Loạt dấu hiệu của bệnh thoát vị đĩa đệm

Loạt dấu hiệu của bệnh thoát vị đĩa đệm

Đĩa đệm cột sống có lượng lưu thông máu thấp, do đó không thể tự phục hồi. Dưới đây là những dấu hiệu của bệnh thoát vị đĩa đệm mà bạn cần lưu ý.

Đau lưng dữ dội hơn khi ngồi: Thông thường, đĩa đệm lưng có cấu tạo gồm nhân nhầy, bao quanh là các vòng sợi và dây chằng. Khi lớp sợi bên ngoài bị rách, lớp nhân bên trong bị ép ra ngoài, làm tăng áp lực lên đĩa đệm khi ngồi, gây đau đớn.
Đau lưng dữ dội hơn khi ngồi: Thông thường, đĩa đệm lưng có cấu tạo gồm nhân nhầy, bao quanh là các vòng sợi và dây chằng. Khi lớp sợi bên ngoài bị rách, lớp nhân bên trong bị ép ra ngoài, làm tăng áp lực lên đĩa đệm khi ngồi, gây đau đớn.
Đau dữ dội khi cúi, vươn hoặc xoay người: Khi các đĩa đệm thoái hóa, chúng không còn tác dụng làm lớp đệm mềm giữa các đốt sống. Không có lớp đệm này, độ dẻo dai của cơ thể giảm đi, khiến ta khó cúi, vươn hoặc xoay người.
Đau dữ dội khi cúi, vươn hoặc xoay người: Khi các đĩa đệm thoái hóa, chúng không còn tác dụng làm lớp đệm mềm giữa các đốt sống. Không có lớp đệm này, độ dẻo dai của cơ thể giảm đi, khiến ta khó cúi, vươn hoặc xoay người.
Đau thần kinh hông: Người bị thoát vị đĩa đệm có thể gặp phải cơn đau thần kinh hông chạy dài từ lưng dưới hoặc mông xuống một hoặc cả hai cẳng chân, rồi chạy xuống đến bắp chân hoặc bàn chân.
Đau thần kinh hông: Người bị thoát vị đĩa đệm có thể gặp phải cơn đau thần kinh hông chạy dài từ lưng dưới hoặc mông xuống một hoặc cả hai cẳng chân, rồi chạy xuống đến bắp chân hoặc bàn chân.
Tê hoặc nhói các chi: Các đĩa đệm thoát vị ảnh hưởng đến các dây thần kinh cổ sẽ tạo áp lực lên tủy sống, gây cảm giác nhói, đau hoặc tê ở cánh tay hoặc bàn tay. Người bị đau thần kinh hông có thể bị tê ở cẳng chân.
Tê hoặc nhói các chi: Các đĩa đệm thoát vị ảnh hưởng đến các dây thần kinh cổ sẽ tạo áp lực lên tủy sống, gây cảm giác nhói, đau hoặc tê ở cánh tay hoặc bàn tay. Người bị đau thần kinh hông có thể bị tê ở cẳng chân.
Chuột rút: Đĩa đệm bị thoát vị sẽ giảm khả năng cung cấp lớp đệm mềm giữa các đốt sống, và các đốt sống sẽ dần bị lệch. Điều này ảnh hưởng đến các xương lân cận và có thể gây đau thần kinh hoặc chuột rút cơ. Thoát vị đĩa đệm thường đi kèm với viêm xương khớp.
Chuột rút: Đĩa đệm bị thoát vị sẽ giảm khả năng cung cấp lớp đệm mềm giữa các đốt sống, và các đốt sống sẽ dần bị lệch. Điều này ảnh hưởng đến các xương lân cận và có thể gây đau thần kinh hoặc chuột rút cơ. Thoát vị đĩa đệm thường đi kèm với viêm xương khớp.
Đau cổ hoặc cánh tay: Nếu đĩa đệm bị thoát vị nằm ở khu vực cổ, người bệnh sẽ gặp cơn đau bắt đầu với cảm giác đơ cứng cổ, rồi lan dần ra vai, cánh tay và bàn tay. Khi đĩa đệm cổ mất đi dịch nhầy, chúng sẽ trở nên khô và kém linh hoạt. Các động tác đơn giản như quay đầu cũng có thể gây đau đớn.
