũ", "văn hóa cũ", "thói quen cũ", “phong tục cũ" với mục đích để thoát khỏi những khuôn mẫu Trung Quốc cũ và tạo ra một nề nếp mới. Chiến dịch này được phát triển và thực hiện bởi Hồng vệ binh. Trong ảnh là Một bức tượng phật Bồ tát Trung Quốc từ thời nhà Đường cũng bị phát hủy trong thời kỳ Cách mạng Văn hóa.

4. "Cải cách và mở cửa" được Đặng Tiểu Bình đưa ra sau khi ông lên nắm quyền năm 1978. Đặng Tiểu Bình chính là người phát động một cuộc đại cải cách kinh tế Trung Quốc bằng cách đưa ra chương trình bốn hiện đại hóa và khái niệm về một chủ nghĩa xã hội mang màu sắc Trung Quốc. Trong ảnh là Đặng Tiểu Bình (phải) ngồi cùng với Tổng thống Mỹ Ronald Reagan.
4. "Cải cách và mở cửa" được Đặng Tiểu Bình đưa ra sau khi ông lên nắm quyền năm 1978. Đặng Tiểu Bình chính là người phát động một cuộc đại cải cách kinh tế Trung Quốc bằng cách đưa ra chương trình bốn hiện đại hóa và khái niệm về một chủ nghĩa xã hội mang màu sắc Trung Quốc. Trong ảnh là Đặng Tiểu Bình (phải) ngồi cùng với Tổng thống Mỹ Ronald Reagan.
5. "Đẻ ít con, nuôi nhiều lợn" là câu khẩu hiệu kinh điển của Trung Quốc trong những năm 1979, gắn liền với chính sách một con và kiềm chế sự bùng nổ dân số của Trung Quốc. Điều đáng nói, khẩu hiệu này không hề được chính quyền trung ương đề xuất hay thông qua, nhưng nó lại được các chính quyền địa phương sử dụng rất phổ biến. Thậm chí, nó còn được in lên tường trong phòng làm việc của các quan chức địa phương.
5. "Đẻ ít con, nuôi nhiều lợn"  là câu khẩu hiệu kinh điển của Trung Quốc trong những năm 1979, gắn liền với chính sách một con và kiềm chế sự bùng nổ dân số của Trung Quốc. Điều đáng nói, khẩu hiệu này không hề được chính quyền trung ương đề xuất hay thông qua, nhưng nó lại được các chính quyền địa phương sử dụng rất phổ biến. Thậm chí, nó còn được in lên tường trong phòng làm việc của các quan chức địa phương.
6. "Thuyết 3 đại diện": Vào những năm 2000, các nhà lãnh đạo Trung Quốc, đơn cử là Giang Trạch Dân đã phát triển và hoàn thiện học thuyết của Đặng Tiểu Bình có tên là: "Thuyết 3 đại diện". Nội dung của thuyết này là Đảng Cộng sản Trung Quốc đại diện cho sức sản xuất tiên tiến nhất, cho lợi ích của đại đa số nhân dân Trung Quốc và đại diện cho nền văn hóa Trung Quốc.
6. "Thuyết 3 đại diện": Vào những năm 2000, các nhà lãnh đạo Trung Quốc, đơn cử là Giang Trạch Dân đã phát triển và hoàn thiện học thuyết của Đặng Tiểu Bình có tên là: "Thuyết 3 đại diện".  Nội dung của thuyết này là Đảng Cộng sản Trung Quốc đại diện cho sức sản xuất tiên tiến nhất, cho lợi ích của đại đa số nhân dân Trung Quốc và đại diện cho nền văn hóa Trung Quốc. 
Theo Giang Trạch Dân, sau hơn 20 năm cải cách mở cửa, Trung Quốc có tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân cao nhất thế giới, nhưng Đảng Cộng sản đang đứng trước thử thách mới. Do đó, Đảng Cộng sản Trung Quốc cần có một lý luận mới để duy trì địa vị Đảng cầm quyền của dân tộc phù hợp với bối cảnh thế giới hiện đại.

Theo Giang Trạch Dân, sau hơn 20 năm cải cách mở cửa, Trung Quốc có tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân cao nhất thế giới, nhưng Đảng Cộng sản đang đứng trước thử thách mới. Do đó, Đảng Cộng sản Trung Quốc cần có một lý luận mới để duy trì địa vị Đảng cầm quyền của dân tộc phù hợp với bối cảnh thế giới hiện đại.

7. “Xã hội hài hòa”: Dưới thời chủ tịch Hồ Cẩm Đào, khẩu hiệu đặt ra cho Trung Quốc xây dựng một “xã hội hài hòa” phản ánh sự dân chủ, thượng tôn pháp luật, công bằng, công lý, trung thực, hữu nghị và giàu sức sống. Khẩu hiệu ngắn gọn này của ông Hồ Cẩm Đào đã mở đường cho hàng loạt những chính sách, quy định luật pháp và chương trình cải cách ảnh hưởng mạnh mẽ đến xã hội Trung Quốc.
7. “Xã hội hài hòa”: Dưới thời chủ tịch Hồ Cẩm Đào, khẩu hiệu đặt ra cho Trung Quốc xây dựng một “xã hội hài hòa” phản ánh sự dân chủ, thượng tôn pháp luật, công bằng, công lý, trung thực, hữu nghị và giàu sức sống. Khẩu hiệu ngắn gọn này của ông Hồ Cẩm Đào đã mở đường cho hàng loạt những chính sách, quy định luật pháp và chương trình cải cách ảnh hưởng mạnh mẽ đến xã hội Trung Quốc. 
Thậm chí, năm 2005, ông Hồ Cẩm Đào còn đề nghị đưa khái niệm “xây dựng xã hội hài hòa” vào Hiến pháp Trung Quốc nhưng đến nay, Quốc hội nước này vẫn chưa thông qua.
 Thậm chí, năm 2005, ông Hồ Cẩm Đào còn đề nghị đưa khái niệm “xây dựng xã hội hài hòa” vào Hiến pháp Trung Quốc nhưng đến nay, Quốc hội nước này vẫn chưa thông qua. 
8. "Giấc mơ Trung Hoa": Nếu như Xã hội hài hòa là khẩu hiệu của Hồ Cẩm Đào thì khi ông Tập Cận Bình lên nhậm chức Chủ tịch nước Trung Quốc, "bình rượu" này đã được đổi tên thành "Giấc mơ Trung Hoa" trong công cuộc "phục hưng lại một Trung Quốc vĩ đại".
8. "Giấc mơ Trung Hoa": Nếu như Xã hội hài hòa là khẩu hiệu của Hồ Cẩm Đào thì khi ông Tập Cận Bình lên nhậm chức Chủ tịch nước Trung Quốc, "bình rượu" này đã được đổi tên thành "Giấc mơ Trung Hoa" trong công cuộc "phục hưng lại một Trung Quốc vĩ đại". 
Theo ông Tập,“Giấc mơ Trung Hoa là giấc mơ của cả đất nước cũng như của mỗi người dân” và để thực hiện “Giấc mơ Trung Hoa” thì chúng ta phải làm theo cách của người Trung Quốc – đó là chủ nghĩa xã hội đặc sắc Trung Quốc”. Nhưng nhiều chuyên gia đánh giá, con đường thực hiện giấc mơ này của Chủ tịch Trung Quốc sẽ còn gặp rất nhiều gian nan.
Theo ông Tập,“Giấc mơ Trung Hoa là giấc mơ của cả đất nước cũng như của mỗi người dân” và để thực hiện “Giấc mơ Trung Hoa” thì chúng ta phải làm theo cách của người Trung Quốc – đó là chủ nghĩa xã hội đặc sắc Trung Quốc”. Nhưng nhiều chuyên gia đánh giá, con đường thực hiện giấc mơ này của Chủ tịch Trung Quốc sẽ còn gặp rất nhiều gian nan.

Lời tiên tri đáng kinh ngạc về thế giới 50 năm sau

(Kiến Thức) - Nhà văn Mỹ Isaac Asimov không chỉ nổi tiếng với các phẩm thuộc thể loại khoa học viễn tưởng mà còn đưa ra nhiều lời tiên tri chuẩn xác về thế giới. 

Lời tiên tri đáng kinh ngạc về thế giới 50 năm sau
Vào 50 năm trước, nhà văn Isaac đã dưa ra nhiều dự đoán chính xác và được công bố trên tờ New York Times khi ông tham dự triển lãm thế giới năm 1964.
Vào 50 năm trước, nhà văn Isaac đã dưa ra nhiều dự đoán chính xác và được công bố trên tờ New York Times khi ông tham dự triển lãm thế giới năm 1964.

Đọc nhiều nhất

Bàng hoàng cơ thể dị dạng của Pharaoh nổi tiếng Ai Cập

Bàng hoàng cơ thể dị dạng của Pharaoh nổi tiếng Ai Cập

(Kiến Thức) - Tutankhamun được đánh giá là nhà vua nổi tiếng Ai Cập cổ đại khi lên ngôi từ sớm và cũng chết trẻ. Tuy nhiên, vương triều của Tutankhamun hưng thịnh với nhiều thành tựu nổi bật. Thế nhưng, cơ thể dị dạng của ông hoàng này khiến nhiều người bị sốc.

Tin mới