Đau cổ hoặc cánh tay: Nếu đĩa đệm bị thoát vị nằm ở khu vực cổ, người bệnh sẽ gặp cơn đau bắt đầu với cảm giác đơ cứng cổ, rồi lan dần ra vai, cánh tay và bàn tay. Khi đĩa đệm cổ mất đi dịch nhầy, chúng sẽ trở nên khô và kém linh hoạt. Các động tác đơn giản như quay đầu cũng có thể gây đau đớn.
Chấn thương: Cơn đau sau chấn thương sẽ dần biến mất ở người bình thường; nhưng đối với người bị thoát vị đĩa đệm, không những cơn đau này kéo dài, mà còn đi kèm với sưng phù và các triệu chứng thoát vị nặng hơn.
Chấn thương: Cơn đau sau chấn thương sẽ dần biến mất ở người bình thường; nhưng đối với người bị thoát vị đĩa đệm, không những cơn đau này kéo dài, mà còn đi kèm với sưng phù và các triệu chứng thoát vị nặng hơn.
Suy yếu cơ ở chân hoặc hông: Thoát vị đĩa đệm có thể gây tổn thương gốc thần kinh, làm suy yếu cơ chân hoặc hông. Các triệu chứng này có thể đi kèm với cơn đau lan rộng hoặc mất cảm giác ở chân.
Suy yếu cơ ở chân hoặc hông: Thoát vị đĩa đệm có thể gây tổn thương gốc thần kinh, làm suy yếu cơ chân hoặc hông. Các triệu chứng này có thể đi kèm với cơn đau lan rộng hoặc mất cảm giác ở chân.
Đau dai dẳng hoặc đau ngắt quãng: Cơn đau do thoát vị đĩa đệm có thể kéo dài vài ngày hoặc vài tháng. Đôi lúc cơn đau có thể âm ỉ, nhưng cũng có lúc trở nên dữ dội. Cổ và lưng dưới là hai khu vực dễ bị ảnh hưởng nhất.
Đau dai dẳng hoặc đau ngắt quãng: Cơn đau do thoát vị đĩa đệm có thể kéo dài vài ngày hoặc vài tháng. Đôi lúc cơn đau có thể âm ỉ, nhưng cũng có lúc trở nên dữ dội. Cổ và lưng dưới là hai khu vực dễ bị ảnh hưởng nhất.
Cột sống không ổn định: Người bị thoát vị đĩa đệm thường có cảm giác cổ hoặc lưng bị rời ra. Đó là do sự mất ổn định cột sống vì thoát vị đĩa đệm. Người bệnh có thể gặp khó khăn khi đứng dậy từ ghế ngồi hoặc khi muốn ngồi thẳng lưng.
Cột sống không ổn định: Người bị thoát vị đĩa đệm thường có cảm giác cổ hoặc lưng bị rời ra. Đó là do sự mất ổn định cột sống vì thoát vị đĩa đệm. Người bệnh có thể gặp khó khăn khi đứng dậy từ ghế ngồi hoặc khi muốn ngồi thẳng lưng.

GALLERY MỚI NHẤT

Mẹo dọn sạch bếp "vừa nhanh vừa sạch" đón Tết

Mẹo dọn sạch bếp "vừa nhanh vừa sạch" đón Tết

Dọn dẹp nhà cửa là công việc quen thuộc của mỗi gia đình khi Tết đến. Nếu lo ngại dùng các loại chất tẩy rửa chứa hóa chất có thể tham khảo công thức làm nước lau bếp từ những nguyên liệu siêu đơn giản.
Dấu hiệu cảnh báo cơ thể thừa chất xơ

Dấu hiệu cảnh báo cơ thể thừa chất xơ

Chất xơ cần thiết cho hệ tiêu hóa và giúp cơ thể để duy trì sức khỏe. Tuy nhiên, không phải bổ sung nhiều chất xơ là tốt, ăn quá nhiều chất xơ cũng dẫn đến tác dụng không mong muốn.